Mẹ bầu bị nấm âm đạo khi mang thai thì cần phải lưu ý những gì?

Bài viết nên đọc:

>> Nấm âm đạo ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

>> Nấm âm đạo hay tái phát – Nỗi lo “đau đáu” của nhiều chị em

Nguyên nhân và triệu chứng của nấm âm đạo khi mang thai

Nhiễm nấm âm đạo khi mang bầu được xem là một tình trạng rất phổ biến ở nhiều mẹ bầu. Bởi trong thời kỳ mang thai cơ thể nữ giới có rất nhiều sự thay đổi, từ ngoại hình cho đến hệ nội tiết. Những thay đổi này ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể khiến các mẹ bầu gặp rất nhiều các vấn đề về sức khỏe, trong đó có nấm âm đạo.

  • Nguyên nhân gây nấm âm đạo khi mang thai

Có 3 nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh lý nấm âm đạo ở chị em mang thai đó là:

+ Do môi trường pH âm đạo thay đổi khi mang thai khiến chị em phụ nữ dễ bị nhiễm nấm âm đạo.

Nguyên nhân gây ra nấm âm đạo khi mang thai

Môi trường pH thay đổi là một yếu tố gây nấm âm đạo khi mang thai

+ Không riêng nấm âm đạo, các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, ngứa âm đạo… các mẹ bầu cũng rất hay gặp bởi lúc này nội tiết trong cơ thể thay đổi kéo theo độ pH ở âm đạo cũng bị thay đổi.

+ Một trong những nguyên nhân gây nấm âm đạo khi mang bầu đó chính là do tình trạng tăng – giảm lượng đường hoặc acid trong cơ thể của mẹ bầu.

  • Triệu chứng của nấm âm đạo khi mang thai

Nấm âm đạo khi mang thai 3 tháng đầu hay nấm âm đạo khi mang thai 3 tháng cuối đều sẽ có những triệu chứng chung điển hình để chị em có thể nhận biết.

+ Dấu hiệu đầu tiên là thai phụ sẽ cảm thấy ngứa vùng kín, âm đạo đau và rát, nóng, có hiện tượng tấy đỏ.

+ Chị em sẽ gặp hiện tượng đi tiểu nhiều lần, thường xuyên, bên ngoài của âm đạo bị sưng, tấy là khi có nguy cơ bị nấm âm đạo.

Bị nấm âm đạo khi mang thai mẹ bầu thường đi tiểu nhiều

Bị nấm âm đạo khi mang thai mẹ bầu thường đi tiểu nhiều

+ Khí hư tiết nhiều có màu trắng như bã đậu, mùi khó chịu.

Theo các chuyên gia thì nấm Candida chính là “thủ phạm đầu sỏ” gây nên nấm âm đạo. Thực tế, bệnh không hề gây nguy hiểm đến tính mạng, không gây tử vong nhưng nếu để bệnh lâu dài thì những triệu chứng sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng như: Viêm màng ối, vỡ màng ối và nguy cơ sinh non cho thai phụ.

Cách điều trị nấm âm đạo khi mang thai

Theo như ý kiến của Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Hoài Đức, nguyên Viện trưởng viện Sức khỏe sinh sản và gia đình cho rằng: Nấm âm đạo ở phụ nữ có thai nếu được phát hiện sớm thì việc điều trị không hề khó khăn, ngược lại khá đơn giản.

Chỉ cần khi có những biểu hiện như ngứa tại vùng kín chị em nên nhanh chóng đến khám tại cơ sở y tế để tìm ra được nguyên nhân. Một khi đã tìm ra được nguyên nhân thì đặt thuốc điều trị chỉ trong khoảng 1 đến 2 tuần theo đúng chỉ định của bác sĩ là có thể khỏi bệnh.

Bác sĩ cũng cho biết thêm, việc đặt thuốc để điều trị nấm âm đạo khi mang thai sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của hai mẹ con, bởi vì thuốc có tác dụng tại chỗ, khi kê đơn bác sĩ cũng đã tìm hiểu thuốc nào phù hợp với thai phụ. Nếu có ảnh hưởng đến sức khỏe hai mẹ con thì đó là do chị em sử dụng thuốc không đúng chỉ dẫn, dùng quá liều lượng.

Nấm âm đạo khi mang thai có thể khỏi nếu điều trị sớm

Nấm âm đạo khi mang thai nếu được phát hiện sớm, điều trị sẽ không hề khó khăn

Lời khuyên cho các mẹ bầu bị nấm âm đạo

Khi bị nấm âm đạo trong thời gian mang thai chị em nên bình tĩnh, không nên quá lo lắng vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Bên cạnh đó, chị em phải thực hiện đúng những lưu ý sau đây:

+ Khi nghi ngờ mắc nấm âm đạo chị em hãy đến cơ sở y tế để kiểm tra ngay. Tuyệt đối không được tự mình mua thuốc về điều trị. Nếu đặt không đúng cách, lạm dụng sẽ khiến cơ thể bị nhờn thuốc, lúc này bệnh có thể sẽ nặng hơn không biết chừng.

+ Vệ sinh “cô bé” sạch sẽ, mặc quần lót đảm bảo đã được phơi khô, sấy khô, không ẩm ướt để phòng tránh nấm âm đạo khi mang thai.

+ Chị em cũng không nên áp dụng những cách xông hơi vùng kín, bởi theo chuyên gia cách này khó mang lại hiệu quả điều trị nấm mà ngược lại có thể làm cho chị em bị mệt do phải ngồi lâu trong thời gian xông hơi.

+ Thai phụ có thể dùng các dung dịch vệ sinh để giúp cân bằng độ pH, tuy nhiên bác sĩ khuyến cáo chị em chỉ nên dùng khi dịch âm đạo tiết nhiều. Và khi vệ sinh phải thực hiện nhẹ nhàng, tránh thụt rửa sâu để không đưa thêm vi khuẩn vào bên trong âm đạo.

Như vậy, trên đây là một số những thông tin và lưu ý cho các mẹ bầu đang mắc nấm âm đạo khi mang thai. Và để đảm bảo an toàn nhất trong thời gian mang thai chị em nên đi khám phụ khoa 3 tháng/lần để có thể tầm soát được sức khỏe mẹ và bé tốt nhất.

Chúc chị em có một thai kỳ khỏe mạnh!

>> Xem Thêm: Chữa nấm âm đạo ở phụ nữ mang thai và những thắc mắc thường gặp

Ngân Thủy (T/h)

ArrayArray

Bình luận

  1. Vi Thang says: Trả lời

    Các mẹ nó ơi, em vừa đi khám xong mà bị nấm, huhu. Đang mang thai thế này mà bị nấm, không biết có ảnh hưởng gì đến em bé nhà mình không nữa?

  2. Anna Nguyen says: Trả lời

    Chữa nấm ở bà mẹ đang mang bầu có khó không ạ? Mình có thể chữa trị như là đối với người bị nấm âm đạo bình thường không hay là phải kiêng khem đủ kiểu ạ??

  3. Nguyen Lan Ngoc says: Trả lời

    Nói là phổ biến chứ em thấy có phải chị em nào mang bầu cũng gặp phải đâu ạ, em nghĩ vẫn là do mình vệ sinh sai cách thôi ạ. Không biết cụ thể nấm âm đạo là do những nguyên nhân cụ thể nào ạ, trả lời giúp em với, xin đừng bơ em.

  4. Phan Mai Linh says: Trả lời

    Em đang mang bầu ở tháng thứ 4, mẹ chồng bắt em kiêng khem đủ cả, em cũng làm theo,nếu ngứa âm đạo cũng chỉ dám đun nước lá trầu không lên để rửa, nhưng chả hiểu sao vẫn bị mẩn đỏ âm đạo và đang rát lắm ạ.

  5. Yen Pham Nguyen says: Trả lời

    Em định tự mua thuốc về đặt để chữa nấm âm đạo có ok không các mẹ, tại thấy cũng nhiều chị tự chữa mà khỏi mà???

  6. Pham Thu Thy says: Trả lời

    Các chị ơi,nếu mình đặt thuốc khi mang thai thì có ảnh hưởng gì đến em bé không ạ???

  7. Huynh Thi Nang says: Trả lời

    Chả biết các mẹ thế nào chứ mình thấy nấm này cũng nguy hiểm mà, đặc biệt là khi mình đang mang thai nữa, sợ lắm chứ. Mất vệ sinh rồi bị nấm chỉ sợ sau sinh rồi khí huyết không lưu thông, bệnh lại càng trầm trọng thêm, nhỡ ảnh hưởng đến việc vệ sinh, viêm nhiễm,rồi biến chứng thì chết.

  8. Huyen baby says: Trả lời

    Hôm trước đến khám thai ở VietMec tiện khám phụ khoa luôn mới biết mình đang bị viêm âm đạo nhẹ, cứ tưởng bị nấm lại phải đặt thuốc, sợ quá. Không nguy hiểm chứ để lâu nấm âm đạo mà không “căng” hả mấy mẹ

  9. Me cu Teo says: Trả lời

    Em có bầu thằng Tèo nhà em tháng thứ 4 rồi mà thế nào vẫn bị nấm, dù đã đặt thuốc bên Duy Tân rồi nhưng không thấy đỡ, sang VietMec bác sĩ bảo em đặt thuốc nhưng chưa biết ở nhà kiêng khem, nên cho mấy tips hay lắm này, các chị tham khảo nhé:

    – Nên dùng quần lót đáy cotton màu trắng, không dùng quần chật bó sát, không dùng băng vệ sinh hàng ngày, khi nào cảm thấy ẩm ướt thì thay quần lót sạch khác

    – Vệ sinh mỗi ngày một lần bằng xà phòng trung tính (xà phòng có độ PH cân bằng). Ở Úc có loại xà phòng cho phụ khoa này, ở VN các mẹ dùng nước rửa có độ PH cân bằng là được. Nhớ rửa 1 lần nhiều lắm là 2 lần một ngày thôi. Vệ sinh kỹ quá cũng phản tác dụng

    – Sau khi qh nhớ đi tiểu sạch, rửa sạch, lau khô rồi mới ngủ, nếu các mẹ cứ để ẩm ướt mà đi ngủ luôn là rất dễ sinh nấm

    – Rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi làm vệ sinh

     

  10. Thuong Baby says: Trả lời

    Em hay có thói quen dùng bang vệ sinh hằng ngày cho đỡ bẩn quần lót ý ạ, không biết có được không, tại em cũng thấy nó quảng cáo là không gây hầm bí mà.

  11. Khanh Thy says: Trả lời

    Chắc do cơ địa em lành nên mấy lần bị viêm âm đạo với nấm em đều dùng thuốc là khỏi, không biết các chị có hay dùng nước muối không chứ em thấy nước muối có độ tẩy rửa vừa đủ mà

  12. Thuy Moon says: Trả lời

    Nấm âm đạo chỉ gặp ở những phụ nữ đã trưởng thành như chị em mình thôi nhỉ? ở trẻ con thig gọi là viêm phải không ạ? Con em độ này nó cứ kêu ngứa âm hộ, vạch ra thấy mẩn mẩn nữa ạ

  13. Suong Mai says: Trả lời

    Mấy chị ơi,mình cũng phải chăm lo đến sức khỏe phụ khoa cho bé gái đấy ạ, đúng là đẻ con gái phức tạp thật. Em có một chị bạn, cứ thấy con gái ngứa, tiểu dắt, buốt, âmđạo sung đỏ, cho đi khám mới biết nó bị vướng đồ chơi trong âm hộ các chị ạ, sợ quá.

  14. yeu con says: Trả lời

    Tuần trước mình có đi khám ở VietMec thì bác sĩ bảo do điều kiện vệ sinh của mình không tốt nên bị nấm âm đạo. Khổ, cày cuốc mấy thửa ruộng như thế, tối mắt tối mũi rồi không có thời gian vệ sinh sạch sẽ, khổ thế các chị ạ

  15. Duong Thi Ngan Anh says: Trả lời

    Muốn xét nghiệm mình có bị nấm không thì phải làm thế nào ạ?

  16. VietMec says: Trả lời

    Chào bạn! Cảm ơn bạn đã quan tâm đến phòng khám Công lập sản phụ khoa VietMec.Nhiễm nấm âm đạo khi mang bầu được xem là một tình trạng rất bình thường. Bởi trong thời kỳ mang thai trong cơ thể có rất nhiều sự thay đổi, từ ngoại hình cho đến hệ nội tiết. Mặc dù vậy, nó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của chị em. Bạn có thể gọi cho số máy trực tuyến hiển thị trên trang để nhận được tư vấn kĩ hơn cho trường hợp của mình nhá.

  17. Fuong Anh Kute says: Trả lời

    Sao các chị chữa bệnh này khó khăn thế ạ, đây là bệnh phổ biến mà.
    Các chị thử dùng cách nhanh gọn này xem có khỏi ngay không nhé… Thực ra bệnh này không bao giờ khỏi hẳn đâu ạ, chỉ khoảng 4 đến 5 tháng là nó lại bị lại thôi, ngoại trừ việc mình giữ được hết sức sạch sẽ.
    1. Đặt Canesten (thuốc này của Bayer – Đức) đúng 01 viên buổi tối.
    2. Uống thuốc chống nấm Sporal (thuốc này của Jansen Thái Lan) – 6 viên chia 3 ngày, mỗi ngày 2 viên, uống sau khi ăn no (người ta chỉ bán theo hộp, 04 viên/ hộp thôi, vì thế các chị cho chồng uống 2 viên còn lại nhé).
    3. Rửa vùng kín bằng dung dịch Betadine, nhớ mua loại nhập khẩu từ đảo Síp, hình như là 40k/ lọ. 
    4. Nên mặc váy nhiều hơn, quần lót thoáng.
    Mất có 3 ngày thôi ạ, và sẽ khỏi đấy ạ

  18. VietMec says: Trả lời

    Có 3 nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh lý nấm âm đạo, ở chị em mang thai đó là:

    + Do môi trường pH âm đạo thay đổi khi mang thai khiến chị em phụ nữ dễ bị nhiễm nấm âm đạo.

    + Không riêng nấm âm đạo, các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, ngứa âm đạo… các mẹ bầu cũng rất hay gặp bởi lúc này nội tiết trong cơ thể thay đổi kéo theo độ pH ở âm đạo cũng bị thay đổi.

    + Một trong những nguyên nhân gây nấm âm đạo khi mang thai đó chính là do tình trạng tăng – giảm lượng đường hoặc acid trong cơ thể của mẹ bầu

  19. Giang Anh Hana says: Trả lời

    Nếu đỏ và rát thì chị khuyên em nên đi đến bác sĩ phụ khoa khám đi,có khi em bị nấm rồi đấy, không coi thường được đâu. Chữa bệnh phụ khoa cho mẹ triệt để thì mới an tâm đón chào bé được em ạ.

  20. Hoa Moc Nhu says: Trả lời

    Đừng em, bệnh thì phải khám chứ? Vì mỗi loại vi khuẩn/nấm có cách điều trị khác nhau. Nếu uống không đúng thuốc sẽ làm bệnh trầm trọng thêm và chữa rất lâu khỏi. Thậm chí còn để lại biến chứng nữa

  21. Mai Anh Vu says: Trả lời

    Không sao đâu em, trước chị cũng sợ là nếu đặt thuốc như thế sợ ảnh hưởng đến con mình, nhưng chị đi khám ở VietMec thì bác sĩ bảo là : việc đặt thuốc khi mang thai không ảnh hưởng đến sức khỏe của hai mẹ con, bởi vì thuốc có tác dụng tại chỗ, khi kê đơn bác sĩ cũng đã tìm hiểu thuốc nào phù hợp với thai phụ. Nếu có ảnh hưởng đến sức khỏe hai mẹ con thì đó là do chị em sử dụng thuốc không đúng chỉ dẫn, dùng quá liều lượng mà thôi em ạ

  22. giang nguyen thi says: Trả lời

    Mẹ nó ơi, đừng bi quan thế, em còn bị nấm trước khi có em bé đây này,2 vợ chồng cũng định kế hoạch nhưng lại chả hiểu sao dính,em đang bầu thằng Tôm mà bị nấm đấy. Xong rồi đến VietMec khám,bác sĩ cho thuốc đặt thế là ok rồi,khỏi luôn, giờ đang ngồi đọc cmt của các mẹ,đợi đến ngày sinh đây này.

  23. Hoa hanh says: Trả lời

    Cũng căng phết đấy chị ạ, nấm chứ có phải gì đâu mà không lo, em cứ 3 tháng đi khám một lần tổng quan cho chắc. Bên VietMec này em thấy khám tổng quan rẻ này, từ A đến Z, nói chung rất ok.

     

  24. Jang Mi says: Trả lời

    Đóng bang vệ sinh thì làm gì có chuyện không  gây hầm bí hả em? Không nên dùng băng vệ sinh hàng ngày liên tục vì ở đó sẽ không thông thoáng, dễ tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn phát triển. Trong những ngày đèn đỏ, nên thay băng ít nhất 6 tiêng/lần vì sau 6 tiếng, vi khuẩn sẽ sinh sôi rất nhanh, bình thường không đến ngày thì không nên dùng em ạ

  25. Hoai Tay says: Trả lời

    Chị thấy nhiều người dùng nước muối,nhiều người lại ưa dùng nước lá trầu không, chắc mỗi người hợp một cái. Em thử đọc thông tin trên đẫyem, dùng gì thì dùng chị ghĩ cũng cần đúng cách để không có tác dụng phụ

    https://benhviemphukhoa.net/giai-dap-bi-nam-am-dao-co-nen-rua-bang-nuoc-muoi-khong-n5228.html

  26. Quang Thi Nhai says: Trả lời

    Nấm cũng có gặp ở trẻ em đó em ơi,hay em để bé tự tắm sớm quá, em đọc thông tin này xem hữu ích lắm, chị mới được mấy chị em bên VietMec chia sẻ
    https://benhviemphukhoa.net/benh-nam-am-dao-o-tre-em-va-nhung-van-de-cac-me-khong-duoc-bo-qua-n5224.html

  27. Nhim con says: Trả lời

    Có trường hợp như thế cơ ạ, sợ quá, em cứ nghĩ chỉ do mất vệ sinh mới bị nấm thôi cơ.

  28. hai yen cherry says: Trả lời

    Thế mẹ nó đỡ hơn chưa, em thấy bên VietMec mát tay lắm mà, mấy chị ở đây đều khen cả, bác sĩ tâm lí lắm.

  29. Duong Ngoc Bao Tram says: Trả lời

    Mình không biết chỗ khác thế nào chứ thường thì bác sĩ sẽ khuyên bạn đi soi tươi cho rõ, nhìn thấy rõ bên trong luôn, mình đi khám ở VietMec bác sĩ soi cho nhìn rõ các vết nấm lắm. Sau đó đặt thuốc thì khỏi hẳn rồi đây này.

     

     

     

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo