Kinh nguyệt có mùi hôi do đâu và cần làm gì để khắc phục tình trạng này?
>> Giải đáp: Đau bụng kinh có nên uống thuốc giảm đau không?
>> Rối loạn kinh nguyệt sau khi quan hệ, nguyên nhân và cách điều trị
Bình thường kinh nguyệt có mùi gì?
Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý báo hiệu sức khỏe và khả năng sinh sản của nữ giới có bình thường hay không. Chính vì vậy khi gặp phải bất kỳ một dấu hiệu nào liên quan đến kinh nguyệt các chị em cũng đều cảm thấy rất lo lắng. Vậy kinh nguyệt bình thường sẽ như thế nào?
Với những phụ nữ có sức khỏe và khả năng sinh sản tốt, kinh nguyệt sẽ ra đều mỗi tháng với chu kỳ kinh khoảng từ 22 – 35 ngày, trong đó có 3 – 5 ngày là thời gian hành kinh. Máu kinh xuất ra có màu đỏ hoặc đỏ thẫm. Lượng máu kinh mỗi kỳ kinh nguyệt nằm trong khoản 40 – 80 ml. Trong máu kinh nguyệt có khoảng 40% là máu kinh, còn lại là máu thường nên kinh nguyệt có mùi tanh của máu, nhưng không tanh nhiều như máu.
Kinh nguyệt bình thường có mùi như thế nào?
Chính vì vậy khi kinh nguyệt có mùi hôi và có thể kèm theo những dấu hiệu bất thường về màu sắc như màu nâu, màu đen… chính là lúc cho thấy cơ thể bạn có thể không khỏe mạnh như bạn nghĩ. Để xử trí đúng cách khi gặp phải tình trạng máu kinh nguyệt có mùi hôi bạn cần khắc phục dựa vào những nguyên nhân gây ra nó.
Vậy, tại sao kinh nguyệt có mùi hôi?
– Kinh nguyệt mùi hôi do mắc các bệnh lý khác
Đối với những phụ nữ bình thường, họ vẫn có thể gặp phải tình trạng máu kinh có màu nâu hoặc đen vào thời điểm gần cuối kỳ kinh do máu bị oxi hóa. Tuy nhiên khi kinh nguyệt có mùi hôi đi kèm với những biểu hiện bất thường về màu sắc và lượng máu kinh mà không phải vào thời điểm những ngày hành kinh gần cuối thì rất có thể bạn đang mắc một bệnh lý phụ khoa khác:
+ Bệnh lậu
Đây là căn bệnh lây truyền qua đường tình dục và khiến cho kinh nguyệt màu đen và có mùi hôi. Không chỉ vậy, căn bệnh này còn có thể làm cho nữ giới gặp phải tình trạng nhiễm trùng âm đạo. Vì vậy khi bị nhiễm khuẩn lậu, vùng kín của nữ giới thường tiết nhiều dịch. Đồng thời khí hư sinh lý thường chuyển từ màu trong suốt sang màu vàng hoặc xanh vàng. Cũng có những lúc người bệnh cảm thấy đau bụng dưới dữ dội.
+ Viêm âm đạo do trùng roi
Căn bệnh này xảy ra do sự tấn công của trùng roi Trichomonas vaginalis, một loại ký sinh trùng đơn bào gây viêm đường sinh dục phổ biến ở nữ giới. Khi bị bệnh, phụ nữ thường gặp phải những biểu hiện như khí hư ra nhiều dạng mủ màu vàng hoặc hơi xanh, khí hư nặng mùi, âm hộ và âm đạo bị ngứa ngáy, vùng kín bị sưng tấy…
Kinh nguyệt có mùi hôi vì bị viêm âm đạo do trùng roi
Vào cuối thời kỳ sinh dục, phụ nữ thường gặp phải tình trạng kinh nguyệt màu đen có mùi hôi kèm theo hiện tượng đau rát khi đi tiểu.
+ Nhiễm trùng âm đạo
Đây là căn bệnh gây ra tình trạng vùng kín thường hay bốc mùi, ngứa ngáy, nóng rát, dịch tiết âm đạo ra nhiều, khi hư có màu xanh nâu… Mùi hôi của vùng kín càng trầm trọng hơn khi đến ngày “đèn đỏ” của nữ giới.
Vùng kín đã bị hôi sẵn do nhiễm khuẩn nên khi máu kinh xuất ra cũng sẽ bị nhiễm khuẩn và đổi màu. Chính vì vậy, khi mắc phải bệnh này, phụ nữ dễ gặp phải tình trạng kinh nguyệt màu đen có mùi hôi.
+ Viêm vùng chậu hoặc ung thư cổ tử cung
Viêm tại những bộ phận trong vùng chậu như buồng trứng, vòi trứng, tử cung, hoặc bị ung thư cổ tử cung cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng kinh nguyệt màu nâu có mùi hôi. Cũng có nhiều trường hợp kinh nguyệt chuyển sang màu đen và có mùi khó chịu.
Đối với các loại viêm ở vùng chậu, phụ nữ có thể gặp phải nhiều dấu hiệu khác như sốt, đau bụng dưới, rát khi đi tiểu, khí hư ra nhiều và bốc mùi. Nhờ đó, khi mắc bệnh này chị em có thể nhận biết sớm.
Còn đối với ung thư cổ tử cung, vào giai đoạn đầu của bệnh, phụ nữ thường không nhận thấy nhiều biểu hiện lạ mà chỉ thấy kinh nguyệt có những bất thường về màu sắc và mùi. Nhưng ung thư cổ tử cung lại là căn bệnh rất nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao. Do vậy chị em cần đi khám phụ khoa thường xuyên để tầm soát nguy cơ mắc căn bệnh này.
+ Lạc nội mạc tử cung
Căn bệnh này cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng kinh nguyệt đen có mùi hôi. Nguyên nhân là vì máu kinh bị lạc vào những bộ phận khác và tồn đọng trong cơ thể trước khi ra ngoài nên bị oxy hóa và chuyển từ đỏ thẫm sang màu đen. Vì máu kinh tồn tại lâu trong tử cung nên có thể khi chúng ra ngoài chị em sẽ gặp trường hợp kinh nguyệt ra ít và có mùi hôi và thậm chí là kinh nguyệt có mùi thối.
Kinh nguyệt có mùi hôi do lạc nội mạc tử cung
+ Buồng trứng đa nang
Đây là một dạng rối loạn nội tiết thường gặp ở nữ giới. Hội chứng này biểu hiện ra bằng những nang nhỏ phát triển ở cả hai buồng trứng, chu kỳ kinh nguyệt không đều, kinh thường bị thưa.
Khi mắc phải hội chứng này, một lượng máu kinh sẽ bị giữ lại bên trong buồng tử cung một thời gian trước khi xuất ra ngoài nên kinh nguyệt có màu nâu và có mùi hôi hoặc kinh nguyệt có mùi khắm.
– Kinh nguyệt có mùi hôi không do các bệnh lý khác
Ngoài những nguyên nhân bệnh lý trên, kinh nguyệt có mùi hôi còn xuất phát từ những nguyên nhân sau:
+ Vệ sinh vùng kín kém sạch sẽ
Không vệ sinh vùng kín thường xuyên hoặc vệ sinh không đúng cách, nhất là vào những ngày kinh nguyệt, chị em phụ nữ có thể gặp phải tình trạng kinh nguyệt có mùi hôi. Nguyên nhân là bởi, khi đến tháng, ít vệ sinh vùng kín và không thay băng vệ sinh thường xuyên, lượng máu kinh xuất ra ngoài bị chết hoặc vi khuẩn tấn công sẽ khiến mùi hôi cực khó chịu.
Đồng thời việc vệ sinh vùng kín không tốt cũng là tiền đề khiến bạn dễ gặp phải những căn bệnh viêm nhiễm phụ khoa hơn. Đây cũng là nguyên nhân làm kéo dài tình trạng kinh nguyệt có mùi hôi.
Ngoài nguyên nhân trên, theo các chuyên gia y học, cơ thể bị suy nhược, mệt mỏi, rối loạn nội tiết tố cũng gián tiếp dẫn đến kinh nguyệt mùi hôi, tanh khó chịu.
Kinh nguyệt có mùi hôi có gây ảnh hưởng gì không?
Kinh nguyệt mùi hôi không phải là bệnh lý nhưng nó cũng gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến phụ nữ, cụ thể là:
– Ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt
Ảnh hưởng đầu tiên mà nữ giới có thể phải gặp khi mắc tình trạng kinh nguyệt có mùi hôi là bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt. Phụ nữ mắc phải tình trạng này sẽ dễ cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp với những người xung quanh vì sợ người khác ngửi thấy mùi từ kinh nguyệt của mình. Do đó những chị em này thường gặp phải những rắc rối hoặc không đạt được hiệu quả tích cực trong công việc và trong các mối quan hệ xã hội.
– Ảnh hưởng đến sức khỏe và vô sinh:
Ảnh hưởng đến sức khỏe là nguy cơ nữ giới chắc chắn sẽ gặp phải nếu tình trạng kinh nguyệt có mùi hôi là do nguyên nhân bệnh lý. Nhất là khi phụ nữ mắc phải những căn bệnh như viêm vùng chậu, ung thư cổ tử cung, buồng trứng đa nang… mà không điều trị sớm thì nguy cơ vô sinh hiếm muộn, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng rất dễ xảy ra.
Kinh nguyệt có mùi hôi có thể cảnh báo nguy cơ bị vô sinh, hiếm muộn
– Viêm nhiễm phụ khoa
Theo như phần nguyên nhân gây ra tình trạng khí hư có mùi hôi đã đề cập ở trên, tình trạng này có thể bắt nguồn từ những viêm nhiễm phụ khoa. Do vậy nếu không sớm điều trị, các tác nhân gây bệnh có thể ngược dòng lên các bộ phận sinh sản khác của nữ giới như vòi trứng, buồng trứng gây ra viêm nhiễm. Do vậy, khả năng sinh sản của nữ giới sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Cần làm gì để khắc phục tình trạng kinh nguyệt có mùi hôi?
Kinh nguyệt có mùi hôi không phải là bệnh lý phụ khoa, tuy nhiên nó cũng gây ra nhiều phiền toái và phản ảnh những nguy hiểm mà nữ giới có thể mắc phải. Vì vậy phòng tránh hiện tượng này cũng là điều chị em phụ nữ nên quan tâm. Để phòng tránh tình trạng này, các chị em có thể thực hiện những gợi ý sau:
– Vệ sinh vùng kín
Điều đầu tiên chị em phụ nữ cần thực hiện tốt đó là vệ sinh vùng kín. Vệ sinh vùng kín thường xuyên và đúng cách sẽ giúp bạn tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Nhờ đó khi kinh nguyệt xuất ra ngoài sẽ không bị nhiễm khuẩn gây hôi và biến đổi sắc màu.
Để vệ sinh vùng kín đúng cách bạn cần lưu ý một số điểm sau:
+ Luôn ghi nhớ nguyên tắc giữ vùng kín khô ráo và thoáng khí. Nguyên tắc này sẽ giúp bạn phá vỡ môi trường thuận lợi mà vi khuẩn, nấm, trùng roi… có thể phát triển.
Để làm được điều này bạn có thể sử dụng những loại quần lót làm từ chất liệu cotton, mềm và dễ thấm hút. Lau khô vùng kín sau khi làm vệ sinh. Thay băng vệ sinh khoảng 4 tiếng một lần khi đến ngày kinh. Không nên mang băng vệ sinh mỗi ngày để hạn chế vùng kín bị bí bách.
+ Không nên lạm dụng dung dịch vệ sinh có tính sát khuẩn cao và có mùi hương.
+ Khi vệ sinh vùng kín nên vệ sinh theo chiều từ trước ra sau và tuyệt đối không thụt rửa âm đạo.
– Xây dựng lối sống lành mạnh
Chị em phụ nữ cũng nên thường xuyên tập thể dục, ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý, không thức quá khuya và luôn duy trì một trạng thái tinh thần tốt. Nếu làm được như vậy, nội tiết tố nữ sẽ được cân bằng, giúp tránh tình trạng rối loạn kinh nguyệt và kinh nguyệt có mùi hôi.
Sống lành mạnh giúp khắc phục tình trạng kinh nguyệt có mùi hôi
– Đi khám phụ khoa
Khi gặp phải tình trạng khí hư có mùi hôi, có nhiều biến đổi bất thường về màu sắc, lượng máu và kèm theo những dấu hiệu khác như đau bụng dưới, vùng kín sưng tấy, tiểu buốt… chị em nên đi khám phụ khoa sớm để xác định nguyên nhân và xem có cần điều trị hay không.
Đối với những chị em không găp phải tình trạng này, đi khám phụ khoa định kỳ cũng là cách tốt giúp chị em tầm soát những nguy cơ bệnh lý khác. Nhờ đó chị em có thể bảo vệ sức khỏe sinh sản của mình tốt hơn.
Trên đây là những thông tin về hiện tượng kinh nguyệt có mùi hôi. Mong rằng những thông tin này đã giúp chị em hiểu rõ về tình trạng này và biết cách xử trí khoa học hơn khi không may bị mắc phải.
Xem thêm: Rối loạn kinh nguyệt có thai được không theo ý kiến chuyên gia
Tuyết Trinh (t/h)
ArrayArray
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!