Đừng “lơ là” nếu mất kinh nguyệt 6 tháng – Những nguy cơ chị em có thể gặp
Bài nên đọc:
>> Kinh nguyệt ra ít có thai không? Giải đáp thắc mắc của nhiều chị em
>> Kinh nguyệt ra nhiều phải làm sao? Giải đáp nỗi lo của nhiều chị em
Mất kinh nguyệt 6 tháng hoặc mất kinh nguyệt vài tháng là vấn đề không ít chị em phụ nữ gặp phải. Vậy tình trạng này có nguy hiểm không và chị em cần làm gì để kinh trở lại bình thường?
Mất kinh nguyệt 6 tháng có nguy hiểm không?
Kinh nguyệt bình thường là dấu hiệu cho thấy sức khỏe và khả năng sinh sản của phụ nữ có tốt hay không. Thông thường kinh nguyệt xuất hiện hàng tháng và chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 21 – 35 ngày. Nhưng không phải ai cũng có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn. Vậy 6 tháng không có kinh nguyệt có nguy hiểm không?
Nguyên nhân mất kinh nguyệt 6 tháng
Muốn biết không có kinh nguyệt 6 tháng có sao không? thì cần dựa vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này nhưng có thể xếp chúng thành hai nhóm: nguyên nhân tâm sinh lý và nguyên nhân bệnh lý. Cụ thể là:
– Nguyên nhân tâm sinh lý
+ Rối loạn nội tiết: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến nữ giới bị chậm kinh hoặc mất kinh. Nguyên nhân là các hormone nữ như LH, FSH, estrogen đều có ảnh hưởng đến quá trình làm trứng rụng. Do đó những phụ nữ ở giai đoạn dậy thì hoặc tiền mãn kinh rất có khả năng bị mất kinh 6 tháng.
Mất kinh nguyệt 6 tháng do rối loạn nội tiết
+ Mang thai
Khi mang thai phụ nữ sẽ không có kinh vì vậy không có kinh hơn 6 tháng là chuyện không đáng lo ngại.
+ Stress lâu dài
Stress là nguyên nhân thúc đẩy vùng dưới đồi trong não sản sinh ra hormone adrenocorticotropic. Hormone này sẽ kích thích tuyến thượng thận tạo ra hormone căng thẳng cortisol. Khi đó cortisol sẽ tác động đến tuyến yên khiến tuyến yên phải xử lý căng thẳng của cơ thể. Do vậy quá trình rụng trứng không diễn ra hoặc diễn ra muộn. Kết quả là phụ nữ có thể bị kinh nguyệt 2 – 3 tháng 1 lần hoặc trễ kinh lâu hơn.
+ Thừa hoặc thiếu cân
Khoa học đã chứng minh, các tế bào chất béo trong cơ thể có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất estrogen. Mà estrogen lại có tác động không nhỏ đến quá trình làm trứng chín và chuẩn bị tổ cho trứng. Vì vậy nếu thiếu các tế bào chất béo, trứng có thể không rụng. Do đó phụ nữ dễ bị mất kinh 6 tháng hoặc chậm kinh lâu hơn.
Trong khi đó, thừa cân sẽ làm sản sinh quá nhiều estrogen. Khi lượng hormone này quá nhiều, cơ thể sẽ kiểm soát vấn đề sinh nở. Chính vì vậy, phụ nữ thừa chất béo thường không có trứng rụng mỗi tháng. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất kinh thường xuyên, mất kinh 6 tháng hoặc mất kinh hoàn toàn.
+ Cho con bú
Hoạt động cho con bú sẽ làm tăng lượng prolactin (hormone kích thích sản xuất sữa) trong cơ thể nữ giới. Sự tăng cao của hormone này sẽ làm giảm lượng estrogen và kìm hãm sự rụng trứng.
– Nguyên nhân bệnh lý
Không có kinh nguyệt 6 tháng hoặc thậm chí 7 tháng không có kinh nguyệt là những vấn đề thường xuất phát từ các nguyên nhân bệnh lý. Cụ thể là:
+ Buồng trứng đa nang
Đây là tình trạng phụ nữ bị rối loạn nội tiết. Do đó có nhiều nang trứng cùng phát triển nhưng lại không có trứng nào chín và rụng. Tình trạng này kéo dài khiến phụ nữ bị mất kinh nguyệt 6 tháng hoặc hơn 6 tháng.
Buồng trứng đa nang cũng là nguyên nhân dẫn đến mất kinh nguyệt 6 tháng
+ U nang buồng trứng
U nang buồng trứng là tình trạng xuất hiện khối u dạng bọc ở buồng trứng. Khi những u nang này phát triển sẽ gây ra những rắc rối như kinh nguyệt không đều, kinh thưa. Tình trạng này nếu để lâu có thể dẫn tới tắc kinh, mất kinh. Ngoài ra căn bệnh này còn khiến phụ nữ bị đau bụng dưới âm ỉ, bụng to hơn, tiểu khó, tiểu rắt…
+ Mắc bệnh viêm nhiễm ở tử cung:
Mất kinh 6 tháng thường xuất phát từ các bệnh lý viêm nhiễm ở tử cung như viêm lộ tuyến cổ tử cung, polyp tử cung…
Bên cạnh triệu chứng liên quan đến rối loạn kinh nguyệt, chị em gặp phải những căn bệnh này còn có thể nhận thấy các biểu hiện khác như khí hư ra nhiều, đau rát khi quan hệ tình dục, đau vùng bụng dưới, xuất huyết âm đạo bất thường…
+ Tắc ống dẫn trứng
Vòi trứng bị chít tắc do các bộ phận khác và những khối u chèn ép, do các căn bệnh viêm nhiễm phụ khoa gây ra có thể khiến kinh nguyệt bị mất trong thời gian dài.
Tình trạng tắc ống dẫn trứng nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến nguy cơ bị thai ngoài tử cung hoặc vô sinh – hiếm muộn.
+ Teo buồng trứng
Teo buồng trứng bẩm sinh là một trong những nguyên nhân dẫn đến mất kinh nguyệt 6 tháng hoặc hơn 6 tháng.
+ Suy giảm chức năng tuyến giáp
Rối loạn chức năng tuyến giáp sẽ làm thay đổi quá trình sản xuất hormone Prolactin. Do vậy làm ảnh hưởng đến vùng dưới đồi và gây mất kinh hoặc rối loạn kinh nguyệt.
Tuyến giáp hoạt động không bình thường dẫn đến mất kinh nguyệt 6 tháng
+ Tuyến yên có vấn đề
Tuyến yên không hoạt động bình thường sẽ làm mất cân bằng hormone nữ và gây ra tình trạng trễ kinh hoặc mất kinh. Bên cạnh đó, tình trạng này còn có thể khiến phụ nữ bị mệt mỏi, cơ bụng co cứng, sụt cân, hạ huyết áp, tim đập chậm…
Nếu xuất hiện các u ở tuyến yên, chúng có thể thúc đẩy tuyến yên sản xuất nhiều prolactin. Mức độ prolactin cao trong máu sẽ làm giảm lượng estrogen. Do vậy làm mất kinh nguyệt ở nữ giới.
Tình trạng này không điều trị sớm, phụ nữ có thể bị vô sinh vĩnh viễn.
Như vậy có thể thấy rằng, mất kinh 6 tháng là tình trạng không thể chủ quan được. Hiện tượng này là biểu hiện của nhiều căn bệnh nguy hiểm. Nếu không sớm khắc phục tình trạng này và điều trị tận gốc những căn bệnh đó thì khả năng sinh sản của phụ nữ sẽ bị suy giảm, thậm chí là vô sinh.
Vậy mất kinh nguyệt 6 tháng phải làm sao?
Dựa trên các nguyên nhân gây ra tình trạng không có kinh nguyệt 6 tháng, người bệnh có thể khắc phục tình trạng này như sau:
– Nếu mất kinh nguyệt 6 tháng do ảnh hưởng của vùng dưới đồi thì phụ nữ cần thay đổi lối sống sinh hoạt, chế độ ăn uống. Nên ăn đủ chất, ăn nhiều rau xanh và hạn chế dùng đồ ăn nhiều dầu mỡ, nhiều muối hoặc có caffeine và chất kích thích…
– Đi khám phụ khoa để sớm để xác định nguyên nhân mất kinh và điều trị những căn bệnh gây ra tình trạng mất kinh nguyệt 6 tháng. Với những tình trạng: 3 tháng chưa có kinh nguyệt, mất kinh nguyệt 4 tháng, mất kinh nguyệt 5 tháng… thì chị em cũng cần sớm đi khám phụ khoa để xác định nguyên nhân và tầm soát nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa nguy hiểm khác.
Một số trường hợp “mất tích” kinh nguyệt chị em hay gặp
Kinh nguyệt thường xuất hiện đều mỗi tháng ở phụ nữ có sức khỏe tốt. Tuy nhiên không phải ai cũng có vòng kinh đều đặn. Theo thuật ngữ y học, tình trạng 2 tháng có kinh nguyệt 1 lần được gọi là tính nguyệt, kinh nguyệt 3 tháng 1 lần gọi là cự nguyệt, 1 năm một lần gọi là tỵ niên… Những trường hợp kinh nguyệt thưa do cơ địa thì chị em không cần lo lắng.
Tuy nhiên nếu kinh nguyệt đang bình thường mà đột nhiên kinh nguyệt biến đổi thì chị em không nên chủ quan. Một số trường hợp rối loạn kinh nguyệt thường gặp là:
Mất kinh ngyệt từ 3 tháng đến 6 tháng
Tương tự tình trạng mất kinh nguyệt 6 tháng đã gải thích ở phần trên, các trường hợp 3 tháng không có kinh nguyệt, 4 tháng chưa có kinh nguyệt, 5 tháng không có kinh nguyệt, kinh nguyệt 6 tháng 1 lần đều là những tình trạng khá nguy hiểm. Nó cảnh báo cơ thể có nguy cơ đang mắc phải một số bệnh phụ khoa.
2 tháng chưa có kinh nguyệt
2 tháng không thấy kinh nguyệt là hiện tượng nhiều chị em bị rối loạn kinh nguyệt thường gặp phải. Khi bị 2 tháng không ra kinh nguyệt chị em cần chú ý theo dõi và suy xét xem nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì. Đồng thời bạn cần chú ý xem kinh nguyệt của mình xuất hiện sau hai tháng không. Nếu gặp phải tình trạng kinh nguyệt 2 tháng 1 lần kéo dài sau đó hoặc không có kinh nguyệt thì bạn nên đến gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.
Kinh nguyệt 1 tháng 2 lần có sao không?
Kinh nguyệt 2 lần trong 1 tháng là tình trạng kỳ lạ và khiến nhiều chị em băn khoăn: 1 tháng có kinh nguyệt 2 lần có sao không? Thực tế tình trạng này liên quan đến một số căn bệnh nguy hiểm cụ thể là:
Kinh nguyệt 1 tháng 2 lần có sao không?
+ Hội chứng buồng trứng đa nang: Tình trạng nhiều nang trứng cùng phát triển nhưng không có trứng rụng là nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt không đều và điển hình là xuất huyết giữa chu kỳ kinh. Chính vì vậy phụ nữ mắc phải hội chứng này thường tưởng rằng mình bị kinh nguyệt 2 lần 1 tháng.
+ U xơ tử cung: Đây là căn bệnh điển hình gây ra hiện tượng kinh nguyệt 2 lần trong tháng, thậm chí là 1 tháng bị kinh nguyệt 3 lần. Nguyên nhân là vì những khối u lớn lên thường gây chảy máu bất thường tại tử cung.
+ Viêm nhiễm phụ khoa: Những căn bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, bệnh lây truyền qua đường tình dục… là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh nguyệt hai lần trong một tháng.
Ngoài ra 2 lần kinh nguyệt trong 1 tháng cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân tâm lý. Những ảnh hưởng về tâm lý có thể làm tác động đến quá trình phóng noãn. Nếu hệ thần kinh bị áp lực, buồng trứng có thể bị ảnh hưởng và dễ rụng trứng 2 lần trong tháng.
Như vậy, dù là kinh nguyệt xuất hiện 2 lần trong 1 tháng, 2 tháng mới có kinh nguyệt, 2 tháng không có kinh nguyệt hay nhiều hơn 2 tháng không có kinh nguyệt thì các tình trạng này đều cảnh báo phụ nữ đang có nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm hoặc cơ thể đang trong thể trạng không tốt.
Vì vậy khi bị mất kinh nguyệt 6 tháng trở lên hoặc ít hơn 6 tháng thì chị em cần quan tâm, theo dõi sát sao và chủ động đi khám phụ khoa để điều trị và sớm đưa kinh nguyệt trở lại bình thường. Nếu để bị mất kinh trong thời gian dài, phụ nữ dễ có nguy cơ bị vô sinh, hiếm muộn.
Xem thêm: Kinh nguyệt không đều nên ăn gì để điều hòa kinh nguyệt
Tuyết Trinh (t/h)
ArrayArray
6 THÁNG K CÓ KINH MONG BÁC SĨ CHỈ BẢO GIÚP EM VỚI E ĐANG LÀ HỌC SINH NĂM NAY 16 TUỔI ĐI KHÁM NHIỀU NƠI K CÓ KẾT QUẢ GÌ