Rối loạn kinh nguyệt là gì: Nguyên nhân và cách điều trị

Bài nên đọc:

>> Rối loạn kinh nguyệt sau khi quan hệ: Nguyên nhân và cách điều trị

>> 8 cách chữa rối loạn sau sinh cực đơn giản và hiệu quả

Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Theo kiến thức y học hiện đại, kinh nguyệt là hiện tượng xuất hiện máu chảy từ tử cung thoát ra ngoài do bong niêm mạc tử cung dưới ảnh hưởng của hiện tượng giảm đột ngột nội tiết tố nữ estrogen và progesterone trong cơ thể.

Bình thường, kinh nguyệt ở phụ nữ sẽ xảy ra theo chu kỳ hàng tháng, được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh tháng này cho đến ngày đầu tiên của chu kỳ kinh tháng tiếp theo. Nếu bình thường chu kỳ kinh nguyệt của nữ kéo dài 21 đến 35 ngày, trung bình là 28 ngày. Số ngày hành kinh sẽ nằm trong khoảng từ 3 – 5 ngày, thậm chí có thể là 7 ngày. Lượng máu kinh mất đi trong mỗi chu kỳ là khoảng 50 – 150ml.

Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Theo đó, tất cả những dấu hiệu của chu kỳ kinh không theo quỹ đạo trên được coi là rối loạn kinh nguyệt. Cụ thể, rối loạn kinh nguyệt được hiểu một cách đơn giản là hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ diễn biến không ổn định như: Chậm kinh, mất kinh, kinh đến sớm, rong kinh, thiểu kinh, kinh mau…

Dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt

Kinh nguyệt được coi là một phần phản ánh rõ nét sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Vậy rối loạn kinh nguyệt có biểu hiện gì? Phần dưới đây sẽ trình bày cụ thể những triệu chứng của rối loạn kinh nguyệt:

  • Chu kỳ kinh quá ngắn hoặc quá dài: Rối loạn kinh nguyệt là gì? Rối loạn kinh nguyệt được biểu hiện ra bằng sự biến đổi của ngày kinh trong một chu kỳ. Chu kỳ kinh nguyệt ít hơn 21 ngày gọi là chu kỳ kinh ngắn, số ngày có hành kinh kéo dài từ 7 ngày trở lên gọi là kỳ kinh kéo dài. Ngược lại, chu kỳ kinh nguyệt trong khoảng từ 36 ngày đến 6 tháng thì gọi là kinh nguyệt thưa. Thời gian bị kinh ít hơn 4 ngày.

Rối loạn kinh nguyệt là gì? - Hiện tượng chị em thường gặp

Rối loạn kinh nguyệt là gì? – Hiện tượng chị em thường gặp

  • Loạn kinh nguyệt: Chu kỳ kinh không ổn định, không có tính quy luật, thời gian giữa hai kỳ kinh có thể kéo dài vài tháng mà cùng có thể là dăm ngày. Theo đó chị em có thể bị rối loạn kinh nguyệt 1 tháng có 2 lần, rối loạn kinh nguyệt 2 tháng, rối loạn kinh nguyệt 3 tháng mới có một lần…
  • Xuất huyết giữa kỳ kinh: Chị em thấy hiện tượng xuất huyết kéo dài vài ngày trong thời gian giãn cách giữa hai chu kỳ kinh, tuy nhiên lượng máu ra ít, không nhiều.
  • Rối loạn kinh nguyệt là gì? – Vô kinh: Kinh nguyệt ngừng từ 6 tháng trở lên
  • Thống kinh: Trong thời gian hành kinh, bụng dưới đau dữ dội, thậm chí nhiều trường hợp phải tiêm thuốc giảm đau.
  • Rối loạn kinh nguyệt ra máu đen: Thông thường, trong những ngày cuối cùng có kinh trong chu kỳ, lượng máu ra ít và có thể có màu nâu đen. Đây là lượng máu ở bên trong tử cung bị tống ra ngoài muộn nên mới có màu sắc như vậy. Tuy nhiên, máu đen xuất hiện trong toàn bộ những ngày có kinh cũng là biểu hiện rối loạn kinh nguyệt.

Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt

Không chỉ băn khoăn rối loạn kinh nguyệt là gì mà nhiều chị em cũng chưa biết tại sao rối loạn kinh nguyệt? Có rất nhiều lý do khiến kinh nguyệt của chị em rối loạn và không theo chu kỳ.

Stress kéo dài

Công việc áp lực, ốm đau dài ngày, những vấn đề trong gia đình, làm việc quá sức, thức đêm, mất ngủ, sử dụng chất kích thích… khiến bạn bị stress. Điều này sẽ khiến tuyến thượng thận tiết ra hormone cortisol, một hormone ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản sinh các hormone estrogen, progesterone. Do vậy chu kỳ kinh nguyệt bị ảnh hưởng và biểu hiện ra bằng các tình trạng như trễ kinh, kinh mau hay kinh thưa…

Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì

Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt là gì?

Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì do đâu?

Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt là gì đối với những bạn nữ mới lớn? Tuổi dậy thì là khoảng thời gian lượng nội tiết trong cơ thể và buồng trứng hoạt động chưa ổn định. Do vậy, nhiều bạn gái sẽ gặp hiện tượng rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt thất thường, kinh thưa, kinh mau, thậm chí là vô kinh.

Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh

Khi bước sang thời kỳ tiền mãn kinh, nội tiết tố của người phụ nữ sẽ không thể ở trạng thái ổn định. Khi nội tiết tố rối loạn sẽ là một trong những yếu tố gây ra rối loạn kinh nguyệt.

Cụ thể, ở giai đoạn tiền mãn kinh, estrogen sẽ được sản xuất ít hơn khiến cơ thể phụ nữ có nhiều sự thay đổi, trong đó có hiện tượng rối loạn kinh nguyệt. Hiện tượng này xuất hiện phổ biến ở giai đoạn tiền mãn kinh, thậm chí có thể kéo dài trong suốt thời kỳ này. Vì vậy đây chính là giải đáp cho những phụ nữ lớn tuổi đang không biết nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt là gì?

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh, rối loạn kinh nguyệt khi cho con bú

Sau sinh, nội tiết tố của sản phụ cũng chưa được ổn định. Mặt khác, sau sinh thể chất chị em rất yếu, tâm lý lo lắng, stress trong quá trình chăm con… nên chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn.

Thông thường từ 3 – 8 tháng sau sinh, kinh nguyệt sẽ xuất hiện trở lại, kỳ kinh sẽ trở lại ổn định như trước khi có con, tuy nhiên cũng có những phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt tới vài năm sau sinh.

Nhiều phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ cũng sẽ gặp lại chu kỳ kinh đều đặn lâu hơn so với những phụ nữ nuôi con bằng sữa ngoài. Nguyên nhân là vì hormone tiết sữa gia tăng sẽ làm nội tiết tố nữ không ổn định. Rất ít trường hợp sau khi cai sữa xong bị rối loạn kinh nguyệt, nên các mẹ không cần quá lo lắng khi thấy lâu có kinh sau khi sinh.

Rối loạn kinh nguyệt sau sảy thai, rối loạn kinh nguyệt sau phá thai

Nhiều phụ nữ sau khi sảy thai hoặc phá thai thấy kinh nguyệt thát thường nhưng không biết nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt là gì? Theo các chuyên gia, sau khi phá thai bằng thuốc, thời điểm kinh nguyệt trở lại là từ 4 – 6 tuần hoặc 2 tháng. Đây là thời gian để nội tiết tố của cơ thể ổn định lại, niêm mạc tử cung được tái tạo và trứng có thể rụng trở lại đồng thời kinh nguyệt sẽ xuất hiện.

Tuy nhiên, khi sử dụng nhóm thuốc phá thai có tính cạnh tranh với progesterone – một loại hormone có tác dụng ổn định và tạo điều kiện thuận lợi cho thai nhi phát triển. Việc sử dụng thuốc tránh thai sẽ can thiệp vào thai kỳ, gây ức chế các hoạt động của buồng trứng, khiến các nang trứng không phát triển, không có sự rụng trứng dẫn tới rối loạn kinh nguyệt.

Tương tự như vậy, đối với hiện tượng sảy thai, nội tiết trong cơ thể đang thay đổi để hỗ trợ cho quá trình phát triển của thai kỳ nhưng khi bị sảy thai, cơ thể người phụ nữ chưa kịp thích ứng với thay đổi dẫn tới rối loạn kinh nguyệt.

Bên cạnh đó, bệnh phụ khoa cũng là câu trả lời cho băn khoăn nguyên nhân gây ra rối loạn kinh nguyệt là gì? nguyên nhân là vì chị em sau sinh hoặc sau sảy thai rất dễ bị nhiễm khuẩn, lạc nội mạc tử cung, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung. Do đó ảnh hưởng tới chức năng sinh sản và kéo theo sự bất ổn của kinh nguyệt.

Sử dụng các loại thuốc ảnh hưởng tới nội tiết tố

Có nhiều loại thuốc khi sử dụng sẽ có tác động đến nội tiết tố của người phụ nữ, có thể kể đến một số loại thuốc đó là: Thuốc rối loạn thần kinh, thuốc chống đông máu… hoặc sử dụng thuốc tránh thai bao gồm cả thuốc tránh thai khẩn cấp, thuốc tránh thai hàng ngày…

Trường hợp bị buồng trứng đa nang

Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt là gì? - Buồng trứng đa nang

Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt là gì? – Buồng trứng đa nang

Theo BS.CKI. Đặng Thị Trân Hạnh, Khoa Khám bệnh – Bệnh viện Từ Dũ, hội chứng buồng trứng đa năng xuất hiện ở 6 – 10% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.

Đối với những chị em mắc buồng trứng đa nang, nồng độ của Testosterone và LH sẽ có sự gia tăng một cách bất thường. Trên thực tế, các chất này sẽ khiến quá trình phát triển của các nang noãn bị gián đoạn. Lúc này, buồng trứng sẽ có nhiều nang kích thước nhỏ bởi vì nang noãn không thể phát triển, trứng không trưởng thành, cũng như không rụng trứng dẫn tới hiện tượng mất kinh.

Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt là gì? – Đặt vòng

Đa số nữ giới sau khi đặt vòng xong có thể xuất hiện chút máu, tử cung xuất huyết, lượng kinh nguyệt tăng nhưng thông thường không kéo dài quá 7 ngày. Nhưng cũng có một số người chu kỳ kinh không có quy tắc và có khi trong vòng khoảng 3 tháng sau đó mới xuất hiện lại.

Rối loạn kinh nguyệt khi cai sữa

Trong thời gian cho em bé bú, cơ thể người mẹ sẽ sản sinh ra hormone prolactin, đây là loại hormone gây ức chế đến quá trình rụng trứng và là nguyên nhân khiến chu kỳ kinh nguyệt biến mất sau sinh. Vì vậy, thời gian chu kỳ kinh nguyệt trở lại phụ thuộc vào việc cho con bú.

Nếu không nuôi con bằng sữa mẹ, phụ nữ sau sinh sẽ có kinh trở lại sớm nhất sau khoảng 6 đến 8 tuần. Nếu nuôi con bằng sữa mẹ thì kinh nguyệt sẽ trở lại ổn đinh sau khi mẹ cai sữa cho bé.

Cũng có nhiều trường hợp, các mẹ có thể thấy kinh xuất hiện trở lại sau khoảng 6 tháng khi vẫn đang cho con bú. Nhưng cũng có mẹ phải mất vài tháng đến một năm sau khi sinh, kinh nguyệt mới trở lại dù đã cai sữa cho bé từ trước đó.

Rối loạn kinh nguyệt có thai được không?

Bên cạnh mối quan tâm về rối loạn kinh nguyệt là gì, chị em cũng băn khoăn và lo lắng rất nhiều khi biết mình bị rối loạn kinh nguyệt.

Các chuyên gia cho biết, kinh nguyệt bắt nguồn từ việc trứng chín, rụng, khi trứng không được thụ tinh sẽ bị đào thải ra ngoài cùng lớp niêm mạc tử cung. vì vậy, kinh nguyệt bị rối loạn đồng nghĩa với quá trình rụng trứng cũng không ổn định. Khi đó trứng có thể không rụng hoặc trứng rụng không đúng thời điểm để thụ tinh nên làm cho quá trình thụ tinh không thể diễn ra trứng rụng nhưng không đúng thời điểm gặp tinh trùng.

Bên cạnh đó, rối loạn kinh nguyệt có thể bắt nguồn từ một số bệnh phụ khoa nguy hiểm như: Viêm âm đạo, viêm âm hộ, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm tử cung, u xơ cổ tử cung, ung thư tử cung… Tất cả các bệnh lý này đều có thể dẫn đến nguy cơ khó thụ thai, vô sinh, hiếm muộn.

Vì vậy, có thể kết luận rằng suy giảm chức năng sinh sản, thậm chí là vô sinh, hiếm muộn là một trong những ảnh hưởng tiêu cực nhất mà chị em cần biết nếu vẫn còn chưa rõ ảnh hưởng của tối loạn kinh nguyệt là gì? Vì vậy chị em cần sớm khắc phục tình trạng này để không gặp những hậu quả đáng tiếc.

Điều trị rối loạn kinh nguyệt

Sau khi xác định chính xác nguyên nhân dẫn tới rối loạn kinh nguyệt là gì? thì chị em cần có các biện pháp tác động và chữa hiện tượng rối loạn kinh nguyệt kịp thời, tránh để hiện tượng này ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống và thiên chức làm mẹ.

  • Thực hiện chế độ học tập, làm việc và nghỉ ngơi một cách hợp lý, không nên thức khuya
  • Tăng cường ăn các loại rau, củ, hoa quả tươi, đặc biệt là quả, củ có màu đỏ đậm như: Đu đủ, bí đỏ, cà chua… Chị em nên tránh ăn những thực phẩm như: Đồ ăn nhiều đường (bánh, kẹo), cà phê, trà, dưa chua, các loại gia vị cay nóng. Hạn chế sử dụng các chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá, cà phê…

Cách khắc phục rối loạn kinh nguyệt là gì?

Cách điều trị rối loạn kinh nguyệt là gì? – chế độ ăn uống hợp lý

  • Tránh stress, trầm cảm, luôn giữ tâm trạng thoải mái, vui tươi, thể dục thể thao đều đặn nhưng không quá mạnh, quá sức.
  • Tạo thói quen mỗi tối trước khi đi ngủ uống một cốc sữa nóng giúp bạn ngủ ngon hơn và cải thiện tốt tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Nên uống 2,5 lít nước mỗi ngày
  • Tìm hiểu các bài thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt tại nhà hiệu quả với rau mùi tây, đỗ đen… Cụ thể uống 75ml nước rau mùi mỗi ngày (giã rau mùi chắt lấy nước uống) sẽ giúp cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt hiệu quả. Với phụ nữ tiền mãn kinh, đun nước đỗ đen uống với tỉ lệ 1 đỗ đen: 5 nước cũng sẽ có tác dụng chữa rối loạn kinh nguyệt.
  • Chị em cần đi khám nếu rối loạn kinh nguyệt kéo dài nhằm tầm soát các nguyên nhân bệnh lý dẫn đến tình trạng này để có hướng khắc phục hiệu quả.

Trên đây là những chia sẻ về xoay quanh vấn đề rối loạn kinh nguyệt là gì? Mong rằng với những thông tin này chị em sẽ hăm sóc và bảo vệ sức khỏe sinh sản của mình tốt hơn.

Xem thêm: Điều trị rối loạn kinh nguyệt bằng thuốc tránh thai nên hay không?

Phương Vy (tổng hợp)

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo