Kinh nguyệt là gì? Những vấn đề liên quan chị em nhất định phải biết

Bài nên xem:

>> Kinh nguyệt có mùi hôi do đâu, khắc phục tình trạng này thế nào?

>> Chế độ ăn thế nào để cải thiện rối loạn kinh nguyệt hiệu quả?

Kinh nguyệt là gì?

Kinh nguyệt là hiện tượng ra máu tại vùng kín hàng tháng ở phái nữ. Hiện tượng này bắt đầu xuất hiện khi chị em phụ nữ bước vào giai đoạn dậy thì và nó báo hiệu bộ máy sinh sản của nữ giới bắt đầu hoạt động.

Kinh nguyệt là hiện tượng thường gặp của người phụ nữ, thường theo 1 chu kỳ nhất định

Đa phần phụ nữ thường thấy kinh nguyệt lần đầu xuất hiện trong độ tuổi 12 – 16 tuổi. Trong khi đó lần hành kinh cuối cùng của phụ nữ thường xuất hiện ở độ tuổi 45 đến 55.

Kinh nguyệt bình thường là như thế nào?

Chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt là sự lặp lại của ngày xuất hiện máu kinh từ tháng này sang tháng tiếp theo. Kinh nguyệt ở phụ nữ thường có chu kỳ kéo dài từ 21 – 35 ngày. Trong khi đó, chu kỳ kinh nguyệt ở con gái mới bước vào giai đoạn dậy thì có thể dao động từ 21 – 45 ngày.

Ngày hành kinh

Ngày hành kinh hay còn gọi là ngày có kinh nguyệt thường kéo dài từ 3 – 5 ngày. Cũng có những trường hợp kinh nguyệt phụ nữ diễn ra từ 2 – 7 ngày vẫn là bình thường.

Kinh nguyệt bình thường là như thế nào?
Kinh nguyệt bình thường là như thế nào?

Máu kinh

Mỗi lần hành kinh, cơ thể phụ nữ thường mất đi khoảng 40 – 80 ml máu. Máu kinh thường có màu đỏ thẫm, kèm theo chất nhầy cổ tử cung và các niêm mạc tử cung.

Vì sao lại có kinh nguyệt?

Kinh nguyệt và rụng trứng có mối quan hệ mật thiết, vì vậy để giải thích vì sao có kinh nguyệt cần dựa vào mối quan hệ này.
Bắt đầu từ khi dậy thì, các chị em gái bắt đầu có hiện tượng rụng trứng. Một chu kỳ kinh nguyệt rụng bao nhiêu trứng còn tùy vào nhiều yếu tố nhưng thông thường sẽ rụng 1 quả và cũng có khi là hai quả. Vào giai đoạn trứng sắp rụng, hormone estrogen được sản sinh nhiều hơn nhằm làm dày lớp niêm mạc tử cung để chờ trứng đã thụ tinh vào làm tổ.
Khi trứng không gặp được tinh trùng, nó sẽ teo đi, tự phân hủy và không đi vào tử cung. Khi đó lớp nội mạc tử cung sẽ bị teo lại, bong tróc và gây chảy máu. Tiếp đó, tử cung sẽ co bóp và đẩy máu này ra ngoài. Đây chính là hiện tượng ra kinh nguyệt ở con gái.

Kinh nguyệt và những điều cần biết về ý nghĩa của chu kỳ kinh

Không chỉ cần quan tâm đến kinh nguyệt phụ nữ là gì? mà các chị em cũng nên hiểu rõ về ý nghĩa của những khoảng thời gian trong chu kỳ kinh nguyệt nhằm quan hệ tình dục lành mạnh hơn.
Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ có thể chia làm 3 giai đoạn (xét với trường hợp chu kỳ kinh là 28 ngày) với những ý nghĩa như sau:

– Giai đoạn an toàn tương đối

Giai đoạn này được tính từ ngày bắt đầu có kinh nguyệt đến ngày thứ 8 của chu kỳ kinh. Khi quan hệ không an toàn trong thời gian này, khả năng mang thai của phụ nữ sẽ khá thấp.

– Giai đoạn không an toàn

Giai đoạn này được xác định từ ngày thứ 9 – 19 của chu kỳ kinh nguyệt. Giai đoạn này bao gồm cả ngày trứng rụng nên khả năng mang thai nếu quan hệ không an toàn là rất cao. Nguyên nhân là vì trứng rụng có thể sống trong cơ thể nữ giới khoảng 24 giờ, trong khi đó, tinh trùng có thể sống trong cơ thể nữ giới khoảng 3 ngày. Vì vậy nếu quan hệ gần ngày trứng rụng, xác suất thụ thai thành công là rất cao.

3 giai đoạn trong chu kỳ kinh nguyệt
3 giai đoạn trong chu kỳ kinh nguyệt

Trong 1 chu kỳ 28 ngày trứng sẽ rụng vào ngày thứ 14 hoặc 15. Với những chu kỳ khác, ngày trứng rụng có thể được xác định bằng cách lấy thời gian của chu kỳ trừ đi 14 sẽ ra ngày trứng rụng.

– Giai đoạn an toàn cao

Thời gian này được tính từ ngày 19 – 28 của chu kỳ. Đây là thời kỳ trứng phân hủy sau khi không được thụ tinh. Vì vậy quan hệ trong thời gian này của chu kỳ, phụ nữ sẽ khó có thai.
Như vậy xác định được ngày trứng rụng và hiểu về những khoản thời gian trong chu kỳ kinh nguyệt là điều các chị em nên nắm rõ nhằm lên kế hoạch sinh con hợp lý hơn.

Những trường hợp kinh nguyệt bất thường

Mặc dù kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường và diễn ra theo chu kỳ nhưng không phải chị em nào cũng có được chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hàng tháng. Dưới đây là những tình trạng kinh nguyệt bị rối loạn phụ nữ thường mắc phải.

Kinh nguyệt không đều

Kinh nguyệt không đều là tình trạng chu kỳ kinh nguyệt không lặp lại bình thường hàng tháng. Biểu hiện nổi bật của hiện tượng này là hai chu kỳ kinh nguyệt có thể chênh nhau trên 20 ngày trong khoảng 3 tháng quan sát. Khi bị kinh nguyệt không đều, chị em thường gặp phải những tình trạng như: chu kỳ kinh nguyệt ngắn, chu kỳ kinh nguyệt dài, kinh nguyệt nhanh hết hơn bình thường hoặc thậm chí có kinh nguyệt giữa chu kỳ.
Tình trạng này này có thể do phụ nữ bị rối loạn nội tiết, mắc phải buồng trứng đa nang hoặc tuyến giáp có vấn đề. Nếu gặp phải tình trạng này, chị em cần sớm đi khám vì kinh nguyệt không đều ở mức độ nhẹ nhất cũng khiến bạn khó có thai do không xác định được ngày trứng rụng.

Vô kinh

Vô kinh là tình trạng không thấy kinh nguyệt trong khoảng 3 tháng đến 6 tháng. Vô kinh có thể do rối loạn nội tiết, ăn uống, sinh hoạt không điều độ, tăng giảm cân quá đà. Tuy nhiên nhiều trường hợp mất kinh quá lâu có thể là biểu hiện của tình trạng tử cung, vòi trứng buồng trứng đang có những tổn thương. Do vậy bạn cần đi khám phụ khoa ngay khi không thấy kinh nguyệt ở tháng thứ 3.

Rong kinh

Rong kinh cũng là một dạng kinh nguyệt bất thường mà không ít bạn gái mắc phải. Tình trạng này được biểu hiện bằng những triệu chứng như kinh nguyệt lâu hết, thời gian hành kinh dài trên 8 ngày, kinh nguyệt ra nhiều hơn 80 ml…

Rong kinh là một trong những tình trạng kinh nguyệt bất thường rất nguy hiểm
Rong kinh là tình trạng kinh nguyệt bất thường rất nguy hiểm 

Phụ nữ kinh nguyệt bị rong dễ bị mệt mỏi vì mất máu nhiều. Đồng thời tình trạng này dễ khiến vùng kín bị viêm nhiễm hơn do vùng kín luôn trong tình trạng ẩm ướt. Hiện tượng này xuất phát từ một số căn bệnh nguy hiểm như u xơ cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung, buồng trứng đa nang… Do vậy chị em không nên chủ quan khi gặp phải tình trạng này.

Cường kinh

Cường kinh là hiện tượng kinh nguyệt ra nhiều, vượt quá 200ml và phụ nữ phải dùng nhiều băng vệ sinh nhưng vẫn có trường hợp kinh nguyệt dính quần.
Hiện tượng này dễ gặp ở những người mới có kinh hoặc phụ nữ đang trong giai đoạn tiền mãn kinh. Nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng này là do rối loạn hormone nữ. Tình trạng này khiến phụ nữ bị bị mệt mỏi và suy giảm sức khỏe. Do vậy khi gặp phải tình trạng này chị em cần sớm đến gặp bác sĩ để được điều trị.

Thống kinh

Thống kinh là hiện tượng phụ nữ bị đau bụng kinh trong những ngày hành kinh. Hiện tượng này khiến chị em phụ nữ khó tập trung trong công việc cũng như trong mọi hoạt động của đời sống sinh hoạt. Thống kinh có thể là do hiện tượng phóng noãn gây ra nhưng nhiều khi đây cũng là biểu hiện của những căn bệnh nguy hiểm như lạc nội mạc tử cung, dị dạng tử cung, u xơ tử cung, dính nội mạc tử cung, u nang buồng trứng…

Đau bụng kinh thường xuyên xảy ra trong mỗi chu kỳ và nó có thể là một triệu chứng của bệnh lý

Kinh nguyệt thưa

Phụ nữ bị kinh nguyệt thưa thường có khoảng cách giữa hai chu kỳ kinh dài hơn 35 ngày và trung bình có khoảng 4 – 5 kỳ kinh một năm, thậm chí có người kinh nguyệt 1 năm có 1 lần. Tình trạng kinh nguyệt lâu có này thường do tuyến giáp có vấn đề, do ngoãn bào bị thoái hóa hoặc do phụ nữ bị buồng trứng đa nang.

Kinh nguyệt dạng nhầy

Đây là tình trạng kinh nguyệt có lẫn dịch nhầy của cổ tử cung. Nếu hiện tượng này diễn ra vào trong và sau thời điểm rụng trứng thì có thể là tình trạng bình thường. Tuy nhiên nếu gặp tình trạng kinh nguyệt có màng nhầy kèm theo các biểu hiện như có kinh nguyệt đau lưng, kinh nguyệt hôi, sưng tấy, ngứa rát vùng kín, đau nhức khi quan hệ… thì đó có thể là biểu hiện của bệnh phụ khoa như viêm phần phụ, viêm vùng chậu, u xơ tử cung, viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung…

Kinh nguyệt dạng đặc

Nhiều chị em khi thấy kinh nguyệt bị đông, kinh nguyệt đặc thường rất lo lắng. Thông thường phụ nữ có kinh nguyệt loãng và kinh nguyệt ra máu tươi nhưng nhiều khi kinh nguyệt lại có lẫn những cục máu đông. Đây có thể là tình trạng bình thường do ứ động máu kinh nguyệt trong tử cung và khi bị đẩy ra chúng chưa kịp tan.
Tuy nhiên nhiều trường hợp huyết ứ kinh nguyệt trong tử cung dẫn tới kinh nguyệt đặc là do phụ nữ bị mắc phải một số căn bệnh như u xơ tử cung, polyp cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, buồng trứng đa nang.
Kinh nguyệt vón cục

Kinh nguyệt vón cục có phải là dấu hiệu bệnh lý không là vấn đề nhiều nữ giới đang lo ngại. Bài viết sau sẽ giúp các bạn tìm được câu trả lời và biết cách phòng tránh tình trạng này.

Phân biệt kinh nguyệt và máu báo thai

Bên cạnh những tình trạng kinh nguyệt bất thường trên, nhiều chị em cũng rất lo lắng khi kinh nguyệt chỉ ra vài giọt hoặc kinh nguyệt ra giữa chu kỳ…. Nhiều người cho rằng có thể mình bị ứ kinh nguyệt do các bệnh phụ khoa gây ra.

Phân biệt máu kinh và máu báo thai
Phân biệt máu kinh và máu báo thai 
Tuy nhiên khi gặp phải tình trạng kinh nguyệt ra sớm, ra ít sau khi quan hệ tình dục không an toàn thì có thể chị em đã có thai. Khi trứng được thụ tinh và về làm tổ trong tử cung, trứng sẽ xâm lấn một vùng niêm mạc nhỏ và gây ra hiện tượng chảy máu. Máu này được gọi là máu báo thai.
Nếu thấy kinh nguyệt hết nhanh trong khoảng 1 – 2 ngày, máu có màu hồng và không lẫn với máu cục thì đây chính là máu báo thai. Còn nếu máu ra nhiều, kéo dài 3 – 5 ngày, máu có màu đỏ thẫm và lẫn những mảnh niêm mạc và các cục máu đông thì đó là máu kinh.

Cần làm gì để có chu kỳ kinh nguyệt bình thường?

– Đi khám phụ khoa: Ngay khi thấy các biểu hiện bất thường liên quan đến kinh nguyệt, chị em cần sớm đến gặp cá bác sĩ phụ khoa để được thăm khám và xác định rõ nguyên nhân. Ngoài ra, thường xuyên đi khám phụ khoa định kỳ cũng là điều chị em nên thực hiện để tầm soát những căn bệnh nguy hiểm gây ảnh hưởng đến kinh nguyệt nói riêng và ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản nói chung.
– Giữ tâm trạng thoải mái: Phụ nữ không nên để mình bị áp lực, căng thẳng quá lâu vì tình trạng này có thể sản sinh ra hormone cortisol gây ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp. Do đó kinh nguyệt sẽ bị ảnh hưởng.
– Duy trì lối sống lành mạnh: Lối sống có thể ảnh hưởng nhiều đến hormone nữ. Do vậy chị em cần xây dựng một chế độ ăn uống, tập luyện khoa học để khỏe mạnh hơn và giúp kinh nguyệt đều đặn.
– Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, nhất là vào những ngày kinh nguyệt là cách để giúp chị em hạn chế nguy cơ mắc bệnh phụ khoa. Từ đó kinh nguyệt cũng sẽ ít bị ảnh hưởng hơn.
Kinh nguyệt là hiện tượng có vai trò quan trọng đối với việc cảnh báo khả năng sinh nở của chị em phụ nữ. Vì vậy chị em cần hiểu rõ về kinh nguyệt và chủ động thăm khám phụ khoa khi gặp phải những dấu hiệu bất thường liên quan đến kinh nguyệt nhằm bảo vệ tốt sức khỏe sinh sản của mình.
Để có thể được tư vấn chính xác nhất về vấn đề kinh nguyệt, bạn đọc có thể liên hệ theo những thông tin dưới đây để được các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Sản phụ khoa giải đáp.

Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà – Giám đốc Trung tâm Sản Phụ khoa Đông y Việt Nam

Cơ sở Hà Nội:

  • Địa chỉ: Số 123 đường Hoàng Ngân, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

  • Điện thoại tư vấn: (024) 7109 2668 – 0989 913 935  (có Zalo)

Cơ sở Hồ Chí Minh:

  • Địa chỉ: 48B Đặng Dung, P. Tân Định, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

  • Điện thoại tư vấn: 0912 507 855

  • Facebook: facebook.com/thacsibacsidothanhha

  • Email: bacsidothanhha@gmail.com

  • Lưu ý: Bác sĩ Thanh Hà hiện làm việc trực tiếp tại cơ sở Hà Nội

Chuyên trang đã nhận được nhiều phản hồi về hiệu quả rất tích cực trong điều trị các vấn đề kinh nguyệt từ phương pháp Đông y của ThS. BS Đỗ Thanh Hà – Giám đốc Trung tâm Sản Phụ khoa Đông y Việt Nam – nguyên Trưởng khoa Phụ bệnh viện YHCT Trung ương. Đông y được xem là chìa khóa cho các bệnh lý Phụ khoa liên quan đến khí huyết. Vì vậy, chị em có thể tìm hiểu để lựa chọn cho mình phương án an toàn, hợp lý nhất.

Xem thêm: Tại sao bạn bị rối loạn kinh nguyệt, những bí mật không ngờ

Tuyết Trinh (t.h)

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo