Cấy que tránh thai bị vô kinh có sao không? giải đáp nỗi lo của chị em
Bài nên đọc:
>> Rối loạn kinh nguyệt sau khi quan hệ, nguyên nhân và cách điều trị
>> Rối loạn kinh nguyệt ra máu đen, nguyên nhân và cách xử lý
Cấy que tránh thai là gì?
Trước khi tìm hiểu vấn đề cấy que tránh thai bị vô kinh, bài viết sẽ làm rõ hơn về phương pháp cấy que tránh thai.
Cấy que tránh thai là phương pháp bác sĩ chuyên khoa cấy một hoặc nhiều que nhỏ có kích thước như que diêm, chứa hormone progestin vào dưới da tay của người phụ nữ.
Sau khi được đưa vào da, que cấy sẽ giải phóng lượng hormone khắp cơ thể để ngăn ngừa rụng trứng, đồng thời tiết ra nhiều chất nhờn ở cổ tử cung, bít chặt lấy cổ tử cung ngăn không cho tinh trùng gặp trứng để thụ tinh.
Cấy que tránh thai là phương pháp mới được nhiều chị em sử dụng
Que tránh thai có tuổi thọ từ 3 – 7 năm tùy loại, sử dụng khá an toàn, đơn giản và không gây đau đớn. Cụ thể:
– Với loại 6 que, có tác dụng từ 5 – 7 năm
– Với loại 2 que, có tác dụng trong vòng 5 năm
– Với loại 1 que, có tác dụng 3 năm
Que cấy tránh thai có hiệu quả tránh thai khá cao, khi lấy những que cấy này ra bạn hoàn toàn có thể mang thai lại.
Chỉ 1 que cấy và một lần cấy duy nhất bạn đã có thể yên tâm quan hệ mà không cần phải làm gì thêm, trừ trường hợp để chắc chắn bạn không bị lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục thì nên sử dụng thêm bao cao su.
Cấy que tránh thai bị vô kinh có sao không?
Cấy que tránh thai có thể gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt như vô kinh, kinh nguyệt ít hơn, chu kỳ ngắn hơn, rong kinh, đau bụng dưới, đau lưng, mụn nhọt, tăng cân, dễ stress, giảm ham muốn….
Trong đó, vô kinh là triệu chứng phổ biến thường gặp nhất. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đây chỉ là hiện tượng bình thường mà rất nhiều phụ nữ đã gặp phải khi sử dụng que cấy nên chị em không cần phải quá lo lắng.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, với một số phụ nữ thì tình trạng cấy que tránh thai bị vô kinh hàng tháng là chuyện bất bình thường. Đây chỉ là giai đoạn vô kinh tạm thời và không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của chị em.
Thậm chí việc vô kinh hoặc ra ít máu kinh còn giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ. Nhiều người còn cảm thấy thoải mái khi bị vô kinh vì có thể tham gia các hoạt động xã hội khác hoặc chơi các môn thể thao ưa thích mà không lo đến những ngày “đèn đỏ”.
Cấy que tránh thai bị vô kinh là hiện tượng rất bình thường
Tuy nhiên bên cạnh hiện tượng vô kinh, nhiều chị em lại bị rong kinh. Trái ngược với những ngày tháng vô kinh khá thoải mái thì cấy que tránh thai bị rong kinh sẽ khiến cho nhiều chị em cảm thấy vô cùng khó chịu và mệt mỏi.
Mỗi lần tới tháng là kinh nguyệt sẽ xuất hiện kéo dài từ 16 – 21 ngày. Các triệu chứng đi kèm thường là đau bụng kinh, đau lưng… Tuy nhiên những triệu chứng này thường giảm đi theo thời gian và cuộc sống sinh hoạt của bạn sẽ lại trở về trạng thái bình thường.
Bên cạnh vấn đề cấy que tránh thai bị vô kinh hoặc rối loạn kinh nguyệt khi cấy que tránh thai, chị em cũng cần lưu ý khi thực hiện phương pháp này chị em nên đến các cơ sở y tế có uy tín để thực hiện. Không nên đến các phòng khám chui, không uy tín. Một số trường hợp do tay nghề của bác sĩ kém, thực hiện không đúng cách, các thiết bị y tế không đảm bảo vệ sinh nên gây ra hiện tượng sưng đau, que cấy chui sâu vào cơ thể, di chuyển sang các vị trí khác và rất khó để lấy que ra ngoài.
Những phụ nữ sử dụng phương pháp này thường là các chị em đã ngoài 35 tuổi, những người được chuẩn đoán là bị viêm nhiễm bộ phận sinh dục và không thể đặt vòng tránh thai. Những chị em đang cho con bú cũng có thể sử dụng phương pháp này vì nó không ảnh hưởng tới sữa mẹ.
Để cấy que tránh thai, chị em cần phải gặp bác sĩ khám và tư vấn
Hiện nay cấy que tránh thai đang là phương pháp khá mới, an toàn và có tuổi thọ cao nên được nhiều chị em áp dụng. Hi vọng bài viết trên đây sẽ giải đáp cho các bạn thắc mắc về việc cấy que tránh thai bị vô kinh có sao không và cung cấp thêm cho chị em những kiến thức bổ ích về phương pháp cấy que tránh thai. Chúc chị em luôn mạnh khỏe và hạnh phúc nhé!
ArrayArrayXem thêm: Đặt vòng tránh thai bị rối loạn kinh nguyệt có sao không?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!