Sa tử cung sau sinh và những thông tin phụ nữ cần phải biết

Bài nên đọc:

>> Nguy hiểm khôn lường khi bị sa tử cung khi mang thai

>> Giải đáp: Phụ nữ bị sa tử cung có mang thai được không?

Sa tử cung sau sinh là gì?

Bị sa tử cung sau khi sinh là hiện tượng cổ tử cung hoặc tử cung sa xuống phía âm đạo. Khi mắc phải bệnh này, phụ nữ thường cảm thấy có khối sa xuống hoặc thoát ra phía ngoài âm đạo, hình dáng như quả trứng ngỗng, có màu sắc đỏ nhợt.

Các cấp độ sa tử cung sau sinh

Nhiều chị em bị sa tử cung sau sinh.

Sa tử cung ở phụ nữ thường có 3 mức độ khác nhau:

+ Sa tử cung cấp độ 1 hay còn gọi là sa cổ tử cung sau khi sinh. Đây là tình trạng cổ tử cung sa xuống khoảng 1/2 âm đạo.

+ Sa tử cung cấp độ 2: ở mức độ này, cổ tử cung và một phần thân tử cung đi xuống âm đạo, cô tử cung có thể thập thò ở âm môn.

+ Sa tử cung cấp 3: Trường hợp này cổ tử cung hoặc cả tử cung đã thò ra ngoài âm đạo của phụ nữ.

Nguyên nhân sa tử cung sau sinh

Sa tử cung ở phụ nữ sau sinh thường dễ gặp bởi trong suốt thời gian mang thai và trở dạ, sức căng dây chằng hỗ trợ tử cung từ phía trên kết hợp với sức ép lên các cơ bề mặt khung xương chậu làm cho toàn bộ hệ thống nâng đỡ căng ra và bị yếu đi. Sự căng giãn này ngày càng tồi tệ hơn bởi hormone tiết ra trong suốt quá trình mang thai.

Đặc biệt sa tử cung sau sinh mổ thường ít gặp hơn tình trạng sa tử cung sau sinh thường. Bởi vì khi sinh thường cơ vùng chậu phải hoạt động nhiều hơn, dây chằng bị giãn ra nên chúng không thể nâng đỡ cho tử cung sau khi phụ nữ sinh con.

Vì sao phụ nữ hay bị sa tử cung sau sinh thường?

Vì sao phụ nữ hay bị sa tử cung sau sinh thường?

Một nguyên nhân phổ biến khác dẫn đến tình trạng sa tử cung phụ nữ sau sinh là phụ nữ hoạt động mạnh, khuân vác hoặc làm việc nặng quá sớm sau khi sinh con. Bởi vì sau khi sinh con 1, 2 tháng, tử cung chưa co lại bình thường, vẫn toa và nặng, trong khi đó dây chằng nâng đỡ ở dáy chậu còn mềm yếu sau thời kỳ mang thai. Do vậy hoạt động nặng và phải giằng sức nhiều sẽ đẩy tử cung tụt xuống dưới.

Một số phụ nữ bị sa tử cung bẩm sinh, chưa có con nhưng vẫn bị sa tử cung là bởi tính yếu ớt tự nhiên của cơ. Theo đó, lý do chủ yếu là vì góc trước của tử cung đã bị hạ xuống, dây chằng bị kéo căng và thành âm đạo không nằm gần nhau.

Dấu hiệu sa tử cung sau sinh

Mức độ sa tử cung ở mỗi người sẽ khác nhau, do đó, dấu hiệu sa tử cung sau sinh hoặc sa cổ tử cung sau sinh cũng có sự khác biệt. Nhưng hầu hết chị em đều gặp phải các triệu chứng điển hình sau:

  • Cảm giác nặng bụng và căng tức ở vùng âm hộ, thậm chí thấy rõ một khối tròn lồi hẳn ra bên ngoài âm đạo.
  • Chị em sẽ dễ bị đau nhiều khi giao hợp và không đạt được cực khoái.
  • Cảm giác đau lưng dữ dội và trì nặng vùng chậu
  • Sa niệu đạo hay mót đi tiểu, tiêu tiểu không tự chủ do căng thẳng thần kinh.
  • Sa trực tràng nên thấy khó khăn trong việc đi tiêu.

Cách chữa sa tử cung sau sinh hiệu quả

Trường hợp mắc phải mức độ sa dạ con thứ nhất (hay còn gọi là hiện tượng sa cổ tử cung sau sinh), bạn sẽ được khuyên nên rèn luyện bài tập bề mặt khung xương chậu và chú ý đến chế độ ăn uống. Bạn có thể bổ sung những món ăn chữa sa tử cung sau sinh như: Cháo kê lươn, canh lươn, cháo kê nấu với đẳng sâm và thăng ma, cháo kê nấu cùng thủ ô và trứng gà…

Nếu các triệu chứng không cải thiện, hãy tìm đến một chuyên gia vật lý trị liệu khoa sản để được tư vấn một vài bài tập đặc biệt giúp chữa sa tử cung sau sinh hiệu quả hoặc sử dụng một vòng nâng Petxe đặt vào âm đạo để hỗ trợ cho tử cung trong khi thực hiện các bài tập rèn luyện cho bề mặt khung xương chậu.

Trường hợp phụ nữ bị sa tử cung ở mức độ 2 và 3 thì cần được chỉnh lại dạ con bằng phẫu thuật do bác sĩ phụ khoa có chuyên môn đảm trách. Việc này có thể sẽ giúp cho bề mặt khung xương chậu vững chắc hơn và việc đặt những mũi khâu dễ dàng hơn nhằm hỗ trợ những bộ phận quanh âm đạo. Nếu bọng đái hoặc trực tràng của người bệnh phồng ra đến chỗ âm đạo thì có thể tiến hành chỉnh sửa bằng phẫu thuật đi qua âm đạo.

Điều trị sa tử cung sau sinh thế nào hãy đến gặp bác sĩ

Điều trị sa tử cung sau sinh thế nào hãy đến gặp bác sĩ

Tuy nhiên, nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng thì cách chữa sa tử cung sau sinh tối ưu nhất là phẫu thuật cắt bỏ dạ con. Việc thực hiện các bài tập rèn luyện cho bề mặt khung xương chậu vẫn đóng vai trò quan trọng, ngay cả sau khi hậu phẫu thuật. Tuy nhiên sau phẫu thuật phụ nữ không thể mang thai được nữa.

Phòng tránh sa tử cung sau sinh như thế nào?

Để tránh bị sa tử cung sau khi sinh con, chị em cần lưu ý:

–  Sau khi sinh từ 6 -8 giờ, sản phụ nên ngồi dậy. Sau khoảng 2 ngày sinh con thì nên đứng dậy đi lại nhẹ nhàng để giúp máu huyết lưu thông, kích thích vùng chậu, tránh bị dính các bộ phận bên trong do nằm quá lâu.

– Các mẹ bỉm không nên làm việc nặng sau sinh, nhất là trong thời gian ở cữ để tránh nguy cơ bị sa tử cung.

– Không nên nhìn tiểu sau sinh vì có thể khiến sa bàng quang và tử cung.

– Phụ nữ nên nuôi con bằng sữa mẹ để kích thích tử cung co bóp đẩy sản dịch ra ngoài và giúp tử cung nhỏ lại.

– Ăn uống đủ chất, ăn nhiều rau xanh trong thời kì mang thai và cả sau thai kỳ để tránh bị tăng cân quá mức. Từ đó sẽ giảm bớt áp lực cho cơ vùng chậu và tránh được sa tử cung sau khi sinh.

– Tập luyện những bài tâp giúp tăng độ bền cho cơ vùng chậu để tránh bị sa tử cung sau khi sinh.

>> Bài tập tăng độ bền cơ sàn chậu – Nguồn youtube: Kiến thức khoa học về sức khỏe

(Tua nhanh video đến thời điểm 5’22s để xem hướng dẫn thực hiện bài tập)

 

Như vậy, trên đây là những thông tin chia sẻ về vấn đề sa tử cung sau sinh. Mong rằng với những thông tin này, phụ nữ sẽ biết nên làm gì để phòng tránh cũng như điều trị tốt khi mắc bệnh. Chúc chị em thật nhiều sức khỏe!

Xem thêm: Mách bạn những địa chỉ chữa sa tử cung ở Hà Nội uy tín

Phạm Thảo (tổng hợp)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo