Điểm danh những biểu hiện bệnh sa tử cung chị em nào cũng cần phải nhớ

Tìm hiểu về bệnh sa tử cung là gì và nguyên nhân gây bệnh

Trước khi đi tìm hiểu về các biểu hiện bệnh sa tử cung chị em cần nắm rõ những thông tin cơ bản về bệnh sa tử cung là gì cũng như những nguyên nhân gây bệnh.

Sa tử cung là như thế nào?

Sa tử cung hay hiện tượng sa dạ con là một trong những bệnh lý thường gặp đối với những chị sản phụ sau sinh, nhất là đã sinh con bằng đường âm đạo (sinh thường).

Chị em có thể hiểu một cách đơn giản nhất về sa tử cung đó là tình trạng tử cung thay vì ở vị trí bình thường thì có hiện tượng tụt, chảy vào trong ống âm đạo, thậm chí là chảy ra bên ngoài của âm đạo, nguyên nhân là do dây chằng và cơ sàn chậu căng ra không thể nâng đỡ được tử cung.

Biểu hiện bệnh sa tử cung là gì

Hình ảnh sa tử cung ở nữ giới

Sa tử cung được chia thành 3 cấp độ khác nhau, với mỗi cấp độ thì vị trí của tử cung sẽ khác nhau và thể hiện sự nặng nhẹ của bệnh lý này.

  • Cấp độ 1: Đây là mức độ nhẹ nhất, tử cung lúc này có hiện tượng sa khỏi vị trí ban đầu nhưng vẫn nằm trong ống âm đạo.
  • Cấp độ 2: Lúc này một phần của tử cung hoặc thân tử cung đã sa xuống ngoài cửa âm đạo. Khi chị em làm việc nặng hay hoạt động nhiều chị em có thể nhìn thấy chúng.
  • Cấp độ 3: Đây là mức độ nặng nhất của sa tử cung, toàn bộ tử cung đã lộ ra ngoài miệng của âm đạo, chị em có thể nhìn thấy tử cung bằng mắt. Tử cung – dạ con có màu hồng và kích thước to bằng quả trứng gà. Mức độ này cần được điều trị càng nhanh càng tốt bởi khi tử cung lộ ra ngoài miệng âm đạo sẽ rất dễ bị viêm nhiễm, loét, mưng mủ, xung huyết…

Những ai dễ bị sa tử cung?

Theo các chuyên gia, sa tử cung là bệnh có thể gặp ở bất cứ chị em nào, tuy nhiên, những chị em dễ và có nguy cơ cao mắc bệnh hơn cả phải kể đến đó là:

+ Chị em sau sinh, nhất là với những trường hợp chị em sinh thường, tức sinh qua đường âm đạo. Thường những chị em sau sinh thường bị sa tử cung ở mức độ 1, nếu nặng hơn là mức độ 2. Lúc này dấu hiệu sa tử cung sau sinh hay dấu hiệu sa dạ con sau sinh đó là chị em có cảm giác tử cung bị sa xuống, vùng âm đạo căng tức, đồng thời có một khối lồi hẳn ra bên ngoài. Nếu chị em làm việc nặng sẽ có hiện tượng đau lưng, tiểu rắt, đại tiện khó…

Nhận biết biểu hiện bệnh sa tử cung

Chị em sau sinh mang vác nặng quá sớm rất dễ bị sa tử cung

+ Phụ nữ đang mang thai có những vấn đề như: Mang thai đôi, đa thai, mang thai khi tuổi cao, thai nhi quá lớn, mang thai nhiều lần… Và biểu hiện bệnh sa tử cung khi đang mang thai chị em có thể gặp phải đó là: Cảm giác nặng tại vùng bụng dưới hoặc vùng cửa mình, có khối phồng và gây ra cảm giác vướng ở âm đạo.

+ Những chị em sau sinh không kiêng cữ đúng, vận động mạnh hoặc mang vác nặng.

+ Những thai phụ khó sinh nên dẫn đến tình trạng co thắt tử cung quá dài.

+ Những thai phụ nhau thai có dấu hiệu bất thường hoặc thực hiện phẫu thuật tử cung cũng là những đối tượng dễ mắc sa tử cung.

Nguyên nhân gây bệnh sa tử cung ở nữ giới

Về nguyên nhân gây bệnh hiện nay các chuyên gia vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính. Tuy nhiên, thực tế có một số những yếu tố, nguyên nhân tác động khiến chị em bị sa tử cung như:

+ Sa tử cung ở chị em do trong thời gian chuyển dạ các cơ ở đáy xương chậu, cổ tử cung, mô nâng đỡ tử cung bị chấn thương, đặc biệt là khi sinh con quá to hoặc thời gian chuyển dạ lâu.

+ Làm việc quá sức, mang vác nặng quá sớm sau khi sinh cũng là một nguyên nhân gây sa tử cung. Bởi sau sinh tử cung cần thời gian để co lại kích thước ban đầu, nếu chị em làm việc hay mang vác nặng làm cho tử cung bị sa xuống.

+ Các dị tật bẩm sinh tại tử cung cũng là một nguyên nhân gây sa tử cung như: Độ dài cổ và eo tử cung không bình thường, tử cung 2 buồng…

+ Sau sinh chị em bị táo bón, đại tiện khó khăn, lúc này áp lực tại ổ bụng sẽ tăng lên và nguy cơ sa tử cung là hoàn toàn có thể.

+ Những sự can thiệp của thủ thuật y khoa trong khi sinh nở cũng là nguyên nhân sa tử cung như: Bỏ nhau thai bằng tay, sinh mổ, nội soi hoặc sử dụng thuốc oxytocin.

Biểu hiện bệnh sa tử cung theo từng cấp độ

Sau sinh chị em bị táo bón là một nguyên nhân gây sa tử cung

Biểu hiện bệnh sa tử cung điển hình

Như chúng tôi đã đề cập đến ở trên, sa tử cung có 3 cấp độ, chính vì vậy dấu hiệu sa tử cung sẽ có sự khác nhau nhất định. Và nhìn chung khi bệnh ở mức độ nhẹ thì người bệnh khó mà phát hiện được chính xác biểu hiện bệnh sa tử cung. Bởi những dấu hiệu này không mấy rõ rệt và cũng không gây ra những ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.

Chính vì vậy, chị em hãy tìm hiểu và lưu ý thật kỹ những dấu hiệu sa tử cung tùy vào từng cấp độ sau:

Biểu hiện bệnh sa tử cung cấp độ 1

Ở cấp độ này các biểu hiện của bệnh chưa thực sự rõ ràng, chủ yếu là cảm giác nặng tại vùng bụng vào những ngày trước kỳ kinh. Ngoài ra chị em sẽ có dấu hiệu đau bụng dưới, khi đứng lâu hay lao động nặng bị đau lưng, lượng nước tiểu không nhiều dù chị em luôn có cảm giác muốn đi tiểu.

Biểu hiện bệnh sa tử cung cấp độ 2

So với cấp độ 1 thì biểu hiện của bệnh cấp độ 2 rõ rệt, thậm chí là cảm giác trở nên nặng nề hơn. Cụ thể người bệnh sẽ có những biểu hiện như:

+ Đại tiện khó khăn, thậm chí là đau đớn.

+ Khí hư có nhầy và có màu trắng loãng, máu chảy bất thường tại âm đạo.

+ Khi quan hệ tình dục, chị em sẽ có cảm giác một phần tử cung bị tụt xuống ngoài miệng của âm đạo.

Biểu hiện sa tử cung cấp độ 3

Phát triển thêm một mức cao hơn, những biểu hiện bệnh sa tử cung cấp độ 3 gây ra những biểu hiện rất nặng nề và nguy hiểm cho người bệnh. Cụ thể:

biểu hiện bệnh sa tử cung cấp độ 3

Sốt cao là một biểu hiện bệnh sa tử cung cấp độ 3 – cấp độ nặng nhất

+ Tại tử cung của chị em xuất hiện tình trạng phù, mưng mủ và sưng, loét, nhiều trường hợp có hiện tượng chảy dịch vàng.

+ Với những trường hợp người bệnh ở mức độ nặng hơn sẽ có triệu chứng sốt cao, táo bón và kèm theo những biểu hiện khác.

Theo các chuyên gia, người bệnh sẽ dễ bị nhầm lẫn những biểu hiện này với bệnh u nang buồng trứng hoặc nhân xơ tử cung. Chính vì vậy, chị em cần đến cơ sở y tế chuyên khoa khi có những dấu hiệu đầu tiên ở cấp độ đầu tiên càng tốt để chẩn đoán bệnh và điều trị kịp thời.

Mức độ nguy hiểm của bệnh sa tử cung và cách chữa trị hiệu quả

Khi mắc bất cứ một bệnh lý nào chúng ta đều quan tâm đến việc bệnh có nguy hiểm không và phải điều trị như thế nào mới đúng.

Vậy, bệnh sa tử cung – sa dạ con có nguy hiểm không?

Nếu điều trị sa tử cung kịp thời, đúng thời điểm thì những ảnh hưởng mà bệnh lý này gây ra cho người bệnh không quá nghiêm trọng. Ngược lại, bệnh cũng có thể gây ra những biến chứng nếu không được chữa trị kịp thời, không đúng phương pháp như:

+ Gây loét âm đạo: Tình trạng này xảy ra khi chị em bị sa tử cung ở cấp độ cao nhất – cấp độ 3. Tử cung lúc này đã lộ ra ngoài miệng âm đạo gây ra hiện tượng ma sát, cọ sát với quần. Kết quả khiến cho âm đạo bị lở loét, nhiễm trùng.

+ Gây sa những cơ quan khác ở vùng chậu: Trực tràng và bàng quang của chị em cũng có thể gặp phải hiện tượng sa nếu bệnh sa tử cung ở mức độ nghiêm trọng nhưng không được “xử lý”. Lúc này chị em có thể gặp khó khăn về bài tiết, nếu nặng hơn là gây nhiễm trùng đường tiểu.

Các cách chữa bệnh sa tử cung

Trước khi tiến hành chữa bệnh sa tử cung bác sĩ cần chẩn đoán chính xác nguyên nhân thông qua các biểu hiện bệnh sa tử cung hay các xét nghiệm cần thiết. Tùy vào mức độ tình trạng của bệnh, tình hình sức khỏe hay nhu cầu sinh nở của người bệnh… mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.

biểu hiện bệnh sa tử cung và cách chữa

Khi bệnh ở mức độ nhẹ người bệnh sẽ được chỉ định phương pháp điều trị chủ yếu là nghỉ ngơi hợp lý

1. Điều trị sa tử cung mức độ nhẹ

Với những trường hợp bệnh nhẹ, các biểu hiện bệnh sa tử cung lúc này vẫn chưa gây nguy hiểm cho sức khỏe cũng như sinh hoạt của người bệnh. Cho nên không thực hiện phẫu thuật là cách điều trị phù hợp, hơn nữa đây cũng là cách chữa áp dụng cho người bệnh lớn tuổi và sức khỏe yếu.

Bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp cho người bệnh như: Chú ý đến chế độ nghỉ ngơi, chế độ dinh dưỡng, sử dụng các thuốc chữa dạ con có thể từ dân gian, thuốc nam hoặc Tây y, tập thể dục, châm cứu, hay những bài tập với tác dụng làm co hậu môn, nâng tử cung như Kegel…

2. Điều trị sa tử cung mức độ nặng

Để giúp các cơ và dây chằng của chị khỏe mạnh hơn bác sĩ sẽ tiến hành áp dụng liệu pháp estrogen âm đạo tại chỗ. Hoặc cố định tử cung bằng cách dùng một vòng tròn nhỏ để hỗ trợ âm đạo.

Nếu bệnh có những biến chứng nguy hiểm, viêm loét thì chị em cần được phẫu thuật, có thể cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tử cung.

Như vậy, trên đây là những biểu hiện bệnh sa tử cung cũng như những thông tin hữu ích về bệnh mà chúng tôi muốn gửi đến chị em. Sa tử cung là bệnh có thể gặp ở nhiều đối tượng, nhất là những chị em đang mang thai, sau sinh nên chị em cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý cũng như thực hiện các bài tập phù hợp để phòng bệnh hiệu quả nhất.

Chúc chị em sức khỏe!

Xem Thêm: Bật mí cách chữa sa tử cung bằng Đông Y hiệu quả

Ngân Thủy (T/h)

ArrayArray

Bình luận

  1. Lưu Hương says: Trả lời

    lần trước em cũng có cảm giác tức tức bên dưới, đau tức khi quan hệ, cứ tưởng bị sa tử cung, em đi khám bác sĩ bảo không phải, do em viêm nhiễm, niêm mạc âm đạo bị phù nề và cho thuốc đặt nhưng nửa tháng rồi chưa có khỏi, ce có biết cách nào chữa bệnh này hiệu quả k chỉ em với

  2. Hoang Cuong says: Trả lời

    Vợ mình sắp sinh, Lang thang trên mạng lại đọc được bài viết này hay quá, đưa vợ xem ngay để còn phòng bệnh mới được. cảm ơn bác sĩ đã chia sẻ.

  3. Hồng Hạnh says: Trả lời

    Sau khi sinh các ce cần chú ý vệ sinh vùng kín cẩn thận để tránh các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, bên cạnh đó kiêng làm các việc nặng, nên tập đi lại nhưng chỉ nên đi lại nhẹ nhàng và k nên leo cầu thang để tránh bị sa dạ con nhé!

  4. Lê Hương Liên says: Trả lời

    em lên mạng đọc thấy có bài chia sẻ làm thế nào để phòng tránh bị sa tử cung sau khi sinh rất bổ ích nên em chia sẻ cho các ce:

    – Sau sinh từ 6-8 giờ sản phụ nên ngồi dậy, ngày thứ 2 thì đứng dậy đi lại nhẹ nhàng. 

    – Nên cho bé bú càng sớm càng tốt vừa là cách kích thích sữa mau về vừa giúp phòng tránh sa dạ con rất tốt. 

    – Sau sinh sản phụ cần ăn nhiều rau xanh và trái cây để phòng tránh táo bón. Vì táo bón cũng là một trong những yếu tố khiến sản phụ dễ bị sa dạ con. 

    – Ngoài ra, sản phụ cần tránh vận động và làm việc quá sức mà nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và vận động nhẹ nhàng.

  5. N.T.Vân says: Trả lời

    trước tiên thì bạn cần kiêng quan hệ, chú ý vệ sinh sạch sẽ vùng kín tuyệt đối k được thụt rửa âm đạo nếu k sẽ càng làm cho âm đạo bị tổn thương nặng hơn. còn về việc đặt thuốc mãi k khỏi có thể là vì k hợp thuốc chăng, bạn thử đổi chỗ khám và đề nghị bs đổi thuốc xem sao nhé!

  6. Trần Thị Tâm says: Trả lời

    mình ngày trước cũng như bạn viêm âm đạo đi chữa mấy nơi liền mà k khỏi cuối cùng đc c đồng nghiệp giới thiệu qua pk sản phụ khoa Vietmec may sao m đã chữa khỏi được bệnh đấy. Trộm vía, đến giờ m đã khỏi đc 4 tháng và k có dấu hiệu tái phát. bạn thử qua đây điều trị xem sao nhé!

  7. Phương Nguyễn says: Trả lời

    c ơi pk sản phụ khoa Vietmec ở đâu thế chị? bs ở đây có giỏi k? giờ e nghe pk tư hoạt động k giấy phép rồi pk TQ nhiều nên sợ lắm :((( c cho em xin thêm thông tin về pk với ạ!

  8. Kata Thuy says: Trả lời

    Cho e hoi.môi lân e rưa.e so thay dc gan o ngoai.va e đây lên thi dc đây co phai giâu hieu sa tư cung ko ah.e cam on

  9. Hồng Hạnh says: Trả lời

    bạn có biểu hiện nào khác nữa không? theo mình thì bạn cứ nên đi khám cho chắc chắn chứ ngồi k nên ngồi đoán già đoán non, nếu k may bị sa thật thì bs họ giúp m điều trị luôn chứ cái bệnh này để lâu ảnh hưởng đến cs và sức khoẻ lắm đó.

  10. Diem Nguyen says: Trả lời

    Haizzz phụ nữ đến khổ đã mang nặng đẻ đau rồi mà sau khi sinh còn có thể mắc 1 đống bệnh nữa chứ, mong sao các ce ai cũng có thể hoàn thành thiên chức làm mẹ và đều khoẻ mạnh!!!

  11. Trương yến says: Trả lời

    mình vừa mới sinh xong đứa đầu, may k bị sa tử cung nhưng mà đang có dấu hiệu viêm phụ khoa thì phải ngứa kèm mùi hôi khó chịu quá, dạo này đang dùng lá trà xanh để vệ sinh vùng kín nhưng chỉ đỡ lúc mới rửa xong thôi à. Ce nào có kinh nghiệm vụ này chỉ cho em với!!!!

  12. N.Thanh Nhàn says: Trả lời

    sau khi sinh cơ thể của ce suy yếu hơn nữa vùng kín lại bị tổn thương nên rất dễ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. rửa bằng lá trà xanh chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh viêm phụ khoa ở bên ngoài thôi nên bạn cần phải đi khám và điều trị theo chỉ định của bs nhé!

  13. Cherry Kẹo says: Trả lời

    sau khi sinh và cho con bú việc sử dụng thuốc không cẩn thận có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa đấy nên các ce chú ý nhé, tốt nhất là dùng theo chỉ định của bs. Theo chỉ định của bs vừa giúp bệnh nhanh khỏi mà lại k lo ảnh hưởng đến việc cho con bú nhé!

  14. Trần Thị Tâm says: Trả lời

    pk Vietmec ở số 23 ngõ 282 Khương Đình, Thanh Xuân nằm trong trung tâm y tế quận Thanh Xuân bạn nhé. Pk là pk công lập của sở y tế làm ăn chuẩn chỉ chứ k phải Tung Của gì đâu. Bạn có thể vào website của họ để tìm hiều thêm thông tin nha https://vietmec.org

  15. Trương yến says: Trả lời

    Các chị có biết pk nào uy tín k mách em với. e con nhỏ k có nhiều thời gian nên muốn pk chất lượng dịch vụ tốt mà k phải chờ đợi lâu qua khám nhanh rồi còn về trôg con nữa.

  16. Huyen My Nguyen says: Trả lời

    Bạch Mai, Phụ sản trung ương, Phụ sản HN cũng được nhưng đông lắm. Tốt nhất bạn ra Thanh Xuân phòng khám Vietmec ở đó bác sỹ rất tận tình, làm thủ tục nhanh chóng, chứ không rườm rà như mấy bv lớn, có thể đặt lịch trước để đỡ mất công chờ đợi. Mình đi khám bs Hương chỗ Vietmec. Bác sĩ ý được nhiều mẹ đi khám lắm, nhẹ nhàng c ạ

  17. Ánh Dương says: Trả lời

    Đúng rồi bạn qua pk sản phụ khoa Vietmec chỗ 282 Khương Đình ấy. Dù đã đi khám ở nhiều nơi rồi, nhưng trang thiết bị cơ sở vật chất thì em vẫn ưng ở VietMec nhất: không gian sạch sẽ,mát mẻ, đặc biệt là bác sĩ chuyên môn cao. Mình thì chưa lập gia đình nhưng thương xuyên bị viêm âm đạo, từ khi theo bác sĩ Hương ở đây thì bệnh tình khỏi hẳn, ngứa viêm khí hư cũng không còn, cảm thấy thoải mái và tự tin hơn trong cuộc sống. Bs Hương là ở các bệnh viện lớn ra và có hơn 20 năm kinh nghiệm trong nghề luôn đó.

  18. Chi Mon says: Trả lời

    Phòng khám Vietmec làm việc trong khung giờ nào vậy ạ? Có làm việc chủ nhật không? Khi khám có cần đặt lịch trước không?

  19. Minh Phượng says: Trả lời

    Đặt lịch qua hotline, website hoặc fanpage Vietmec đều được. Thật ra đi khám cũng không cần đặt lịch trước nhưng đặt trước thì sẽ được sắp xếp khám nhanh hơn. Vietmec làm việc tất cả các ngày trong tuần nha. Trên vừa có 1 bạn giới thiệu về web rồi nên mình cho bạn link fanpage của pk mà tìm hiểu thêm hoặc đặt lịch nhé https://www.facebook.com/VietMec.org/

  20. Đào Thu Hiền says: Trả lời

    ce nào lưu ý bị sa tử cung thì nên tạm thời kiêng quan hệ, chú ý đến việc vệ sinh tránh để bị viêm nhiễm phụ khoa nhé!

  21. Ngọc Duyên says: Trả lời

    em thì cũng hoàn thành nhiệm vụ 2 đứa rồi muốn sinh thêm đứa nữa mà kinh tế hiện chưa cho phép giờ lại thấy bảo  sinh nhiều dễ dẫn đến sa tử cung nên thôi chắc dừng lại ở đây thôi vậy. Nhưng mà e vẫn đang băn khoăn k biết nên dùng biện pháp tránh thai nào, ce nào có kinh nghiệm vụ này chỉ em với ạ, em cảm ơn!!!

  22. Thuý THuý says: Trả lời

    Đây này 1 đống các biện pháp tránh thai cho các ce lựa chọn luôn nhé, y học ngày càng phát triển nên có rất  nhiều các biện pháp tránh thai chứ có phải như ngày xưa đâu https://vietmec.org/tranh-thai-tong-quan-va-cac-bien-phap-tranh-thai-thuong-gap-n3146.html

  23. Hằng Nga says: Trả lời

    nhiều pp tránh thai pp nào cũng tốt cả nhưng quan trọng là phải hợp có, có người hợp cái này người hợp cái kia thế nên khi quyết định áp dụng pp nào ce cũng nên tham khảo thêm ý kiến của bs nhé. Như mình thì mình áp dụng biện pháp cấy que tránh thai. Trước khi cấy mình có gọi điện cho bên pk sản phụ khoa Vietmec để nhờ tư vấn sau đó mình qua trực tiếp pk các bs lại tư vấn thêm 1 lần nữa, ưng thì ký giấy làm thôi. Nói chung mà bên này họ rất có trách nhiệm với các dịch vụ.

  24. Hân Hân says: Trả lời

    em cũng đang đau đầu k biết tránh thai kiểu gì đây, xong nhiệm vụ đủ nếp đủ tẻ rồi mà đặt vòng k có hợp, uống thuốc thì lúc nhớ lúc quên, dùng bao các thứ thì a nhà k có thích, haizzz thực sự chán luôn :((( có chị nào có biện pháp nào hay chỉ em với ạ!!!!

  25. Mẹ Nghé says: Trả lời

    em cũng từng như chị cuối cùng thì em đã biết đến pp cấy que tránh thai, đây thực sự là ánh sáng của cuộc đời e. E uống thuốc thì não sứa luôn chứ k phải não cá nữa quên suốt ngày luôn nên thuốc k thể phát huy đc tác dụng, dùng bao thì ô chồng hay dỗi của e k thích dùng, đặt vòng thì e k hợp, đặt rồi nhưng đau bụng dưới dữ dội nên phải tháo. Và cuối cùng nhờ pp cấy que mà giờ đây 2vc e k phải lo lắng nhỡ nữa rồi.

  26. Oanh Phạm says: Trả lời

    pp cấy que tránh thai là như nào thế, cho mình xin thêm thông tin đi bạn ơi…..

  27. Candy Trang says: Trả lời

    Đây này bạn ơi, bạn đọc bài này để biết thêm thông tin về biện pháp cấy que tránh thai nhé! PP này giờ đang đc các ce ưa chuộng lắm đó vì nó là cái que bé xíu cấy dưới da ở bắp tay và có tác dụng 3-5 năm liền đó https://benhviemphukhoa.net/bac-si-nguyen-duong-thuy-hang-cay-que-tranh-thai-va-nhung-dieu-can-biet-n3490.html

  28. Kiều Diễm says: Trả lời

    e thấy các mẹ hay mách nhau tập bài thể dục kegel để cải thiện tình trạng sa tử cung, k biết có mẹ nào áp dụng pp này thành công chia sẻ cho em với ạ!

  29. Hoa Sữa says: Trả lời

    mình có tập rồi đây cũng thấy khá hiệu quả nhưng mà mình vẫn phải kết hợp với việc dùng thêm thuốc của bs nữa cơ chứ tập nguyên cái đó k thì lâu lắm. Nó là bài thể dục mà theo mình nó k bổ ngang thì cũng bổ dọc các bạn sau sinh cứ thử áp dụng xem sao.

  30. Hoa Sữa says: Trả lời

    mình có tập rồi đây cũng thấy khá hiệu quả nhưng mà mình vẫn phải kết hợp với việc dùng thêm thuốc của bs nữa cơ chứ tập nguyên cái đó k thì lâu lắm. Nó là bài thể dục mà theo mình nó k bổ ngang thì cũng bổ dọc các bạn sau sinh cứ thử áp dụng xem sao.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo