Sa tử cung: Những thông tin tổng quan và cách điều trị hiệu quả

Bài nên đọc:

>> Giải đáp: Bị sa tử cung có quan hệ được không?

>> Hỏi – đáp: Sa tử cung có mang thai được không?

Sa tử cung là gì?

Để giúp chị em hiểu được sa tử cung là gì một cách chính xác và đầy đủ, chúng tôi đã có cuộc trao đổi nhanh với Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà – Nguyên Trưởng khoa Phụ, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương. Bác sĩ cho biết, tử cung (dạ con) được cấu tạo bởi một lớp cơ rất dày, nằm phía dưới bụng, trên bàng quang và có hình dạng quả lê. Phụ nữ chưa mang thai lần nào, thân tử cung thường có kích thước khoảng 6×4 cm.

Trong thời gian mang thai, kích thước thân tử cung tăng dần để trở thành một ổ nằm thoải mái cho thai nhi. Sau khi người phụ nữ sinh con, thân tử cung nhanh chóng co lại nhưng vẫn sẽ to hơn một chút sau mỗi lần sinh đẻ.

Kích thước thân tử cung có thể thay đổi là do thành tử cung có cấu trúc cơ khỏe, có khả năng đàn hồi tốt. Hai bên đầu trên của cổ tử cung có một dây chằng mỗi bên. Nếu dây chằng bị lỏng hoặc cơ nâng hậu môn giảm tác dụng sẽ làm cho tử cung ngả về sau hoặc bị sa xuống.

So sánh vị trí tử cung bình thường và tử cung bị sa xuống

So sánh vị trí tử cung bình thường và tử cung bị sa xuống.

Vậy bị sa tử cung là gì? Y học hiện đại định nghĩa bệnh sa tử cung ở phụ nữ (sa dạ con) là một loại bệnh phụ khoa thường gặp ở chị em phụ nữ đã từng sinh con bằng đường âm đạo (sinh thường). Theo đó, đây là hiện tượng tử cung bị sa vào lòng âm đạo do cơ sàn chậu và dây chằng căng ra và suy yếu, không hỗ trợ đầy đủ trong việc nâng đỡ cho tử cung.

Khi bị bệnh sa tử cung, chị em có thể gặp tình trạng tử cung sa xuống, thập thò vùng âm đạo, tử cung lộ hẳn ra ngoài âm đạo, thậm chí tử cung có thể sa hẳn ra ngoài âm đạo. Không chỉ có vậy, bệnh nếu không được chữa trị kịp thời có thể mang lại những biến chứng kèm theo như sa niệu đạo, sa bàng quang tử cung hay trực tràng ra bên ngoài.

Dấu hiệu sa tử cung

Bệnh sa tử cung được chia làm 3 mức độ: Sa tử cung độ 1, sa tử cung độ 2 và sa tử cung độ 3.

Sa tử cung độ 1: Đây là dạng sa tử cung nhẹ nhất, khi đó người bệnh sẽ gặp tình trạng sa cổ tử cung sa thập thò ở âm đạo. Ở cấp độ này, người bệnh thường bị nặng bụng trước kỳ kinh, đau lưng khi đứng lâu hoặc lao động nặng, tiểu ra ít nước.

Sa tử cung độ 2: Lúc này, tử cung đã sa xuống và lộ ra ngoài âm đạo nhưng thân tử cung vẫn nằm trong âm đạo. Lúc này các triệu chứng trở nên rõ ràng và trầm trọng hơn: phụ nữ đại tiện bị đau và khó khăn, khí hư màu trắng loãng hoặc dạng nhầy, âm ạo xuất huyết bất thường… Khi quan hệ phụ nữ có cảm giác tử cung xệ xuống ngoài miệng âm đạo.

Sa tử cung độ 3: Bệnh sa tử cung ở mức độ nặng nhất, toàn bộ tử cung đã sa hẳn ra ngoài âm đạo. Ở cấp độ này, người bệnh thường gặp các biểu hiện của bệnh sa tử cung là tử cung bị sưng, phù, loét mủ, chảy dịch màu vàng, người bệnh có thể bị sa lồi tử cung tại cơ quan sinh dục, sốt cao, táo bón…

Các biểu hiện sa tử cung kể trên thường không rõ ràng vào sáng sớm và biểu hiện rõ hơn trong ngày.

Hình ảnh sa tử cung theo các cấp độ

Hình ảnh sa tử cung theo các cấp độ.

Do có những triệu chứng tương tự với một số bệnh phụ khoa nên bệnh sa tử cung thường bị nhầm lẫn với bệnh u xơ tử cung, các bệnh ở cổ tử cung và u nang buồng trứng… Vì vậy khi có những triệu chứng kể trên chị em nên đi khám để xác định rõ tình trạng bệnh lý của mình và có hướng điều trị chính xác.

Những đối tượng có nguy cơ mắc sa tử cung

  • Người mang thai nhiều và sinh con nhiều bằng đường âm đạo: Do thai nhi lớn, thời gian chuyển dạ kéo dài và phải dùng sức rặn nhiều khi sinh nên nhiều bà mẹ mắc sa tử cung hoặc bệnh sa cổ tử cung. Trường hợp này được gọi là sa tử cung sau sinh.
  • Phụ nữ tiền mãn kinh, người lớn tuổi: Lão hóa là một nguyên nhân dẫn đến sa tử cung khi lượng estrogen ở người phụ nữ bị giảm đi hoặc ống âm đạo bị tụt xuống. Khi tuổi cao, các cơ vùng chậu của phụ nữ bị suy yếu một cách tự nhiên khiến khả năng giữ tử cung giảm sút. Do đó, bệnh sa tử cung ở người già là trường hợp phổ biến của bệnh sa tử cung.
  • Thường xuyên phải mang vác vật nặng, nhất là phải lao động sớm sau khi sinh mà không kiêng cữ: Sau khi sinh đẻ, các cơ và dây chằng còn yếu, chưa thể phục hồi hoàn toàn. Nếu người mẹ hoạt động quá nặng sẽ khiến cơ thể bị suy nhược, không chỉ dễ mắc bệnh sa tử cung mà còn có nguy cơ mắc hàng loạt bệnh khác.
  • Người bị bệnh ho mãn tính, béo phì, bị táo bón,… cũng có nguy cơ cao mắc sa tử cung.

Những đối tượng có nguy cơ cao bị sa tử cung

Những đối tượng có nguy cơ cao bị sa tử cung.

Vì sao bị sa tử cung?

Phần lớn sa tử cung là do chấn thương ở các cơ đáy xương chậu, cổ tử cung hoặc các mô nâng đỡ tử cung trong quá trình chuyển dạ, đặc biệt là khi bệnh nhân chuyển dạ lâu, sinh con quá to hoặc sinh nhanh.

Sa tử cung ở bà bầu là do cơ thể người phụ nữ bị suy nhược khi mang thai; người mẹ đã từng mang thai nhiều lần trước đó hoặc do sinh non ở những lần trước; làm việc quá sức khi mang thai hoặc làm việc ở tư thế đứng hoặc ngồi xổm trong khoảng thời gian dài; thai quá lớn và quá nặng trong khi bà bầu sức khỏe yếu và không được bồi bổ; do khoảng cách giữa vùng xương chậu lớn tạo khoảng trống lớn hơn so với người bình thường; dây chằng và cơ vùng bụng yếu hoặc đàn hồi kém.

Với người già, sa tử cung là do hệ thống dây chằng bị lão hóa, không đảm bảo chức năng nâng đỡ tử cung.

Bị sa tử cung phải làm sao?

Sa tử cung là một bệnh phổ biến nên chị em phụ nữ cần lưu ý ghi nhớ các triệu chứng để phát hiện bệnh sớm và có cách điều trị kịp thời, tránh để bệnh phát triển và gây ra những biến chứng nghiêm trọng.

Sa tử cung có chữa được không? Căn cứ vào tình trạng sa tử cung cụ thể của từng bệnh nhân cũng như nguyên nhân phát bệnh, mức độ tổn thương tổ chức chống đỡ sinh dục, mức độ sa tử cung có biến chứng hay không, tuổi tác, nhu cầu sinh đẻ và tình trạng sức khỏe của chị em phụ nữ, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa sa tử cung thích hợp nhất.

Nội soi điều trị sa tử cung

Mổ sa tử cung bằng nội soi.

1. Sa tử cung phải làm sao khi bệnh nhẹ?

Nếu bạn bị sa tử cung ở mức độ 1 và 2 thì hoàn toàn có thể điều trị hiệu quả bằng cách nghỉ ngơi hoặc can thiệp đặt vòng, tập thể dục và uống thuốc để làm giảm triệu chứng sa tử cung. Tuy nhiên sa tử cung dùng thuốc gì thì người bệnh cần đi khám để nhận được chỉ định về thuốc phù hợp nhất.

2. Sa tử cung phải làm sao khi bệnh ở mức nặng?

Trường hợp nặng, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng liệu pháp hormone giúp các cơ và dây chằng khỏe hơn. Phương pháp này có tác dụng tốt với một số trường hợp có triệu chứng cơ năng như đau bàng quang, đau khi giao hợp hoặc chuẩn bị phẫu thuật. Đồng thời dùng vòng tròn nhỏ đặt trong âm đạo để giữ nguyên vị trí của tử cung.

Tuy nhiên, nếu sa tử cung đã ở mức độ 3 thì bạn bắt buộc phải phẫu thuật vì khi đó, tử cung bị sa xuống và kéo theo lớp lót âm đạo ra ngoài khiến chúng có thể dễ dàng bị tổn thương và viêm nhiễm.

Y học ngày nay có các hình thức phẫu thuật điều trị sa tử cung bao gồm:

  • Cắt tử cung qua đường âm đạo
  • Cắt tử cung qua đường bụng
  • Cắt tử cung qua bằng nội soi

Trong sinh hoạt hàng ngày, chị em phụ nữ cùng cần tạo cho mình những thói quen để phòng tránh và chữa trị bệnh sa tử cung như tránh những động tác đè nén lên bụng như đứng hoặc ngồi xổm lâu. Đối với phụ nữ mới sinh xong, cần kiêng cữ, không nên rời giường quá sớm, đặc biệt hạn chế làm việc nặng, hạn chế sinh hoạt vợ chồng sau sinh.

Theo các chuyên gia, ngoài việc kiêng cữ không làm việc nặng, chị em sau sinh cũng cần chăm sóc vệ sinh vùng kín sạch sẽ, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để cơ thể khỏe mạnh, giúp các cơ, dây chằng nhanh chóng hồi phục.

3. Điều trị sa tử cung bằng Đông y

Đông y gọi sa tử cung là sa dạ con, âm đỉnh, âm thoát, âm trĩ. Thông thường, khi bệnh ở giai đoạn 1 hoặc mới chuyển sang giai đoạn 2 thì Đông y có thể khắc phục cho chị em.

Đông y sẽ dựa vào thể bệnh để kê đơn thuốc phù hợp

Đông y sẽ dựa vào thể bệnh để kê đơn thuốc phù hợp

Tùy vào từng thể bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Theo Đông y, sa dạ con sẽ có những thể bệnh sau:

Thế khí hư hạ hãm: Phương pháp trị thể này là bổ trung, ích khí thăng đề để khắc phục triệu chứng tử cung thập thò âm đạo. Các vị thuốc được sử dụng gồm hoàng kỳ, trần bì, cam thảo, đương quy, bạch truật… với tác dụng bổ tỳ, ích khí.

Thể thận hư không cố nhiếp: Phương pháp trị bệnh thuộc thể này đó là cố thoát thăng đề, tư bổ thận dương. Bao gồm các vị thuốc như: thục địa, sơn thù, hoài sơn, đỗ trọng, kỷ tử…

Thể thấp nhiệt hạ bộ/ âm đỉnh: Ban đầu bác sĩ sẽ kê những vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, thẩm thấp, sau đó khi hết viêm nhiễm trùng sẽ lựa chọn bài thuốc trại sa dạ con phù hợp với từng thể trạng.

Và những bài thuốc cần được bác sĩ có tay nghề, kinh nghiệm kê đơn. Bởi nếu không có kinh nghiệm bốc thuốc hiệu quả sẽ không cao, thậm chí còn gây tác dụng phụ.

Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà là một trong những bác sĩ chữa sản phụ khoa bằng Đông y uy tín hiện nay. Với gần 40 năm kinh nghiệm, từng là trưởng khoa Phụ Bệnh viện YHCT Trung ương bác sĩ đã chứng minh được năng lực và chuyên môn của mình.

Chị em có thể tới 123 Hoàng Ngân, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội để được bác sĩ bắt mạch, thăm khám và điều trị.

Sa tử cung nên ăn gì?

Sa tử cung nên ăn gì cũng là một thắc mắc của nhiều chị em. Nếu thấy xuất hiện hiện tượng sa tử cung, chị em cần tẩm bổ cơ thể, khí huyết bằng những món ăn như cháo nhân sâm, cháo sâm thị, canh nhân sâm, sơn dược hầm gà đen, canh nhân sâm hầm dạ dày, canh hoàng thị hầm thịt dê… Bên cạnh đó, bạn cần bổ sung nhiều rau xanh và uống nhiều nước để tránh táo bón.

Như vậy, với những thông tin trên, bài viết đã giải đáp rõ sa tử cung là bệnh gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh sa tử cung hiệu quả. Mong rằng bài viết sẽ giúp chị em phụ nữ không quá lo lắng và bế tắc khi phát hiện mắc bệnh sa tử cung.

Xem thêm: Hướng dẫn bạn các bài tập chữa sa tử cung hiệu quả bạn nên áp dụng ngay

Phương Vy (tổng hợp)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo