Giải đáp: đau bụng kinh uống thuốc panadol được không?

>> Tình trạng đau bụng kinh kéo dài bao lâu thì hết?

>> Đau bụng kinh nên ăn gì? 3 thực phẩm vàng chị em không nên bỏ qua

Hỏi: Xin chào bác sĩ. Em là Hoài Thương, năm nay 22 tuổi. Em rất hay bị đau bụng kinh dữ dội khi đến tháng. Gần đây bạn bè em có mách rằng uống Panadol có thể điều trị được chứng đau bụng kinh này. Vậy xin hỏi bác sĩ bị đau bụng kinh uống thuốc Panadol được không? Mong bác sĩ có thể giải đáp sớm giúp em! Em cảm ơn.

(Hoài Thương, Đống Đa – Hà Nội)

Hoài Thương thân mến,

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho các bác sĩ của chuyên mục Hỏi – đáp benhviemphukhoa.net. Sau đây bác sĩ của chuyên mục sẽ giải đáp cụ thể vấn đề bạn đang thắc mắc.

Panadol là loại thuốc rất quen thuộc với mọi người và thường được sử dụng để điều trị khi bị nhức đầu nhẹ hoặc vừa. Vì có tác dụng giảm đau nhanh nên nhiều chị em thường truyền tai nhau dùng thuốc này để điều trị đau bụng kinh. Nhiều trường hợp sau khi dùng thuốc thấy có tác dụng với những cơn đau bụng kinh nên rất tin tưởng dùng lâu dài loại thuốc này.

Vậy, đau bụng kinh uống thuốc Panadol được không?

Thuốc giảm đau Panadol có chứa thành phần Paracetamol có tác dụng gảm đau và hạ sốt. Chính vì vậy thuốc này rất hiệu quả trong việc điều trị các chứng đau đầu, đau nửa đầu, đau bụng kinh, đau họng, đau răng, đau cơ xương, đau do viêm xương khớp…

Đau bụng kinh uống thuốc panadol được không? - Không

Đau bụng kinh uống thuốc Panadol được không?

Vì có thành phần dược liệu giảm đau nên Panadol cũng có những tác dụng đối với trường hợp đau bụng kinh. Tuy nhiên thuốc này thực sự có khả năng chữa được chứng đau bụng kinh không thì câu trả lời là không.

Vì sao không nên dùng Panadol chữa đau bụng kinh?

Nhiều chị em bị đau bụng kinh dùng thuốc Panadol cảm thấy đỡ đau nên tiếp tục dùng loại thuốc này mỗi lần đến tháng. Tuy nhiên việc dùng thuốc Panadol chỉ giúp làm giảm đau trong trường hợp cơn đau ở mức độ nhẹ và đau trong thời gian ngắn từ 1 – 2 ngày. Thực tế thuốc không có tác dụng điều trị dứt điểm tình trạng đau bụng kinh xảy ra thường xuyên.

Những phụ nữ bi đau bụng kinh dữ dội trong nhiều ngày và bị đau hàng tháng thì không nên dùng thuốc này vì có thể gặp phải nhiều nguy cơ đối với sức khỏe:

– Bị đau bụng kinh uống thuốc Panadol được không?- gây nhiều tác dụng phụ

Khi dùng thuốc Panadol mà không có chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: Giảm tiểu cầu, gặp các triệu chứng mẫn cảm trên da như ban đỏ, phù mạch…, co thắt phế quản do mẫn cảm với aspirin, viêm gan…

– Lạm dụng thuốc giảm đau Panadol có thể gây nguy hại cho sức khỏe

Thông thường, Paracetamol không gây độc ở liều lượng điều trị thông thường. Tuy nhiên trong một số trường hợp, nếu dùng thuốc với liều lượng cao hơn 3,9 gam Paracetamol/ngày và dùng thuốc trong nhiều ngày chị em có thể gặp phải các nguy cơ dưới đây:

Lạm dụng panadol có thể gây ra nhiều nguy hiểm

Lạm dụng panadol trị đau bụng kinh có thể gây ra nhiều nguy hiểm

+ Viêm loét, xuất huyết đường tiêu hóa: dùng Panadol lâu ngày có thể làm tổn thương màng nhầy ở dạ dày và gây viêm loét đường ruột, xuất huyết ở hệ tiêu hóa. Nhiều trường hợp bị tổn thương ở hệ tiêu hóa gây ói mửa, sụt cân, thậm chí phải tiến hành can thiệp ngoại khoa.

+ Tổn thương gan: Khi dùng thuốc có chứa thành phần Paracetamol trong nhiều ngày mà không có chỉ định của bác sĩ hoặc không có các loại thuốc chức năng giúp hỗ trợ gan, người bệnh dễ bị tổn thương gan. Đây là nguyên nhân gây ra cảm giác chán ăn, buồn nôn, suy gan và có thể dẫn đến tử vong.

+ Tổn thương thận:Panadol có chứa các thành phần là Pracetamol và Ibuprofen nên nếu dùng lâu dài, dùng quá liều có thể làm suy giảm chức năng của thận.

+ Nghiện thuốc: lạm dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài, với liều lượng cao để trị đau bụng kinh, người bệnh rất dễ bị nghiện thuốc. Khi không thể ngừng dùng thuốc, hệ tiêu hóa, gan, thận … chắc chắn bị ảnh hưởng nặng và dẫn tới nhiều bệnh nguy hiểm cho cơ thể.

+ Huyết áp cao: Theo nghiên cứu của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, những người dùng thuốc giảm đau có chứa aspirine trong thời gian dài dễ mắc bệnh huyết áp cao với tỉ lệ gấp 2 lần so với những người bình thường.

+ Bệnh về xương khớp: Những người sử dụng thuốc Panadol trong thời gian dài có thể mắc các chứng vôi hóa cột sống, loãng xương và gãy xương.

Ngoài các nguy cơ trên, việc sử dụng Panadol để điều trị đau bụng kinh mà không được bác sĩ thông qua có thể khiến chị em gặp nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe. Nguyên nhân là vì nhiều khi đau bụng kinh có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, dính khoang tử cung, chít hẹp cổ tử cung…

Mách bạn biện pháp giảm đau bụng kinh không cần dùng thuốc

Khi bị đau bụng kinh, tốt nhất Hoài Thương và chị em nên đi khám phụ khoa để được bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra bạn cũng có thể vận dụng  biện pháp giảm đau bụng kinh tại nhà mà không cần quan tâm đau bụng kinh uống thuốc Panadol được không? như sau:

– Không ăn những thực phẩm lạnh như đá lạnh, kem, tôm, cua, sò, hến… khi đến tháng.

– Dùng túi chườm nóng để chườm bụng khi bị đau bụng.

Dùng túi chườm nóng bụng để chữa đau bụng kinh

Dùng túi chườm nóng bụng để chữa đau bụng kinh

– Nên uống nhiều nước (2,5l mỗi ngày) và uống nước ấm trong những ngày kinh nguyệt.

– Bổ sung thêm sắt và những thực phẩm chứa nhiều sắt để bù lại lượng máu đã mất.

– Tránh sử dụng rượu bia và các chất kích thích.

Như vậy, với những chia sẻ trên chắc rằng Hoài Thương đã có đáp án cho câu hỏi đau bụng kinh uống thuốc Panadol được không? Mong rằng bạn sớm đến gặp bác sĩ phụ khoa để được tư vấn, điều trị và không phải lo lắng đau bụng khi đến tháng nhé.

Chúc bạn nhiều sức khỏe!

Xem thêm: Đánh bay đau bụng kinh hiệu quả bằng thảo dược dễ kiếm

Tuyết Trinh (t/h)

ArrayArray

Bình luận

  1. Tâm An says: Trả lời

    Các mẹ ơi em thường hay bị đau bụng kinh rất lâu, đau từ trước kỳ kinh, trong thời gian hành kinh và cả sau khi hết kinh một hai ngày. Không biết bị như vậy có đáng lo không ạ tại vì 5-6 tháng gần đây em mới bị nên chưa đi khám.

  2. Lưu Quỳnh Anh says: Trả lời

     

    Hầu như đa số các chị em phụ nữ chúng mình đều gặp phải hiện tượng đau bụng kinh trong những ngày “đèn đỏ”. Thường thì khi mắc chứng bệnh trên, các chị em sẽ ra ngay hiệu thuốc Tây và mua vài viên thuốc giảm đau để uống. Tuy nhiên hiệu quả mang lại tức thời dễ khiến chúng ta lầm tưởng về công dụng của panadol, chị em nên tìm hiểu thật kỹ về thuốc trước khi sử dụng nhé.

  3. Quỳnh ANh says: Trả lời

     

    Hầu như đa số các chị em phụ nữ chúng mình đều gặp phải hiện tượng đau bụng kinh trong những ngày “đèn đỏ”. Thường thì khi mắc chứng bệnh trên, các chị em sẽ ra ngay hiệu thuốc Tây và mua vài viên thuốc giảm đau để uống. Tuy nhiên hiệu quả mang lại tức thời dễ khiến chúng ta lầm tưởng về công dụng của panadol, chị em nên tìm hiểu thật kỹ về thuốc trước khi sử dụng nhé.

  4. lê Thị hà says: Trả lời

     

    Gừng vốn là gia vị được sử dụng rộng rãi như một phương thức để chữa đau bụng kinh. Hương vị cay nồng của nó có tác dụng như một chất chống các cơn co thắt. Bạn có thể bổ sung gừng tươi vào các món ăn hàng ngày, hoặc uống nước nóng có thêm vài lát gừng để giúp cơn đau dịu nhẹ đi.

  5. Phương Nhi says: Trả lời

    Có mẹ nào có cách chữa đau bụng kinh tại nhà mà không cần dùng thuốc không ạ? Em dạo gần đây đang cố bỏ thuốc giảm đau vì nó rất hại sức khỏe, nhưng thực sự thì bị cơn đau hành hạ rất khổ các mẹ ạ.

  6. hà Duyên says: Trả lời

     

    Lạm dụng Panadol là không tốt đâu các mẹ ạ. Tác dụng phụ mà panadol dẫn đến cho người dùng mặt dù rất hiếm gặp nhưng sẽ dẫn đến các triệu chứng như : Giảm tiểu cầu, phản ứng quá mẫn, phản ứng mẫn cảm trên da như: ban đỏ, phự mạch, hội chứng Stevens Johnson, co thắt phế quản ở các bệnh nhân mẫn cảm với aspirin và các NSAID khác, bất thường gan, có thể gây viêm gan.Vì vậy nên dùng liều lượng và không nên lạm dụng.

  7. Anh Như says: Trả lời

     

    Nếu chi em lạm dụng sẽ dẫn đến tình trạng nghiện thuốc, đặc biệt là đối với những người sử dụng chúng trong thời gian kéo dài. Theo thống kê từ tổ chức Quản lý lạm dụng chất nghiện và sức khỏe tâm thần Mỹ, có khoảng 6 triệu người Mỹ bị nghiện những thuốc giảm đau điển hình như Panadol.

  8. Thái Trinh says: Trả lời

     

    Em rất hợp với panadol, mỗi lần đến tháng mà không có em này là người ngợm mệt mỏi, bụng đau lưng đau quằn quại không làm ăn được già cả.

  9. Thùy Minh says: Trả lời

    Em năm nay 21 tuổi, thực ra hơi ngại nhưng em vẫn phải hỏi, có ai biết lí do đau bụng kinh là do đâu không ạ, em thấy nó rất khó chịu và ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống, mặc dù đã tìm hiểu khá nhiều nhưng em vẫn thấy chưa hiểu lắm?

  10. Phương Ngọc says: Trả lời

     

    Em thấy dùng Panadol khá tốt mà,là một loại thuốc giảm đau, có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng đau nhức trong cơ thể. Nhất là với đau bụng kinh, loại thuốc này sẽ giúp chị em bớt mệt mỏi, đau đớn trong những ngày hành kinh kéo dài.

  11. Minh Thư says: Trả lời

     

    Không chỉ khiến lá gan bị tổn thương, mà những loại thuốc giảm dau ccos chứa thành phần Paracetamol và ibuprofen, khi sử dụng quá nhệu hoặc dụng chúng và nhất là những bệnh nhân có tiền sử các bệnh lý về thận sẽ dẫn đến tổn thương thận một cách nghiêm trọng. Chính vì vậy, khi sử dụng phải có sự chỉ định của bác sĩ.

  12. Thái Hà says: Trả lời

     

    Chị em nào uống thuốc Panadol để chữa trị đau bụng kinh phải tuyệt đối tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa nhé. Các chị  không nên tùy ý sử dụng mà không có sự chỉ định của bác sĩ. Như vậy sẽ rất nguy hiểm và gây hại cho cơ thể.

  13. Tuyết Trâm says: Trả lời

     

    Mình mới đọc được bài này thấy rất là hữu ích nè các mẹ https://benhviemphukhoa.net/cach-giam-dau-bung-kinh-hieu-qua-nhanh-chong-chi-em-da-biet-chua-n4626.html

  14. Lâm Ánh Như says: Trả lời

     

    Mình thấy có rất nhiều chị em phụ nữ đã sử dụng thuốc không đúng liều, sử dụng một cách tùy tiện. Chính việc lạm dụng thuốc quá mức khiến không ít chị em gặp phải những vấn đề rắc rối trong cuộc sống. Mặc dù thuốc Panadol có tác dụng tức thời nhưng cũng chính loại thuốc này gây ra không ít tác dụng phụ cho cơ thể.

  15. Phan Thị Quyên says: Trả lời

     

    Để giảm đau có thể massage nhẹ nhàng, chườm nóng, uống nước gừng hay ăn nhẹ. Trước khi đến kỳ vài ngày nên tránh các thực phẩm lạnh, nhiều gia vị, tươi sống. Trong kỳ kinh nên ăn ngải cứu nữa các mẹ ạ.

  16. Khánh Chi says: Trả lời

     

    Không nên tự ý dùng thuốc đâu các mẹ ạ, trước đây em thấy đau bụng còn cứ tưởng đau bụng kinh, mãi chồng giục đi khám mới ra là u xơ, nên chị em có uống thuốc gaimr đau cũng không hết bệnh được. Tốt nhất là nếu thấy đau bất thường hoặc quá sức chịu đựng thì nên đi khám để được bác sĩ tư vấn và điều trị cho, chứ mình không biết gì đừng tự ý uống thuốc nhé.

  17. Lâm Hà says: Trả lời

     

    Bác sĩ luôn dặn em trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào cũng nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ. Để chữa trị bệnh đau bụng kinh, chị em nên đến các cơ sở y tế để bác sĩ chuyên khoa thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp.

  18. Ngọc Ánh says: Trả lời

     

    Không nên lạm dụng thuốc giảm đâu đâu các mẹ, vì nó sẽ ảnh hưởng đến cơ quan tiêu hóa và gây ức chế thần kinh nữa, em là cứ đau lắm mới phải uống thôi.

  19. Phạm Thị MInh says: Trả lời

     

    Mình luôn áp dụng các phương pháp giảm đau bụng kinh tại nhà như chườm nóng hay là thêm ngải cứu vào thực đơn ăn. Thực sự thì mình rất phản đối việc cứ đến kỳ kinh là chị em lại làm ngay 1 vì panadol, cái này không tốt cho sức khỏe đâu ạ.

  20. Hòa Phạm says: Trả lời

    Mình thấy nhiều người bị đau bụng kinh hay uống Nospa, mình cũng phải công nhận hiệu quả của loại thuốc này, nhưng tất nhiên thuốc thì sẽ có mặt lợi mặt hại, vậy thì chị em đã biết cách uống thuốc sao cho an toàn chưa?

     

    https://benhviemphukhoa.net/thuoc-dau-bung-kinh-nospa-nen-dung-the-nao-de-khong-gap-nguy-hiem-n5525.html

  21. Trâm Lê says: Trả lời

     

    Các loại thuốc chống viêm, giảm đau tuy có tác dụng giảm đau nhanh nhưng cũng gây tác dụng phụ lên gan, thận, dạ dày như làm viêm loét dạ dày, độc gan, thận… Còn uống thuốc tránh thai có tác dụng làm mỏng nội mạc tử cung theo thời gian, giảm đau bụng kinh rõ rệt nhưng sẽ có hại đến khả năng sinh sản của các chị em, đồng thời nó còn làm tăng nguy cơ tim mạch, mỡ máu, nguy cơ tắc mạch…Nên tốt nhất là chị em nên chữa đau bằng các liệu pháp tự nhiên.

  22. Nguyễn Thu Hà says: Trả lời

     

    Cá hồi rất giàu vitamin D, có thể hạn chế các cơn đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt. Ăn 100g cá hồi mỗi ngày cung cấp cho cơ thể lượng vitamin D cùng canxi và axit béo omega-3 cần thiết làm giảm sự khó chịu của đau bụng kinh đấy các bạn ạ.

  23. Trần Thị Hiền says: Trả lời

     

    Chuối chứa nhiều kali và vitamin B6 với tác dụng giảm khả năng giữ nước, có khả năng chống co thắt, nên để giảm đau bụng kinh bạn gái nên ăn nhiều quả chuối chín, có thể kết hợp chuối cùng với sữa chua để tạo thành một món ăn có tác dụng đẹp da và cũng có hiệu quả tốt cho chu kỳ kinh nguyệt.

  24. Hoài Thu says: Trả lời

     

    Các chị tuyệt đối không  nên mách nhau dùng các loại thuốc vì ngoài những tác dụng phụ thìnhiều khi đau bụng kinh không phải là trạng thái sinh lý bình thường mà là biểu hiện của một số bệnh lý như bệnh lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, cổ tử cung chít hẹp, dính khoang tử cung.Nên tự ý dùng thuốc là nguy hiểm lắm đấy.

  25. Thái An says: Trả lời

     

    Dấu hiệu bất thường như vậy đáng lẽ em nên đi khám ngay, còn đau bụng kinh lâu có nguy hiểm không thì em đọc thử bài này nhé https://benhviemphukhoa.net/dau-bung-kinh-keo-dai-bao-lau-thi-nguy-hiem-va-khac-phuc-the-nao-n4528.html

  26. Lại Hứa Châu says: Trả lời

     

    Chị ơi chị có thử chườm nóng chưa? Em thấy chườm như vậy rất êm bụng, giảm hay đau tức bụng mà còn tiêu mỡ nữa. Vote chườm nóng chị ạ.

  27. Mai Ly says: Trả lời

    https://benhviemphukhoa.net/nguyen-nhan-dau-bung-kinh-ban-can-biet-de-xu-tri-dung-cach-n4549.html

     

    Đây em ạ, cũng tùy người mới đau bụng thôi, chứ như chị là không đau đớn gì bao nhiêu năm nay, kinh cứ đến rồi lại đi thôi à.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo