Bạn nên đọc:
>> Uống nước dừa giảm đau bụng kinh lại có thêm vô vàn tác dụng tuyệt vời khác
>> Chị em nên biết đau bụng kinh quá phải làm sao?
Ưu và nhược điểm của thuốc giảm đau bụng kinh mofen 400 là gì?
Đau bụng kinh là một hiện tượng thường gặp ở nữ giới khi bước vào thời kỳ kinh nguyệt. Hiện tượng này thường biểu hiện ra bằng những cơn đau ở nhiều mức độ như: Đau nhẹ, đau âm ỉ, đau dữ dội và có cảm giác quặn thắt… Ngoài cảm giác đau, phụ nữ bị đau bụng kinh còn có thể gặp phải cảm giác buồn nôn, tụt huyết áp…
Chính vì vậy, đau bụng kinh trở thành nỗi ám ảnh của rất nhiều chị em khi đến tháng. Để đẩy lùi các cơn đau, phụ nữ bị đau bụng kinh thường sử dụng các loại thuốc giảm đau trong đó có thuốc Mofen 400.
Ưu điểm của thuốc giảm đau bụng kinh Mofen 400
Mofen 400 là thuốc giảm đau có thành phần chính là ibuprofen, một chất có tác dụng chống viêm và là dẫn xuất từ acid propionic. Giống với các thuốc giảm đau không có cấu trúc steroid khác, Mofen 400 có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm nhanh chóng. Cụ thể, thuốc Mofen 400 phát huy hiệu quả điều trị trong các trường hợp: Đau đầu, đau răng, đau khớp, đau mô mềm do chấn thương và sau mổ.
Thuốc giảm đau bụng kinh Mofen 400
Ibuprofen có ưu điểm là làm giảm viêm nhanh chóng sau hai ngày. Đây cũng là chất có dược lực mạnh giúp hạ sốt mạnh hơn aspirin. Đặc biệt, chất ibuprofen được đánh giá là thuốc có độ an toàn cao nhất trong các thuốc chống viêm không có steroid.
Ngoài tác dụng chống viêm, hạ sốt, Mofen 400 cũng có khả năng ức chế men tổng hợp Prostaglandin - một chất có khả năng làm tử cung co bóp nhiều gây ra hiên tượng đau bụng kinh ở nữ giới.
Nhược điểm của thuốc giảm đau bụng kinh Mofen 400
Giống như các thuốc giảm đau không có Steroid khác, Mofen 400 có thể khiến người bệnh gặp phải các nguy cơ không mong muốn trên gan và đường tiêu hóa như men gan tăng, viêm loét dạ dày – tá tràng…
Chất ibuprofen có khả năng ức chế tổng hợp Prostagcyclin ở thận, gây nguy cơ ứ nước do làm giảm dòng máu chảy tới thận. Chính vì vậy, thuốc thuốc giảm đau bụng kinh cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến cơ quan này.
Lạm dụng thuốc giảm đau bụng kinh Mofen 400 gây ra bệnh đường tiêu hóa
Ngoài ra, thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn cho người bệnh như nổi mề đay, dị ứng, nổi mẩn, buồn nôn tiêu chảy, phân có lẫn máu, đau bụng, khó thở…
Khi gặp phải các tác dụng phụ này, người bệnh nên dừng sử dụng thuốc và đến gặp bác sĩ để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.
Khi dùng thuốc Mofen 400 cần lưu ý gì?
- Thuốc không áp dụng cho trường hợp những người có mẫn cảm với thành phần của thuốc, phụ nữ đang có thai, phụ nữ đang cho con bú, người bị xuất huyết dạ dày và người bị bệnh lupus ban đỏ.
- Khi dùng thuốc giảm đau bụng kinh Mofen 400, người sử dụng cần lưu ý không nên dùng chung với các loại thuốc giảm đau khác, các thuốc lợi tiểu, thuốc chống đông để tránh làm các thuốc tác dụng với nhau gây ra tác dụng phụ và những nguy hiểm cho người sử dụng.
- Đau bụng kinh nhiều khi không phải là hiện tượng sinh lý bình thường mà nó có thể là triệu chứng của một căn bệnh phụ khoa nguy hiểm nào đó như lạc nội mạc tử cung, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung… Chính vì vậy, các bác sĩ phụ khoa luôn khuyến cáo người bị đau bụng kinh đi khám phụ khoa để biết rõ tình trạng bệnh.
Khi đã xác định được tình trạng sức khỏe của người bênh, các bác sĩ sẽ có tư vấn về phương pháp điều trị và chỉ định loại thuốc cho phù hợp với người dùng để đảm bảo độ an toàn khi điều trị.
Bên cạnh việc dùng thuốc giảm đau bụng kinh Mofen 400, chị em gái có thể áp dụng thêm những biện pháp sau để hỗ trợ giảm đau bụng kinh nhanh chóng tại nhà:
Chườm ấm bụng giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả
- Dùng túi chườm chườm ấm bụng khi bị đau bụng kinh.
- Uống nhiều nước ấm (khoảng 2.5 lít/ ngày) trong những ngày đèn đỏ.
- Nghỉ ngơi nhiều, tránh hoạt động mạnh khi bị đau bụng.
- Ăn uống khoa học, bổ sung thêm những thực phẩm giàu sắt và hạn chế ăn các đồ lạnh.
Như vậy, thuốc giảm đau bụng kinh Mofen 400 cũng như nhiều thuốc chữa đau bụng kinh khác đều có cả ưu và nhược điểm. Tuy nhiên nếu sử dụng thuốc đúng cách và hợp lý theo như chỉ định của bác sĩ người bệnh sẽ đạt được hiệu quả điều trị tốt và độ an toàn cao.
>> Xem thêm: Đau bụng kinh có nên uống thuốc giảm đau không?
Đau bụng kinh, tiềm ẩn nguy cơ mắc viêm lộ tuyến cổ tử cung
Tuyết Trinh (t/h)
Đau bụng kinh nên ăn gì? Top 5 thực phẩm hàng đầu chị em cần phải nhớ
Điểm mặt những nguyên nhân đau bụng kinh điển hình chị em cần biết
Đau bụng kinh nên làm gì để thoát khỏi những cơn đau ám ảnh
Thuốc đau bụng kinh và những lưu ý khi sử dụng chị em nhất định phải biết
Mẹo trị đau bụng kinh rất đơn giản chị em không nên bỏ qua
Giải pháp cho những nàng chưa biết đau bụng kinh quá phải làm sao?
Chữa đau bụng kinh bằng phương pháp đơn giản hiệu quả
Đau bụng kinh kéo dài bao lâu thì nguy hiểm và khắc phục như thế nào?
Cách trị đau bụng kinh từ đỗ đen và gạo tẻ đơn giản nhưng hiệu quả số 1
Đau bụng dưới bên trái: Những căn bệnh nguy hiểm mà chị em ít ngờ tới