Đau bụng kinh do đâu? Phải làm sao để thoát khỏi những cơn đau?

Bài nên đọc:

>> Mẹo trị đau bụng kinh đơn giản chị em không nên bỏ qua

>> Cách chữa đau bụng kinh dân gian bằng loại lá có ngay trong vườn nhà

Đau bụng kinh hay còn gọi là đau bụng kinh nguyệt, đau bụng hành kinh, là sự xuất hiện của những cơn đau liên hồi và co thắt tại vùng bụng dưới. Tùy vào từng đối tượng mà bệnh nhân có thể bị đau bụng kinh âm ỉ, đau bụng kinh dữ dội hoặc đau bụng kinh bất thường… Thậm chí có những phụ nữ bị đau bụng kinh quá mức hoặc đau bụng kinh quằn quại đến mức không thể làm việc hiệu quả.

Những triệu chứng thường gặp khi bị đau bụng kinh

Khi bị đau bụng kinh, người bệnh có thể gặp phải những triệu chứng như sau:
  • – Phụ nữ bị đau bụng kinh nhiều và liên tục ở vùng bụng dưới, mức độ có thể thay đổi tùy thể trạng từng bệnh nhân, có người chỉ đau bụng kinh âm ỉ nhưng có người đau bụng kinh như gãy xương sườn.

 Đau bụng kinh có nhiều cấp độ, từ âm ỉ, đau nhẹ đến đau dữ dội

Đau bụng kinh có nhiều cấp độ, từ âm ỉ, đau nhẹ đến đau dữ dội
  • Đau bụng kinh kéo dài bao lâu? Phụ nữ có thể bị đau bụng kinh trước mấy ngày có kinh nhưng thường là từ 1 – 3 ngày trước kỳ kinh, đau nặng vào ngày đầu của chu kỳ, sau đó cơn đau sẽ giảm dần trong khoảng 3 ngày. Tuy nhiên cũng có nhiều bệnh nhân bị đau bụng lâu hơn và thời điểm bị đau bụng kinh có thể là đau bụng trước kỳ kinh 1 tuần hoặc đau bụng trước kỳ kinh 2 tuần.
  • Khi đến chu kỳ kinh, phụ nữ có thể bị đau bụng kinh bên trái, đau bụng kinh bên phải, đau bụng kinh đau lưng và lan xuống đùi.
  • Nhiều phụ nữ khi đến tháng còn gặp tình trạng đau bụng kinh và buồn nôn do có cảm giác bị áp lực trong bụng, khó chịu ở dạ dày.

Nguyên nhân gây đau bụng kinh do đâu?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau bụng khi đến ngày “nguyệt san” ở nữ giới. Theo các chuyên gia phụ khoa, có một số nguyên nhân gây đau bụng kinh phổ biến như sau:
  • Sự co bóp quá mức của tử cung

trong thời kỳ kinh nguyệt, tử cung sẽ co bóp tích cực để đẩy máu kinh và nội mạc tử cung bị bong tróc ra ngoài. Trong trường hợp cơ thể phụ nữ có nồng độ hormone prostaglandin cao, tử cung sẽ bị kích thích hoạt động, gây ra các cơn co thắt cơ tử cung.
Đau bụng kinh do sự co thắt mạnh của tử cung gây ra những cơn đau dữ dội
Sự co thắt tử cung nghiêm trọng sẽ làm co các mạch máu nuôi tử cung. Lúc này cơ tử cung phải mất một thời gian ngắn để cung cấp oxi, do đó làm xuất hiện những cơn đau bụng kinh ở phái nữ.
  • Lạc nội mạc tử cung

Căn bệnh này cũng là một trong những nguyên nhân khiến phụ nữ bị đau bụng kinh bất thường. Những mô nội mạc đi lạc ra khỏi lòng tử cung nhưng vẫn bong tróc khi đến chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên máu và nội mạc đi lạc bong tróc không thể thoát ra ngoài được nên tạo ra viêm nhiễm tại các cơ quan mà nội mạc đi lạc khu trú. Do đó phụ nữ gặp phải những cơn đau bụng kinh nhưng không ra máu và kéo dài.
Phụ nữ cần đề phòng bởi cơn đau bụng kinh rất có thể là do lạc nội mạc tử cung
  • U xơ tử cung
Phụ nữ mắc u xơ tại tử cung cũng là đối tượng thường bị đau bụng kinh ra máu cục, trễ kinh đau bụng dưới âm ỉ hoặc đau bụng kinh ra nhiều máu. Nguyên nhân là vì những khối u xơ phát triển ở tử cung khiến lớp nội mạc tử cung phát triển không bình thường, cùng với đó cấu trúc tử cung bị thay đổi. Chính vì vậy những khối u xơ sẽ khiến phụ nữ bị đau bụng và máu kinh nhiều hơn hoặc máu kinh khó thoát ra ngoài do khối u xơ mọc ở vùng cổ tử cung…
U xơ tử cung là một trong những nguyên nhân dẫn đến đau bụng kinh
U xơ tử cung là một trong những nguyên nhân dẫn đến đau bụng kinh
  • Hẹp cổ tử cung
Đây cũng là một trong những nguyên nhân cản trở dòng chảy của máu kinh, làm tăng áp suất bên trong tử cung và gây đau đớn. Do đó phụ nữ bị hẹp tử cung thường bị chậm kinh đau bụng âm ỉ, đau bụng kinh mà không ra máu hoặc đau bụng kinh máu vón cục.
Hẹp cổ tử cung cũng là nguyên nhân gây ứ đọng máu kinh trong mỗi chu kỳ, dẫn đến thống kinh

Đau bụng kinh có ảnh hưởng gì không?

Đau bụng kinh không gây ra những biến chứng về tình trạng sức khỏe nhưng hiện tượng này có thể làm ảnh hưởng đến các hoạt động sống của phụ nữ.
Cảm giác đau đớn ở mức độ trầm trọng sẽ khiến người bệnh không thể tập trung vào công việc. hoạt động học tập cũng như những hoạt động trong đời sống. Bên cạnh đó tình trạng này khiến tâm lý phụ nữ trở nên bất ổn, dễ cáu gắt và lo lắng.
Ngoài ra, những trường hợp đau bụng kinh là triệu chứng của một số bệnh lý phụ khoa khác như lạc nội mạc tử cung, u lạc nội mạc, viêm dính tử cung, u xơ tử cung… người bệnh có thể bị ảnh hưởng về chức năng sinh sản, khó có con, dễ bị sảy thai hoặc bị suy giảm sức khỏe. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh nhân có thể mất đi khả năng làm mẹ và bị đe dọa về tính mạng.

Vậy đau bụng kinh phải làm sao?

Khi bị đau bụng kinh kéo dài và có cảm giác đau bụng kinh như gãy xương sườn hoặc đau bụng kinh bất thường, phụ nữ cần sớm đi khám để được kiểm tra tình trạng sức khỏe của mình. Sau khi kiểm tra vùng chậu, siêu âm, chụp cắt lớp CT hoặc chụp cộng hưởng từ và làm một số xét nghiệm khác để xác định nguyên nhân gây bệnh, người bệnh sẽ được chỉ định phương pháp chữa trị phù hợp.
  • Dùng thuốc giảm đau:

Đây là một trong những cách xử lý đau bụng kinh thường được bác sĩ sử dụng để giúp người bệnh giảm các cơn đau do co thắt tử cung quá mức. Bệnh nhân có thể được chỉ định mộ số loại thuốc giảm đau như ibuprofen, axit mefenamic… Người bệnh nên sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ vào đầu chu kỳ hoặc ngay khi cảm thấy các triệu chứng của đau bụng kinh.

 Khi bị đau bụng kinh người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra kĩ càng

Khi bị đau bụng kinh người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra kĩ càng
  • Đau bụng kinh và cách khắc phục bằng cách kiểm soát nội tiết tố
Để làm giảm đau bụng kinh cho bệnh nhân, các bác sĩ có thể bổ sung một số loại hormone bằng cách tiêm, đắp miếng dán lên da, cấy hormone vào da, đặt vòng và dụng cụ ngừa thai trong âm đạo. Nhờ đó trứng sẽ không rụng, bệnh nhân sẽ đỡ bị đau.
Cân bằng nội tiết tố là cách khắc phục hiệu quả đau bụng kinh và các vấn đề kinh nguyệt
  • Đau bụng kinh và cách giảm đau bằng phẫu thuật
Với những phụ nữ bị đau bụng kinh do các bệnh lý phụ khoa khác gây ra như u xơ tử cung, u nang, lạc nội mạc tử cung… người bệnh cần phải phẫu thuật để chữa trị căn bệnh nguồn, từ đó sẽ làm giảm triệu chứng đau bụng kinh ở phụ nữ. Trong trường hợp bệnh nhân không còn nhu cầu sinh nở, người bệnh có thể được chỉ định cắt bỏ tử cung.
  • Đau bụng kinh và cách giải quyết bằng thảo dược Đông y

Với những cơn đau bụng kinh kéo dài khiến bạn mệt mỏi và gây ảnh hưởng đến sức khỏe thì các bài thuốc Đông y chính là giải pháp thích hợp. Những cơn đau bụng kinh thường xuất phát từ việc tử cung co bóp quá mạnh, các mạch máu bị chèn ép dẫn đến tắc nghẽn và gây đau ở vùng bụng.
Khi bạn lựa chọn điều trị bằng Đông y, các bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng bệnh, thể trạng và sức khỏe của mỗi người, bắt mạch và kê đơn thuốc. Những vị thuốc được sử dụng không chỉ giúp giải quyết đau bụng kinh mà còn giúp cho sức đề kháng của người bệnh được cải thiện, từ đó điều trị được các triệu chứng thống kinh do bệnh lý.
Điều trị đau bụng kinh là phương pháp an toàn, lành tính và hiệu quả
Một số vị thuốc thường được sử dụng trong điều trị đau bụng kinh phải kể đến như: ích mẫu, trinh nữ, hoàng bá, đỗ trọng,…có tác dụng thanh nhiệt, hóa ứ, hoạt huyết, đem lại hiệu quả tác động lâu dài, ổn định vòng kinh.
Với ưu điểm là an toàn, lành tính, phù hợp với nhiều đối tượng và hiệu quả từ gốc rễ của bệnh, Đông y là sự lựa chọn tối ưu cho chị em phụ nữ bị đau bụng kinh. Tuy nhiên, bạn cần phải kiên trì sử dụng đều đặn để thấy được tác dụng mà thuốc mang lại.

Cách giảm đau bụng kinh tại nhà

Bên cạnh những cách điều trị đau bụng kinh kể trên, phụ nữ có thể áp dụng những biện pháp sau đây để hỗ trợ giảm đau tại nhà hiệu quả:
  • Tập thể dục giúp xoa dịu các cơn đau: Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp cơ thể sản sinh ra endorphins, chất giảm đau tự nhiên, nhờ đó phụ nữ cảm thấy nhẹ nhõm, thoải mái và bớt đau bụng hơn. Những cách rèn luyện cơ thể nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ, tập yoga giảm đau bụng kinh khá hiệu quả vì vậy chị em nên luyện tập thường xuyên.
  • Ngâm mình trong bồn tắm nước nóng hoặc chườm ấm bụng bằng tấm đệm ấm, chai nước ấm hoặc miếng dán nhiệt cũng là cách giúp giảm đau bụng kinh khá hiệu quả.
Chườm nóng bụng là một trong những cách giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả
Chườm nóng bụng là một trong những cách giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả
  • Bổ sung thêm những thực phẩm giàu vitamin E, omega 3, vitamin B1, vitamin B6, magie cũng có thể giúp giảm đau bụng kinh.

Đau bụng kinh nên ăn gì?
Đau bụng kinh nên ăn gì cho hết là băn khoăn của không ít chị em vì thức ăn ảnh hưởng nhiều đến các vấn đề rối loạn kinh nguyệt. Vì vậy bài viết hôm nay sẽ gợi ý 5 thực phẩm giúp chị em xoa dịu những cơn đau bụng kinh hiệu quả.

Ngoài ra, chị em cần hạn chế sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích, đồ ăn nhiều chất béo, nhiều đường. Bởi vì những sản phẩm này thường kích thích tử cung co bóp nhiều hơn, khiến đau bụng kinh trở nên trầm trọng.

Như vậy trên đây là những thông tin chia sẻ về vấn đề đau bụng kinh. Mong rằng với những thông tin này chị em sẽ biết cách tự giảm đau bụng kinh tại nhà và có hướng xử lý khoa học nhất để bảo vệ tốt hơn sức khỏe của mình.

Hiện nay, rất nhiều chị em đang chia sẻ, truyền tai nhau về hiệu quả điều trị đau bụng kinh bằng Đông y tại một địa chỉ uy tín. Chuyên trang cũng xin được đưa thông tin đến bạn đọc tham khảo:

Trung tâm Sản Phụ khoa Đông y Việt Nam

Bác sĩ điều trị trực tiếp: ThS.Bs Đỗ Thanh Hà – Giám đốc Trung tâm Sản Phụ khoa Đông y Việt Nam – nguyên Trưởng khoa Phụ bệnh viện YHCT Trung ương

Cơ sở Hà Nội:

  • Địa chỉ: Số 123 đường Hoàng Ngân, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

  • Điện thoại tư vấn: (024) 7109 2668 0989 913 935  (có Zalo)

Cơ sở Hồ Chí Minh:

Xem thêm: Đau bụng kinh uống thuốc gì và những lưu ý khi sử dụng

Tuyết Trinh (t.h)

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo