Bỏ túi ngay một số cách phòng tránh sa tử cung hiệu quả
Bài nên đọc:
>> Những dấu hiệu điển hình của bệnh sa tử cung giúp chị em nhận biết
>> Giải đáp: Phụ nữ thường xuyên lắc vòng có bị sa tử cung không?
Vì sao cần phòng tránh bệnh sa tử cung sớm?
Sa tử cung hay còn gọi là sa sinh dục, sa dạ con, là tình trạng tử cung bị tụt xuống phía hậu môn hoặc thò hẳn ra khỏi hậu môn của nữ giới. Căn bệnh này nếu để lâu không chữa, người bệnh sẽ gặp phải nhiều ảnh hưởng tiêu cực:
– Cuộc sống bị ảnh hưởng bởi các triệu chứng khó chịu của bệnh: Khi bị sa tử cung phụ nữ thường bị đau bụng dưới, đau vùng chậu, cảm giác nặng bụng, đau khi quan hệ tình dục và tiểu tiện, đại tiện bị rối loạn. Chính vì vậy chị em không thể cảm thấy thoải mái cả trong đời sống sinh hoạt lẫn trong chuyện quan hệ vợ chồng.
– Sa tử cung là nguyên nhân dễ dẫn đến viêm nhiễm tại vùng chậu, nhất là khi phụ nữ bị sa tử cung độ 2 hoặc sa tử cung độ 3. Bởi vì ở những tình trạng này, tử cung bị sa sâu xuống âm đạo và ra cả ngoài âm đạo nên dễ bị các vi khuẩn có hại ở âm đạo và bên ngoài xâm nhập gây viêm nhiễm. Từ đó kéo theo viêm nhiễm tại các cơ quan khác ở cùng chậu như âm đạo, buồng trứng…
– Phụ nữ bị sa tử cung thường dễ bị viêm nhiễm và khó quan hệ tình dục hơn. Do đó khả năng mang thai bị suy giảm nghiêm trọng.
– Bệnh sa tử cung nếu không chữa sớm có thể kéo các cơ quan vùng chậu như bàng quang, niệu đạo, trực tràng sa ra ngoài…
Phòng tránh sa tử cung để tránh gặp những nguy cơ do bệnh gây ra
Chính vì vậy, thay vì đợi đến lúc mắc bệnh mới hoảng hốt tìm cách điều trị, phụ nữ hoàn toàn có thể phòng tránh căn bệnh này từ sớm bằng việc rèn luyện cơ thể, thay đổi những thói quen không lành mạnh.
Các cách phòng tránh sa tử cung
Để phòng tránh bệnh sa tử cung, chị em có thể tham khảo những cách sau đây:
Phòng tránh sa tử cung bằng bài tập rèn luyện khung xương chậu
Nguyên nhân của việc sa dạ con một phần là do các cơ xương vùng chậu bị yếu đi khiến cho việc giữ tử cung gặp khó khăn. Do đó, để ngăn ngừa hiện tượng sa dạ con, chị em nên tập luyện những bài tập nhằm tạo sức ép nhẹ nhàng cho khung xương chậu, nhất là thời kì trước mang thai.
– Bài tập căng cơ: Thúc ép bằng cách căng cơ trong khi đếm từ 1 đến 4, rồi thả ra theo nhịp cùng số đếm đó. Bạn nên thực hiện như thế 10-15 lần, 4 hoặc 5 lần cách phòng tránh sa tử cung này mỗi ngày.
– Bài tập sit-up: Chị em nằm xuống rồi ngồi dậy thẳng lưng, chân duỗi thẳn có tác dụng giúp phụ nữ cải thiện cơ bụng sau khi sinh. Khi áp dụng bài tâp này chị em hãy nhớ kéo căng cơ khung xương chậu khi co người lại và thư giãn khi nằm xuống nếu không làm như vậy, bạn sẽ khiến cho bề mặt khung xương chậu phải chịu thêm sức ép.
– Bài tập kiểm tra độ dẻo dai của cơ bằng cách thử ngừng rồi đi tiểu lại.
– Bài tập kelgel:
Đây là bài tập có tác dụng đưa tử cung về vị trí bình thường và giúp siết chặt cơ âm đạo. Để thực hiện bạn cần nằm ngửa, hai tay và hai chân duỗi thẳng. Sau đó bạn hãy từ từ đưa hai chân lên, gập đầu gối lại. Tiếp đến bạn đưa lưng lên sao cho cổ, lưng, đầu gối tạo thành một đường thẳng.
Tập kelgel là cách phòng tránh sa tử cung hiệu quả
Khi đã tạo được đường thẳng, bạn co cơ âm đạo và đếm từ 1 – 5 rồi thả lỏng. Lặp lại động tác này nhiều lần là cách phòng tránh bệnh sa tử cung hiệu quả.
Ngoài những bài tập này, chị em có thể tìm hiểu thêm những động tác kelgel hoặc các bài tập yoga nhẹ nhàng cho phụ nữ khi mang thai, sau sinh hoặc chỉ đơn giản là tập để tăng cường độ bền cho cơ sàn chậu.
>> Bài tập yoga sản chậu _ Nguồn youtube
Cách phòng tránh sa tử cung bằng chế độ ăn uống
Hãy phòng tránh bị nhiễm trùng đường tiết niệu bằng việc uống nhiều nước và không được nhịn tiểu. Bên cạnh đó, nên uống nhiều nước ép trái cây tự nhiên, ăn các thực phẩm giàu chất xơ như bánh mì làm bằng bột chưa rây, ngũ cốc, trái cây và rau.
Nếu bị táo bón, tình trạng sa dạ con của bạn sẽ ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Bên cạnh đó, việc thừa cân sẽ tạo áp lực cho bề mặt khung xương chậu vì vậy chị em nên cố gắng để giảm cân nặng trước khi có em bé.
Cách phòng tránh sa tử cung trong quá trình chuyển dạ
Khi có dấu hiệu chuyển dạ, thai phụ không nên thúc đẩy cổ tử cung giãn nở quá sớm mà cần làm theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Điều này sẽ không gây tổn hại đến phần đầu cổ tử cung, giúp ngăn chặn việc sa dạ con sau đó.
Chị em cần tìm hiểu, nghiên cứu các thông tin về quá trình sinh đẻ, cách rặn đẻ đúng để có thể hạn chế tình trạng sa tử cung sau này.
Cách phòng tránh sa tử cung sau sinh
Trong thời gian ở cữ, sản phụ không nên nằm hoặc ngồi quá lâu ở một tư thế. Thay vào đó, chị em nên thường xuyên thay đổi tư thế nằm nghỉ như nằm nghiêng trái, nằm nghiêng phải và không được chỉ nằm ngửa.
Sau khi sinh, chị em nên áp dụng những cách phòng tránh sa tử cung
Bên cạnh đó, chị em nên sớm vận động chân tay nhẹ nhàng, tập một số động tác thể dục tay chân đơn giản ngay khi còn đang nằm trên giường. Tuy nhiên, không nên tập mạnh mà nâng dần mức độ bài tập.
Nếu có cảm giác muốn tiểu sau khi sinh, sản phụ không nên nín tiểu. Đồng thời, mẹ hãy cho em bé bú càng sớm càng tốt bởi vì chô con bú có thể kích thích tử cung của người mẹ đẩy sản dịch ra nhanh hơn, từ đó giúp tử cung co nhỏ lại.
Ngoài ra, phụ nữ sau sinh cũng cần ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để không bị táo bón. Chị em không nên gắng sức rặn khi đi ngoài để hạn chế nguy cơ bị sa dạ con.
Trên đây là tổng hợp những cách phòng tránh sa tử cung hiệu quả mà chị em phụ nữ có thể tham khảo để áp dụng cho bản thân. Khi thấy dấu hiệu của bệnh sa tử cung, chị em nên đi khám chuyên khoa để biết được tình trạng bệnh cũng như có biện pháp điều trị kịp thời.
>>> Xem thêm: Cách chữa sa tử cung hiệu quả chị em không nên bỏ qua
Phạm Thảo (tổng hợp)
ArrayArray
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!