Bị sa tử cung có quan hệ được không? Chị em mắc bệnh cần phải biết

Bài nên đọc:

>> Giải đáp: Sa tử cung có nguy hiểm không?

>> Cùng chị em giải đáp: Sa tử cung có mang thai được không?

Tình trạng sa tử cung

Trước khi giải đáp về vấn đề “sa tử cung có quan hệ được không?”, bài viết sẽ cung cấp giúp chị em những thông tin cơ bản về căn bệnh này.

Sa tử cung là tình trạng tử cung không nằm ở vị trí bình thường mà tụt xuống âm đạo hoặc tuột ra hẳn bên ngoài âm đạo. Hiện tượng này sảy ra do các cơ vùng chậu và dây chằng bị giãn ra và suy yếu nên không còn khả năng nâng đỡ tử cung.

Theo các chuyên gia phụ khoa, ở điều kiện bình thường, bệnh sa tử cung không gây ra tử vong nhưng lại gây ảnh hưởng nặng nề tới cuộc sống và sức khỏe của chị em. Hơn nữa, tình trạng này còn khiến chị em có cảm giác khó chịu, đau bụng, khó khăn trong quan hệ vợ chồng, viêm nhiễm âm đạo, thậm chí đối mặt với nguy cơ vô sinh.

Sa tử cung có quan hệ được không là băn khoăn của nhiều chị em

Sa tử cung có quan hệ được không là băn khoăn của nhiều chị em

Hiện nay, sa tử cung được chia thành 3 mức độ khác nhau. Khi mức độ nhẹ, tử cung sẽ bị kéo giãn, chùng xuống thấp hơn một chút so với vị trí ban đầu nhưng vẫn nằm bên trong âm đạo. Lúc này, người bệnh có cảm giác hơi tức, vướng và nặng ở bộ phận sinh dục. Thỉnh thoảng, chị em hay bị tiểu dắt, tiểu són, đặc biệt là khi ho, cười lớn hoặc thân thể vận động mạnh.

Ở mức độ thứ hai tử cung sẽ giãn và sệ xuống khe hở của âm đạo. Mỗi khi rặn để đi vệ sinh, ngồi xổm hoặc mang xách nặng, một phần của tử cung sẽ bị đẩy ra ngoài. Nếu nghỉ ngơi, nó sẽ tự động co lại vào bên trong.

Đến khi bệnh phát triển đến mức độ nặng nhất thì toàn bộ tử cung sẽ chảy hết ra ngoài âm đạo. Chị em có thể nhìn, sờ thấy một khối thịt tròn cỡ nắm tay ở âm đạo và khối thịt này không tự co lại được. Ở mức độ này bệnh thường kèm theo viêm tấy do việc thường xuyên đi tiểu són, khiến các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập.

Bị sa tử cung có quan hệ được không?

Qua những biểu hiện trên, có thể thấy bệnh sa tử cung gây ra rất nhiều phiền toái cho cuộc sống của chị em phụ nữ và cản trở rất lớn đến đời sống chăn gối vợ chồng. Khối sa tử cung lúc nằm bên trong cơ thể, lúc lại tự động tụt xuống dưới âm đạo khiến chị em có cảm giác vướng như bị một vật cản gì đó ở âm đạo. Điều này, khiến cho chị em giảm ham muốn và không được thỏa mãn trong quan hệ vợ chồng.

Bị sa tử cung có quan hệ được không?

Bị sa tử cung có quan hệ được không? – không

Càng về sau, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, khối sa tử cung sẽ càng to kèm theo nhiều biểu hiện rõ ràng hơn như đau lưng, đái dắt, đái són, khi quan hệ có cảm giác đau xót, thậm chí xuất huyết âm đạo bất thường khiến chị em rất đau đớn và giảm khoái lạc.

Đồng thời, với bệnh nhân bị sa tử cung lâu ngày, khối sa sẽ viêm nhiễm nặng, khí hư ra nhiều kèm theo chảy máu vùng kín gây đau đớn và mệt mỏi. Nếu trong trường hợp này, chị em vẫn quan hệ tình dục thì sẽ càng đau đớn và khiến viêm nhiễm lan rộng. Chưa kể vì tử cung nằm giữa bàng quang và trực tràng nên hiện tượng tử cung bị viêm nhiễm có thể gây viêm nhiễm lây lan và làm suy giảm chức năng của các cơ quan này.

Cần làm gì khi bị sa tử cung?

Ngoài vấn đề bị sa tử cung có quan hệ được không? chị em cần quan tâm đến cách khắc phục bệnh hiệu quả. Khi có các dấu hiệu của sa tử cung, người bệnh nên sớm đi khám để được kiểm tra và điều trị bệnh kịp thời.

Với trường hợp bệnh nhẹ, người bệnh chưa cần điều trị bằng các phương pháp phẫu thuật. Thay vào đó, chị em nên thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống lành mạnh hơn và thực hiện tập các bài tập giúp tăng độ bền cho cơ sàn chậu.

Bên cạnh vấn đề sa tử cung có quan hệ được không? chị em cần sớm điều trị

Sa tử cung ở mức nặng cần phải phẫu thuật cắt tử cung

Khi bệnh sa tử cung ở mức độ 2 hoặc 3, người bệnh cần điều trị bằng các phương pháp phức tạp hơn như sử dụng liệu pháp estrogen tại chỗ, dùng vòng cố định cổ tử cung. Trường hợp sa tử cung nặng kèm theo viêm nhiễm, bội nhiễm thì người bệnh cần được phẫu thuật cắt một phần hoặc toàn bộ tử cung.

Trên đây là những giải đáp về vấn đề bị sa tử cung có quan hệ được không? Mong rằng với những thông tin này quá trình điều trị của chị em sẽ diễn ra thuận lợi hơn và tránh được những biến chứng nguy hiểm.

>>>Xem thêm: Những cách chữa sa tử cung hiệu quả bạn không nên bỏ qua

 Phạm Thảo (tổng hợp)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo