Bệnh sa tử cung có nguy hiểm không? Chị em tuyệt đối đừng chủ quan

Bài nên đọc:

>> Giải đáp: Sa tử cung mang thai được không?

>> Chị em cần biết: Sa tử cung có quan hệ được không?

Các chuyên gia phụ khoa cho biết, sa tử cung là hiện tượng tử cung bị sa xuống thấp hoặc sa hẳn ra ngoài âm hộ. Đây là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ sau khi sinh, phụ nữ trải qua nhiều lần sinh nở, phụ nữ lớn tuổi… Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do cơ vùng chậu và dây chằng rộng căng lên và bị suy giảm chức năng nên không thể đỡ được tử cung.

Sa tử cung có nguy hiểm không?

Các cấp độ của bệnh sa tử cung ở phụ nữ

Khi mắc phải bệnh này khối sa khiến nữ giới có cảm giác nặng, tức vùng bụng dưới, đau lưng, khí hư bất thường… Bệnh này được chia làm 3 cấp độ:

+ Sa tử cung cấp độ 1: Cổ tử cung sa xuống âm đạo.

+ Sa tử cung cấp độ 2: Cổ tử cung thập thò ở âm hộ hoặc thò hẳn ra ngoài.

+ Sa tử cung cấp độ 3: Toàn bộ tử cung nằm ngoài âm đạo.

Bệnh sa tử cung có nguy hiểm không?

Khi mắc phải sa tử cung, người bệnh sẽ phải đối mặt với những nguy cơ sau đây:

Ảnh hưởng đến đời sống tình dục

Khi có khối sa trong âm hộ, người phụ nữ sẽ luôn có cảm giác khó chịu, đau rát mỗi lần quan hệ. Lâu dần, chị em sẽ bị suy giảm ham muốn, không còn khoái cảm tình dục với bạn tình. Hơn nữa, việc giao hợp khi đang bị sa tử cung sẽ khiến tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy ngày càng nghiêm trọng hơn.

Bệnh sa tử cung có nguy hiểm không? - ảnh hưởng đến sinh hoạt vợ chồng

Bệnh sa tử cung ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của chị em.

Sa tử cung có nguy hiểm không? – dễ viêm nhiễm phụ khoa

Cảm giác đau lưng, đau tức vùng bụng dưới và ngứa ngáy trong âm đạo sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt cũng như công việc hàng ngày của chị em.

Nhưng nguy hiểm hơn, tử cung bị sa khỏi vùng chậu sẽ trở thành cơ hội cho tác nhân xấu gây hại và phát triển, gây nên các bệnh viêm nhiễm phụ khoa như: Viêm âm đạo, viêm tử cung, viêm lộ tuyến. Các bệnh lý này không chỉ đe dọa đến sức khỏe mà còn khiến chức năng sinh sản của nữ giới bị cản trở nghiêm trọng, thậm chí có những trường hợp vô sinh hiếm muộn.

Sa tử cung có nguy hiểm không? – Đe dọa khả năng sinh con

Sa tử cung khi chuyển biến đến cấp độ nặng mới được phát hiện sẽ khiến việc điều trị vô cùng khó khăn. Lúc này, chị em có thể sẽ phải cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tử cung để đảm bảo an toàn tính mạng. Vì vậy chị em sẽ không còn khả năng sinh đẻ trong tương lai.

Sa tử cung dễ gây sa các cơ quan vùng chậu

Các triệu chứng của sa tử cung nếu không được điều trị trong thời gian sớm có thể kéo theo sa thành trước âm đạo, bàng quang hoặc thành sau âm đạo và trực tràng. Từ đó, gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Sa tử cung có nguy hiểm không? làm tăng nguy cơ sa các cơ quan vùng chậu

Sa tử cung có nguy hiểm không? làm tăng nguy cơ sa các cơ quan vùng chậu

Làm thế nào để hạn chế biến chứng của bệnh sa tử cung?

Có thể thấy rằng, sa tử cung dù ở mức độ nào đều gây những biến chứng ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe và khả năng sinh sản. Do đó, nữ giới không nên e ngại hoặc mặc cảm bệnh vùng kín mà kéo dài tình trạng hoặc tỏ ra chủ quan khi nghĩ rằng bệnh sẽ tự khỏi.

Điều cần thiết nên làm ngay sau khi phát hiện hoặc sờ thấy khối sa ở âm đạo là đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị theo liệu trình của bác sĩ chuyên khoa. Chị em cần tuyệt đối tuân thủ quy định dùng thuốc và các chỉ dẫn y khoa để bệnh nhanh chóng đạt kết quả tốt.

Bên cạnh đó, chị em cũng nên chủ động trong việc giữ gìn vệ sinh vùng kín, ăn uống và nghỉ ngơi điều độ, tránh các tác động mạnh đến tử cung và vùng bụng dưới, thực hiện bài tập Kegel mỗi ngày để giúp nâng cao sự đàn hồi cho tử cung và thành âm đạo.

>> Bài tập sức tăng cơ sàn chậu (tua nhanh video đến 5:22s để xem hướng dẫn cách thực hiện bài tập) – Nguồn Youtube: Kiến thức khoa học về sức khỏe

Như vậy, với những thông tin vừa chia sẻ trong bài viết, chắc hẳn chị em đã biết được sa tử cung có nguy hiểm không? Bất cứ căn bệnh nào cũng có thể gây ra những nguy hại đến sức khỏe cho nên chị em hãy luôn sống lành mạnh để bảo vệ bản thân thật tốt nhé.

Xem thêm: Giải đáp băn khoăn: Bị sa tử cung phải làm sao?

Phạm Thảo (tổng hợp)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo