Viêm nhiễm bàng quang niệu đạo và những vấn đề chị em cần hiểu rõ

Viêm nhiễm bàng quang niệu đạo là gì?

Chị em có thể hiểu đơn giản viêm nhiễm bàng quang niệu đạo là tình trạng nhiễm trùng có thể là cấp tính hoặc mãn tính tại bàng quang và niệu đạo.

Bệnh không gây ra hiện tượng tử vong, nguy hiểm cho tính mạng nhưng các triệu chứng của bệnh lại có tác động rất lớn đến sức khỏe của người bệnh.

Một khi bệnh không được chẩn đoán sớm để chữa trị đúng lúc thì rất có thể viêm nhiễm bàng quang niệu đạo sẽ dẫn đến viêm thận bể thận ngược dòng. Hậu quả mà bệnh gây ra lúc này là dẫn đến bệnh lý suy thận mạn.

Theo kết quả nghiên cứu của một số chuyên gia nước ngoài thì viêm nhiễm bàng quang niệu đạo gặp ở khoảng 10% dân số. Trong đó nữ giới là đối tượng mắc bệnh nhiều hơn so với nam giới, nếu người bệnh là người cao tuổi thì tỉ lệ mắc bệnh ở hai giới sẽ ngang nhau.

Viêm nhiễm bàng quang niệu đạo là bệnh lý gặp nhiều hơn ở nữ giới

Nguyên nhân gây viêm nhiễm bàng quang niệu đạo

Viêm nhiễm bàng quang niệu đạo được hình thành do các loại vi khuẩn cũng như một số yếu tố thuận lợi khác, cụ thể:

+ Nguyên nhân do các loại vi khuẩn: Các loại vi khuẩn phổ biến gây bệnh đó là: E.coli, liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, trục khuẩn mủ xanh, khuẩn lao, cũng một số vi khuẩn khác. Trong đó, vi khuẩn E.coli là yếu tố gây bệnh chiếm đến 60 – 70%.

+ Nguyên nhân do sự nước tiểu bị ứ trệ khiến cho các loại vi khuẩn phát triển gây nhiễm trùng, nếu nhiễm trùng này được duy trì sẽ gây viêm nhiễm bàng quang niệu đạo.

Một số yếu tố thuận lợi khác đó là do người bệnh mắc một số bệnh lý như: Sỏi bàng quang, niệu đạo, u tuyến tiền liệt, ung thư bộ phận sinh dục ngoài; hoặc do bẩm sinh đã bị hẹp niệu đạo, vấn đề ở lỗ thông tiểu, lỗ thông bàng quang trực tràng…

Triệu chứng viêm nhiễm bàng quang niệu đạo

Người bệnh có thể nhận thấy những triệu chứng của viêm nhiễm bàng quang niệu đạo với những dấu hiệu sau đây:

+ Tiểu dắt: Khi bị viêm bàng quang, niệu đạo người bệnh sẽ có cảm giác muốn đi tiểu nhiều lần trong ngày với khoảng cách thời gian rất ngắn.

+ Tiểu khó: Nếu mắc viêm nhiễm bàng quang niệu đạo bạn không chỉ có hiện tượng đau trước khi đi tiểu mà còn đau trong và sau khi tiểu. Nhiều trường hợp là cảm giác đau buốt lúc cuối, đôi khi là những cơn đau dữ dội.

Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh là vi khuẩn E.coli

+ Nước tiểu có mủ: Với triệu chứng này người bệnh sẽ thấy nước tiểu có màu đục, nhiều lúc đầu và lúc cuối khi đi tiểu.

+ Các triệu chứng toàn thân: Người bệnh có thể gặp phải hội chứng nhiễm trùng cấp tính.

Ngoài ra, khi xét nghiệm sẽ có một số triệu chứng cận lâm sàng khác đó là:

+ Thấy xuất hiện những tế bào biểu mô, tế bào mủ khi xét nghiệm nước tiểu.

+ Tìm thấy vi khuẩn gây bệnh khi thực hiện cấy nước tiểu.

+ Thực hiện soi bàng quang thấy hiện tượng xung huyết niêm mạc, có nhiều vết loét.

Khi có những triệu chứng trên, đặc biệt là triệu chứng lâm sàng như tiểu dắt, tiểu khó… thì bạn hãy đến bệnh viện, phòng khám để được kiểm tra ngay nhé.

Cách điều trị viêm nhiễm bàng quang niệu đạo

Bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị có thể dựa vào nguyên nhân gây bệnh hoặc những loại thuốc để giúp người bệnh hạn chế được những triệu chứng mà bệnh gây ra.

Một số phương pháp điều trị viêm nhiễm bàng quang niệu đạo đó là:

+ Thực hiện các phẫu thuật phì đại tuyến tiền liệt, mổ sỏi đường tiết niệu… nhằm mục đích để giải phóng tác nhân gây nên sự tắc nghẽn bài xuất nước tiểu.

+ Điều trị bệnh với các loại thuốc kháng sinh theo phác đồ điều trị kháng sinh đồ, phối hợp các kháng sinh trong điều trị.

+ Để người bệnh dễ dàng đi tiểu hơn bác sĩ có thể sử dụng các loại thuốc giãn cơ, đồng thời giúp giảm đau hiệu quả.

Có thể điều trị viêm nhiễm bàng quang niệu đạo với các loại kháng sinh

+ Trong trường hợp người bệnh mắc viêm mãn tính, bác sĩ sẽ thông tiểu cho người bệnh để làm sạch bàng quang, sau đó sẽ bơm các thuốc sát trùng vào bên trong bàng quang để hỗ trợ điều trị hiệu quả nhất.

Bên cạnh việc thực hiện theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh cần phải thực hiện một số cách phòng bệnh sau đây:

Thứ nhất, vệ sinh cá nhân một cách sạch sẽ, đúng cách. Đặc biệt phải cẩn trọng trong việc vệ sinh sau khi đi tiểu tiện và sau khi giao hợp.

Thứ hai, nếu trong các đợt viêm nhiễm cấp tính trong điều trị cần phải được triệt để.

Như vậy, trên đây là những thông tin về viêm bàng quang niệu đạo mà chúng tôi muốn gửi đến cho các chị em. Nếu bạn đang gặp phải một trong những dấu hiệu bệnh mà chúng tôi nêu ra ở trên thì bạn hãy đến cơ sở y tế để được kiểm tra ngay nhé. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

>>> Xem Thêm: Bệnh viêm niệu đạo là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Ngân Thủy (T/h)

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo