Bệnh viêm niệu đạo là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Viêm niệu đạo là bệnh gì?

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà – nguyên Trưởng khoa Phụ bệnh viện YHCT Trung ương: “Viêm niệu đạo là hiện tượng viêm nhiễm xảy ra ở ống dẫn nước tiểu. Bệnh thường gặp ở cả nam giới và nữ giới. Ở nữ, sự thay đổi của estrogen, IgA cổ tử cung, pH âm đạo có thể là nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi của các vi khuẩn đến từ trực tràng, gây viêm.”

Viêm niệu đạo gây tổn thương ở ống dẫn nước tiểu, gây đau và khó chịu thường xuyên

Những dấu hiệu và triệu chứng viêm niệu đạo

Để xác định một căn bệnh mà cơ thể có khả năng mắc phải, việc nhận biết các dấu hiệu nhanh chóng và chính xác là một bước quan trọng trong quá trình phát hiện và điều trị. Điều này cũng có ảnh hưởng lớn tới thời gian và hiệu quả của việc chữa trị. Theo đó, đầu tiên, bạn cần nắm rõ các dấu hiệu của bệnh viêm niệu đạo, trong đó, một số triệu chứng thường gặp nhất là:

  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày, cảm giác đau buốt khi đi tiểu, tiểu ít, thậm chí tiểu ra máu

  • Nước tiểu đục có thể là dấu hiệu viêm niệu đạo có mủ.

  • Chảy dịch nhầy, chảy mủ ở lỗ niệu đạo. Dịch nhầy thường chảy ra vào buổi sáng sớm khi vừa ngủ dậy.

  • Lỗ niệu đạo sưng đỏ, đau và ngứa dọc đường niệu đạo, đau rát khi quan hệ.

  • Đau thắt lưng

  • Đau bụng âm ỉ ở vùng bụng dưới

  • Cơ thể mệt mỏi, xuất hiện hạch ở bẹn kèm theo sốt nhẹ, buồn nôn, nôn.

  • Riêng với nam giới sẽ có cảm giác đau khi xuất tinh, đau ở đầu dương vật. Nữ giới sẽ có hiện tượng ra nhiều khí hư.

Triệu chứng thường gặp nhất là người bệnh sẽ luôn cảm thấy đau rát, mệt mỏi 

Sau khi xác định được các triệu chứng của bệnh viêm niệu đạo, lúc này người bệnh nên tới khám tại các cơ sở y tế uy tín để khẳng định chính xác nguyên nhân gây ra các dấu hiệu trên và từ cơ sở đó có cách điều trị phù hợp và đạt hiệu quả cao.

Đối tượng nào có thể mắc viêm niệu đạo

Viêm niệu đạo là bệnh lý rất phổ biến và thường gặp. Vi khuẩn từ trực tràng  tấn công lên đường tiết niệu và lên bàng quang thông qua niệu đạo. Vì thế, đối tượng có thể mắc viêm niệu đạo cũng không hạn chế, phổ biến nhất vẫn là những người trong độ tuổi có quan hệ tình dục.

Viêm niệu đạo ở nữ giới

Thực tế, so với nam giới thì nữ giới thường có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn do niệu đạo của phái nữ ngắn và rất gần với hậu môn và âm đạo. Do đó, các vi khuẩn có hại ở hậu môn hay các vi khuẩn gây bệnh viêm nhiễm phụ khoa ở âm đạo có thể dễ dàng xâm nhập và gây bệnh viêm niệu đạo.

Viêm niệu đạo ở nam giới

Thường bị bệnh viêm niệu đạo ít hơn nữ giới nhưng nam giới cũng phải dè chừng với các biến chứng của bệnh này, đặc biệt là nguy cơ vô sinh – hiếm muộn. Cụ thể, khác với nữ giới, ở nam giới, niệu đạo là một bộ phận quan trọng của cơ quan sinh dục, vừa tham gia vào hệ tiết niệu (đào thải nước tiểu ra ngoài cơ thể) vừa là một bộ phận của hệ sinh sản (dẫn tinh dịch, vận chuyển tinh trùng).

Theo đó, bệnh viêm niệu đạo không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống tình dục mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây vô sinh, hiếm muộn ở nam giới vì khi niệu đạo bị viêm nhiễm, chất lượng và số lượng của tinh trùng sẽ bị ảnh hưởng đồng thời, hoạt động của tinh trùng bị suy giảm.

So sánh cấu tạo niệu đạo ở nam và nữ giới

So sánh cấu tạo niệu đạo ở nam và nữ giới

Viêm niệu đạo ở trẻ em

Viêm niệu đạo ở trẻ em là một trong những bệnh lý mà các bậc phụ huynh cần hết sức lưu ý vì bệnh có thể gây nên những nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Chuyên gia cho hay, viêm niệu đạo ở trẻ em có thể do vi khuẩn xâm nhập, dị tật ở đường tiểu. Với bé trai, nguyên nhân có thể do hẹp/dài bao quy đầu khiến nước tiểu đọng lại, vi khuẩn có điều kiện thuận lợi để phát triển gây viêm nhiễm.

Trẻ em cũng là một trong những đối tượng dễ mắc viêm niệu đạo

Ngoài ra, trẻ thường chơi đùa và tiếp xúc với đất, cát bẩn cũng có thể tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập.

Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ, việc đóng bỉm quá thường xuyên và không đúng cách cũng có thể dẫn đến tình trạng viêm niệu đạo.

Viêm niệu đạo ở bà bầu

Viêm niệu đạo là một bệnh phụ khoa thông thường nhưng nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra không ít khó khăn cho người mắc bệnh, đặc biệt là những phụ nữ đang mang thai.

Khi mắc viêm niệu đạo, sức khỏe của người mẹ bị suy giảm, luôn có cảm giác mệt mỏi và chán ăn nên nguồn cung cấp dưỡng chất cho thai nhi có thể bị gián đoạn và làm chậm quá trình phát triển của thai nhi.

Mẹ bầu mắc viêm niệu đạo có khả năng ảnh  hưởng đến thai nhi

Các bệnh lý gặp phải khi mang thai cũng có thể lây nhiễm sang thai nhi dẫn đến sảy thai hoặc trẻ sinh ra gặp các dị tật bẩm sinh, chậm phát triển, sức đề kháng kém…

Nguyên nhân viêm niệu đạo

Vệ sinh không đúng cách

Ở nữ giới, như đã nói ở trên, đường niệu đạo của nữ giới nằm gần với hậu môn – nơi chứa nhiều vi khuẩn có hại khiến cho niệu đạo dễ bị nhiễm khuẩn hơn. Thói quen vệ sinh vùng kín hàng ngày không đúng cách cũng là một trong những lý do gây bệnh.

Thói quen lau hậu môn từ sau ra trước cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm niệu đạo.

Đặc biệt, trong thời kỳ kinh nguyệt, máu kinh của nữ giới là môi trường nuôi dưỡng rất tốt đối với vi khuẩn. Trong thời gian này, chị em phụ nữ không chú ý vệ sinh, không coi trọng vấn đề vệ sinh, khử độc của các sản phẩm mà mình sử dụng thì sẽ làm gia tăng lượng vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Quan hệ tình dục có khả năng đưa các vi khuẩn từ niệu đạo trước vào niệu đạo sau và bàng quang gây viêm niệu đạo bàng quang.

Viêm niệu đạo xuất hiện chủ yếu do thói quen vệ sinh chưa cẩn thận

Thay đổi nội tiết tố

Đối với các bà bầu, khi mang thai, cơ thể có sự thay đổi nội tiết tố và các hormone dẫn đến khí hư ra nhiều, độ PH ở vùng kín mất cân bằng tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn có hại phát triển mạnh và gây bệnh.

Vi khuẩn E.coli

Nguyên nhân viêm niệu đạo phổ biến là do vi khuẩn E.coli. Vi khuẩn này sống trong ruột, tuy vô hại ở ruột nhưng sẽ gây ra vấn đề khi nó xuất hiện trong niệu đạo.

Nhiễm khuẩn Ecoli cũng là một nguyên nhân không thể xem thường

Theo kết quả của một số nghiên cứu, màng ngăn âm đạo và bao cao su có chứa chất diệt tinh trùng cũng là nguy cơ dẫn tới sự phát triển của vi khuẩn E.coli trong âm đạo. Vi khuẩn này có thể xâm nhập vào niệu đạo gây nên tình trạng viêm niệu đạo.

Nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân ở trên thì vẫn còn một số nguyên nhân gây viêm niệu đạo như: Viêm niệu đạo có hiện tượng viêm có thể do các tác động cơ học, điển hình như nong niệu đạo. sau phẫu thuật đường tiểu có đặt ống thông tiểu, thực hiện thăm dò bàng quang…

Ngoài ra, một số bệnh lý ở bàng quang, những dị tật bẩm sinh ở đường tiết niệu, suy giảm miễn dịch, đái tháo đường, sinh hoạt tình dục không an toàn… cũng là những nguyên nhân dẫn tới bệnh lý này.

Bệnh viêm niệu đạo cấp tính nếu không xử lý kịp thời sẽ rất nhanh chóng chuyển sang giai đoạn mãn tính. Tuy nhiên, cái khó khăn ở đây là các biểu hiện của bệnh ở giai đoạn này không mấy rõ ràng, khác với viêm niệu đạo cấp. Bên cạnh đó, việc điều trị viêm niệu đạo mãn tính sẽ khó khăn và tốn nhiều thời gian hơn.

Điều trị viêm niệu đạo

Viêm niệu đạo có chữa được không? Đây là thắc mắc của hầu hết các bệnh nhân phát hiện mình mắc bệnh. Hiện có hai phương pháp mà người bệnh có thể lựa chọn để điều trị là Tây y và Đông y.

Phương pháp Tây y

Với Tây y, các bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ điều trị viêm niệu đạo cho từng trường hợp, cụ thể như sau:

Phác đồ điều trị viêm niệu đạo không do lậu (viêm niệu đạo chlamydia)

Dùng 1 trong 3 thuốc sau:

– Doxycycline 100mg uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên, trong 7 ngày.

– Tetracycline 500mg uống ngày 4 lần, mỗi lần 1 viên, trong 7 ngày.

– Azithromycin 1g uống liều duy nhất.

Chú ý: Nếu trường hợp điều trị cho bạn tình cũng sẽ điều trị với liều tương tự.

Lưu ý Không dùng thuốc Doxycycline, Tetracycline cho phụ nữ mang thai và các chị em đang cho con bú.

Thuốc Tây điều trị viêm niệu đạo có thể gây tác dụng phụ và không phù hợp với một số người

Phác đồ để điều trị viêm niệu đạo do lậu

Bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh sử dụng một loại thuốc dưới đây để kết hợp với một thuốc trong điều trị viêm niệu đạo do lậu. Cụ thể:

– Thuốc Ceftriaxone 250mg: Sử dụng theo đường tiêm (tiêm bắp), một liều duy nhất kết hợp với thuốc Doxycycline 100mg uống 2 lần một ngày, mỗi lần 1 viên trong 1 tuần.

– Thuốc Spectinomycin 2 gam: Cũng dùng tiêm bắp một liều duy nhất kết hợp với thuốc Doxycycline 100mg, uống 2 lần một ngày, mỗi lần 1 viên trong 1 tuần.

– Thuốc Cefotaxime 1 gam: Dùng tiêm bắp mọt liều duy nhất kết hợp với thuốc Doxycycline 100mg, một ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên trong 1 tuần.

Viêm niệu đạo không do lậu xuất phát từ khuẩn Chlamydia, lây qua quan hệ tình dục có mức độ nguy hiểm cao, cần kết hợp nhiều loại thuốc

Phương pháp Đông y

Đối với nhiều người, việc sử dụng thuốc Tây chưa hẳn đã hiệu quả bởi họ có thể bị dị ứng với các thành phần của thuốc, sức khỏe yếu hay đang mắc một số bệnh khác. Tuy nhiên, vẫn còn có một phương pháp khác mà người bệnh có thể sử dụng đó là Y học cổ truyền, điều trị bằng thảo dược thiên nhiên.

Trong Đông y, viêm niệu đạo có thể được cải thiện nhờ một số vị thuốc điển hình như:

  • Kim tiền thảo: vị này có tính mát, thanh nhiệt, hóa ứ tốt nên giúp lợi tiểu, giảm đau buốt. Hơn nữa, kim tiền thảo có tính kháng viêm, kháng khuẩn mạnh nên thường được sử dụng để điều trị viêm niệu đạo.

  • Rau má: rau má là một loại thảo dược được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh có liên quan đến nhiệt, thanh nhiệt hiệu quả lại giàu dưỡng chất nên rất tốt cho sức khỏe và nâng cao đề kháng của người bệnh.

  • Râu ngô: lợi tiểu, thanh nhiệt là hai công dụng tuyệt vời mà ông bà ta vẫn hay đề cập khi nhắc đến râu ngô. Việc sử dụng râu ngô cũng đảm bảo an toàn, lành tính và ai cũng có thể sử dụng.

  • Hạ khô thảo: không chỉ có tác dụng trong việc điều hòa huyết áp, giảm đau mà hạ khô thảo còn có tính kháng viêm hiệu quả nên thường được dùng cho các trường hợp viêm niệu đạo.

Ngoài ra, viêm niệu đạo còn có thể được cải thiện tốt với một số vị như: nước dừa, cây mã đề, rau dền cơm,…

Theo đánh giá chuyên môn của bác sĩ Đỗ Thanh Hà, viêm niệu đạo là do ngoại tà xâm nhập, suy giảm chức năng của thận, thấp nhiệt nội uẩn dồn xuống bàng quang, huyết ứ gây viêm tắc, bí tiểu mà thành. Vì vậy, việc điều trị bằng Đông y với sự kết hợp của nhiều vị thuốc sẽ mang đến công dụng hiệu quả và tối ưu.

Hiện nay, bác sĩ Thanh Hà là một trong những bác sĩ Đông y điều trị viêm niệu đạo hiệu quả được nhiều chị em tin tưởng. Không giống như việc sử dụng nhiều kháng sinh trong điều trị Tây y, Đông y kích thích quá trình lưu thông máu, khí huyết, giúp hóa ứ, thanh nhiệt, lợi tiểu. Bác sĩ Thanh Hà kết hợp nhiều loại thảo dược có tính kháng sinh thực vật để điều trị viêm niệu đạo.

Không chỉ điều trị viêm, bác sĩ Hà còn ưu tiên sử dụng các dược liệu hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, tăng cường cải thiện sức khỏe cho người bệnh bởi khi triệt tiêu được các nguyên nhân gây viêm thì việc phục hồi sức khỏe là vô cùng cần thiết.

Một số vị thuốc thường được bác sĩ Hà sử dụng có thể kể đến như: bồ công anh, kim ngân, hồng hoa, đơn đỏ, lục nhất tán, đan sâm, hoàng bá, kim tiền thảo, liên kiều, xa tiền tử, đỗ trọng, sa nhân… Đây đều là những vị không chỉ có tính kháng viêm mà còn hỗ trợ tốt cho quá trình phục hồi, lưu thông khí huyết, giải độc, lợi niệu, đào thải vi khuẩn có hại ra ngoài và đặc biệt tốt cho những người bị nóng trong.

Điều trị viêm niệu đạo bằng Đông y cần sự kết hợp của nhiều loại thảo dược với dược tính mạnh, tác động lên khí huyết và thận

Bài thuốc được nhiều bệnh nhân cho phản hồi tích cực và công nhận hiệu quả sau khoảng hơn 1 tháng sử dụng

Tuy nhiên, cần dựa vào tình trạng bệnh của từng người, nguyên nhân gây bệnh, các xét nghiệm và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để có cách điều trị tốt nhất. Mọi người tuyệt đối không được chủ quan trước các dấu hiệu của bệnh khiến viêm niệu đạo kéo dài rồi chuyển biến xấu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống.

Giải đáp những thắc mắc liên quan tới viêm niệu đạo

Viêm niệu đạo ăn gì?

  • Khi bị viêm niệu đạo, người bệnh cần bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn như: Chanh, ổi, xoài, bưởi, kiwi… Ngoài ra, người bệnh có thể uống viên C sủi hàng ngày.

  • Ăn nhiều loại rau xanh và hoa quả: Các loại rau xanh và hoa quả có tác dụng nhuận tràng, trợ giúp quá trình đào thải của cơ thể nói chung và trong niệu đạo nói riêng. Bạn nên tăng cường ăn các loại rau củ quả như: Cải xoăn, ớt chuông, súp lơ, đu đủ, xoài…

  • Ngoài ra, các món ăn như cháo gạo phục linh, cá chép nấu đậu đỏ, thịt nạc xào rau cần… cũng sẽ giúp ích trong quá trình điều trị bệnh viêm niệu đạo.

  • Khi bị mắc viêm niệu đạo, bạn cũng cần uống nhiều nước. Đối với những người bị viêm niệu đạo, uống khoảng 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày sẽ giúp cơ thể thanh lọc và đào thải các vi khuẩn trong niệu đạo. Đặc biệt, uống nước nhiều sẽ giúp giảm dấu hiệu tiểu buốt, tiểu khó, tiểu dắt…

Bổ sung nhiều rau xanh, vitamin C là điều cần thiết để giúp người bệnh tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ giải độc tốt hơn

Viêm niệu đạo nên kiêng gì?

  • Bệnh nhân nên kiêng các thực phẩm cay nóng như ớt, tỏi, hạt tiêu… do chúng có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể khiến tăng dịch tiết ở hậu môn và niệu đạo, gây ngứa rát.

  • Đồ hải sản chứa nhiều đạm cùng các dưỡng chất tốt cho cơ thể nhưng lại không tốt cho người bị viêm niệu đạo. Theo đó, khi ăn nhiều các thực phẩm này, vùng kín người bệnh sẽ ngứa ngáy, ẩm ướt, khó chịu. Do đó, loại thực phẩm này cũng cần kiêng khi tiến hành điều trị viêm niệu đạo.

  • Những thực phẩm giàu chất béo như socola, mỡ động vật, bơ, bánh kẹo; những đồ uống chứa cồn, chất kích thích… cũng là nguyên nhân tăng nhiệt độ của cơ quan sinh dục và ảnh hưởng tới quá trình chữa viêm niệu đạo.

Hạn chế đạm, đồ ăn cay nóng bởi chúng không tốt cho quá trình loại bỏ độc tố, thanh nhiệt trong thời gian điều trị

Viêm niệu đạo có lây không?

Viêm niệu đạo là bệnh lý rất dễ lây truyền, có thể lây khi quan hệ tình dục không an toàn hoặc giao hợp qua đường hậu môn.

Để phòng tránh, cách tốt nhất là không nên quan hệ tình dục với người nhiễm bệnh hoặc quan hệ tình dục an toàn và tuân thủ nghiêm các chỉ định của bác sĩ.

Viêm niệu đạo khám ở đâu?

Là một bệnh phụ khoa khó nói nhưng khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh, bạn nên tới các cơ sở Y tế lớn, uy tín để khám, xét nghiệm tìm ra nguyên nhân, từ đó có phương pháp điều trị bệnh viêm niệu đạo tốt nhất.

Một số địa chỉ mà người bệnh có thể tham khảo để điều trị viêm niệu đạo như:

Điều trị theo Tây y:

Bệnh viện Phụ sản Trung ương: Số 43 Tràng Thi, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Bệnh viện Bạch Mai: 78 Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội

Bệnh viện Việt Đức: Số 14- đường Phủ Doãn- Phường Hàng Bông- Quận Hoàn Kiếm- Tp.Hà Nội

Ngoài ra, nếu bạn muốn điều trị theo hướng Đông y có thể tham khảo địa chỉ đang được nhiều bệnh nhân quan tâm dưới đây:

Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà – Giám đốc Trung tâm Sản phụ khoa Đông y Việt Nam

Cơ sở Hà Nội:

  • Địa chỉ: Số 123 đường Hoàng Ngân, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

  • Điện thoại tư vấn: (024) 7109 2668 0989 913 935 (có Zalo)

Cơ sở Hồ Chí Minh:

**Lưu ý: Bác sĩ Đỗ Thanh Hà chỉ trực tiếp khám chữa tại cơ sở Hà Nội.

Hy vọng những thông tin cung cấp trên đây giúp ích cho quý độc giả. Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe và hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo!

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo