Giúp chị em tìm hiểu về hoạt động và chức năng buồng trứng ở phụ nữ

>> Giúp chị em phân biệt buồng trứng đa nang và u nang buồng trứng

>> Cách điều trị u nang buồng trứng hiệu quả nhất hiện nay

Cấu tạo của buồng trứng

Buồng trứng phụ nữ nằm ở 1 vị trí đặc biệt: bên trong khoang xương chậu, ở 2 bên của tử cung và được nối với nhau bằng dây chằng buồng trứng. Cơ quan này được gắn vào thành cơ thể bằng dây chằng treo buồng trứng. Như vậy, đây là cơn quan duy nhất trong cơ thể người hoàn toàn không có vỏ bọc nằm trong màng bụng để thực hiện chức năng buồng trứng quan trọng nhất là sinh sản.

 Cấu tạo và chức năng buồng trứng

Cấu tạo chức năng buồng trứng trong hệ sinh sản

Hai phần của buồng trứng được gọi là buồng trứng trái và buồng trứng phải. Mỗi buồng đều gắn chặt với nhiều tua vòi. Đây là các mô liên kết giúp nối buồng trứng và ống dẫn trứng với nhau.

Khi nhìn ở mặt cắt ngang, buồng trứng được chia thành 2 vùng là vùng tủy và vùng vỏ. Vùng tủy gồm những mô liên kết thưa, cấu tạo từ những sợi cơ trơn, sợi chun, cuộn tĩnh mạch và động mạch xoắn. Còn vùng vỏ là khu vực giữa lớp biểu mô bề mặt và lớp tủy ở trong. Lớp vỏ chứa các nang nguyên thủy, gồm các tế bào nấm đan xen với các tế bào hạt.

Hoạt động và chức năng buồng trứng

Có thể bạn đã biết, buồng trứng của người phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh sản, quyết định khả năng mang thai và bạn sẽ không thể có thai khi buồng trứng gặp trục trặc. Tuy nhiên, để hiểu rõ chi tiết về hoạt động và chức năng của buồng trứng để chăm sóc sức khỏe sinh sản tốt hơn thì không phải ai cũng biết. Chính vì vậy, nội dung tiếp theo, chúng tôi xin chia sẻ những thông tin về hoạt động và chức năng buồng trứng.

  • Hoạt động của buồng trứng

Buồng trứng ở phụ nữ thường bắt đầu hoạt động mạnh mẽ và thực hiện chức năng sinh sản khi các bé gái bước vào tuổi dậy thì cùng với những thay đổi nhiều về hình dáng cơ thể, đánh dấu bằng chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Hãy cùng nhìn lại quá trình hoạt động của buồng trứng trong cơ thể chị em qua các giai đoạn sau:

– Giai đoạn trước dậy thì:

Bẩm sinh, hai buồng trứng đã có một số lượng trứng nhất định (1-2 triệu trứng), đến giai đoạn dậy thì có khoảng 3 – 4 triệu trứng. Trứng lúc này được gọi là trứng chưa trưởng thành. Khi đến giai đoạn trưởng thành, chỉ còn lại khoảng 300.000 trứng phát triển để trở thành tế bào trứng trưởng thành hoặc nang trứng. Chức năng buồng trứng bắt đầu hoạt động khi bạn gái 13-14 tuổi hoặc sớm hơn. Trứng rụng và không được thụ thai sẽ tạo ra kinh nguyệt lần đầu tiên, sau đó sẽ đều đặn mỗi tháng rụng trứng một lần.

 Hoạt động và chức năng buồng trứng

 Buồng trứng khi sinh ra đã có số trứng nhất định

– Trong độ tuổi sinh sản:

Biểu hiện chức năng buồng trứng hoạt động bắt đầu là chu kì kinh nguyệt, nghĩa là từ lúc buồng trứng bong niêm mạc, thông thường là 3, 4 ngày có kinh nguyệt. Sau đó bắt đầu 1 chu kỳ mới về sự phát triển của nang trứng từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 14 của chu kỳ. Thời gian rụng trứng từ ngày thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt. Trong vòng 24 giờ nếu trứng gặp tinh trùng, trứng sẽ được thụ tinh, nếu không xảy ra thụ thai lại tạo thành niêm mạng và bong ra.

Bên cạnh đó còn có hoàng thể (phần còn lại của nang trứng sau khi giải phóng trứng), từ ngày 14-28 của chu kỳ, nang trứng vỡ ra, phần còn lại trên buồng trứng sẽ phát triển có màu vàng gọi là hoàng thể.

– Giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh:

Phụ nữ khoảng 42 đến 55 tuổi được xem là đế giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Trong thời gian này, có sự giảm sút nồng độ nội tiết tố buồng trứng trong cơ thể và buồng trứng bắt đầu ngừng sản xuất nội tiết tố sinh dục – estrogens, gestagens. Đồng thời, quá trình rụng trứng sẽ không xảy ra, điều này dẫn đến hiện tượng vô sinh ở phụ nữ mãn kinh. Giai đoạn này kéo dài – được gọi là thời kỳ tiền mãn kinh.

  • Chức năng buồng trứng như thế nào?

Buồng trứng của người phụ nữ bao gồm các chức năng sau đây:

– Chức năng nội tiết chế tiết các hormone sinh dục: Dưới tác dụng của nội tiết từ tuyến yên FSH và LH, buồng trứng tiết ra hai nội tiết tố là Progesterol và Estrogen. Trường hợp chức năng buồng trứng bị ảnh hưởng như mắc đa nang hay u nang buồng trứng, bạn cần thăm khám để được tư vấn sử dụng thuốc điều trị u nang buồng trứng hiệu quả.

Chức năng buồng trứng trong hệ sinh sản

Tuổi dậy thì là lúc cơ thể nữ giới phát triển hoàn thiện

– Phát triển và hình thành hormone nữ: Từ tuổi dậy thì dưới tác dụng của Estrogen sẽ giúp phát triển các cơ quan sinh dục nữ, phát triển lớp mỡ dưới da làm cho da mềm mại, ngực phát triển, giọng nói trong, dáng vẻ uyển chuyển.

– Hoàn thiện chức năng của tử cung: Chức năng buồng trứng sản xuất Estrogen tác dụng làm tăng kích thích tử cung giai đoạn dậy thì và mang thai, kích thích sự phát triển niêm mạc tử cung, tăng co bóp tử cung, giúp cho trứng đã thụ tinh dễ dàng di chuyển vào tử cung, làm cho pH âm đạo ổn định, có tính axit yếu, có tính sát khuẩn…

– Đảm bảo khả năng thụ thai: Progesterone có tác dụng kích thích sự bài tiết của niêm mạc tử cung ở nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt, giảm co bóp tử cung, kích thích niêm mạc vòi trứng bài tiết dịch chứa dinh dưỡng để nuôi dưỡng trứng đã thụ tinh thực hiện quá trình phân chia trong khi di chuyển vào tử cung…

Trên đây là những thông tin về chức năng buồng trứng của phụ nữ, giúp chị em hiểu rõ hơn về hệ sinh sản và có giải pháp chăm sóc sức khỏe sinh sản tốt nhất.

Xem thêm: U nang buồng trứng là gì ? Nguyên nhân và cách điều trị

Thu Hường (T/h)

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo