Cùng tìm hiểu bệnh sa tử cung là gì

Cùng tìm hiểu bệnh sa tử cung để có thể chủ động phòng tránh và chữa trị

Cùng tìm hiểu bệnh sa tử cung để có thể chủ động phòng tránh và chữa trị.

Bệnh sa tử cung là gì? Sa tử cung là tình trạng tử cung đang ở vị trí bình thường nhưng bị tụt xuống xương đáy khung chậu, thậm chí có những trường hợp thoát vị ra ngoài vùng khung chậu. Chứng sa tử cung này thường rất hay gặp ở phụ nữ sau sinh đẻ, nhất là các chị em thường xuyên lao động mạnh ngay sau khi sinh.

Nguyên nhân gây bệnh sa tử cung

Khi mang thai, tử cung của người phụ nữ sẽ tăng dần kích thước để mở rộng không gian, tạo sự thoải mái cho thai nhi. Sau khi sinh, tử cung sẽ co lại nhưng vẫn to hơn trạng thái ban đầu. Hai bên đầu trên của cổ tử cung, mỗi bên sẽ có một dây chằng, khi những dây chằng này bị lỏng sẽ không nâng đỡ được và làm cho cổ tử cung bị sa xuống.

Theo đó, những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sa tử cung ở chị em phụ nữ thường là do sinh khó, thời gian rặn kéo dài; trong thời gian mang thai, phụ nữ thường xuyên làm việc nặng nhọc; sau sinh chị em bị thiếu dinh dưỡng, chế độ ăn không hợp lý gây nên hiện tượng táo bón hoặc ho nhiều.

Ngoài ra, còn có thể do tổ chức đáy chậu và mô gân không tốt, buồng trứng mất tác dụng nội tiết khiến cho mô gân và cơ xương chậu dần bị teo lại, nhão dẫn đến tình trạng sa tử cung.

Triệu chứng nhận biết bệnh sa tử cung

Khi mắc bệnh sa tử cung, chị em thường nhận thấy cơ thể xuất hiện những biểu hiện bất thường. Cụ thể là:

  • Thường xuyên có cảm giác nặng và tức ở vùng bụng
  • Muốn đi tiểu nhiều lần nhưng mỗi lần đi tiểu thường không nhiều
  • Đau thắt vùng bụng dưới
  • Có cảm giác phần tử cung sa xuống gần với cửa âm đạo khi quan hệ tình dục
  • Xuất hiện phần thịt ở cửa âm đạo hoặc khối thịt lồi ra hẳn phía ngoài âm đạo

Bên cạnh đó, tùy vào mức độ sa tử cung nhiều hay ít, mới hay đã lâu mà biểu hiện của sa tử cung sau sinh còn gây ra các triệu chứng như: Đau lưng, tiểu dắt, khó đại tiện; khí hư ra nhiều, chảy máu dẫn đến viêm loét thường gặp ở bệnh nhân sa lâu ngày hay ở mức độ nặng.

Chị em có thể tìm hiểu cụ thể các dấu hiệu bệnh sa tử cung tại link này.

Điều trị sa tử cung như thế nào hiệu quả?

Theo các chuyên gia phụ khoa, việc lựa chọn phương pháp điều trị bệnh sa tử cung sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ sa tử cung, tình trạng sức khỏe và nhu cầu sinh đẻ của người bệnh.

Thông thường, đối với những bệnh nhân bị sa tử cung nhẹ hoặc người lớn tuổi không có nhu cầu sinh đẻ, người có sức khỏe yếu hay không thể phẫu thuật, bác sĩ sẽ tư vấn chế độ nghỉ ngơi, chú trọng cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, thuốc, biện pháp điều trị dân gian, châm cứu và luyện tập thể dục để giúp nâng tử cung trở về vị trí cũ. Còn với những chị em mắc bệnh nặng, không có nhu cầu sinh đẻ thì sẽ được chỉ định phẫu thuật để cắt bỏ một phần hay toàn bộ tử cung.

>>> Bài chi tiết: Tổng quan về bệnh sa tử cung và cách điều trị

Phạm Thảo (tổng hợp)

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo