Bị nấm phụ khoa khi mang thai cần đi khám chữa ngay kẻo muộn

Thông tin hữu ích:

>> Bài thuốc nam chữa nấm phụ khoa hiệu quả bất ngờ cho chị em

>> Bị nấm phụ khoa nặng chị em cần làm gì?

Nguyên nhân và triệu chứng nấm phụ khoa khi mang thai

Nấm phụ khoa là tình trạng viêm nhiễm cơ quan sinh dục do nấm, chủ yếu là nấm Candida gây nên. Thực tế, nấm vẫn tồn tại trong cơ thể, sống ký sinh ở da và trong âm đạo người phụ nữ. Môi trường axit cân bằng sẽ hạn chế khả năng phát triển của nấm.

Nấm sinh dục có thể ghé thăm bất cứ ai, ở mọi độ tuổi và giới tính nhưng bà bầu là một trong những đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Thực tế số trường hợp nhiễm nấm cơ quan sinh dục ở bà bầu cũng chiếm số lượng nhiều nhất.

Vậy tại sao lại dễ bị nấm phụ khoa khi mang thai?

Sở dĩ các mẹ bầu dễ bị nấm xâm nhập, tấn công và gây bệnh là do một số nguyên nhân cơ bản sau:

– Ở phụ nữ mang thai, cơ thể thay đổi, hormone, nội tiết đều thay đổi, mất cân bằng pH môi trường ấm đạo. Đây là điều kiện lý tưởng để nấm sinh sôi và gây bệnh.

– Hiện tượng vùng kín tiết ra nhiều dịch, khí hư trong giai đoạn mang thai cũng tạo điều kiện thuận lợi cho nấm sinh sôi và phát triển.

– Tâm trạng lo lắng và căng thẳng khi mang thai nhất là mang thai lần đầu cũng là yếu tố nguy cơ khiến chị em dễ nhiễm nấm.

– Thời gian bầu bí, sức đề kháng cơ thể mẹ bầu cũng suy yếu, không đủ để chống lại sự tấn công của nấm cũng như các nhân gây bệnh khác.

Chính vì vậy, rất nhiều chị em bị nấm phụ khoa khi mang thai và đây không phải là hiện tượng hiếm gặp.

Nguyên nhân và triệu chứng nấm phụ khoa khi mang thai

Bị nấm phụ khoa khi có thai là hiện tượng thường gặp khiến chị em mệt mỏi

Triệu chứng nấm phụ khoa khi ở bà bầu là gì?

Cơ quan sinh sản bị nhiễm nấm và nấm bắt đầu tấn công gây viêm nhiễm, vùng kín mẹ bầu sẽ xuất hiện các triệu chứng dễ nhận biết. Cụ thể:

– Triệu chứng đơn giản dễ nhận biết của chị em bị nấm phụ khoa khi mang thai là khí hư tiết ra nhiều, lợn cợn, trắng đục, bám thành mảng như sữa chua, bã đậu hoặc phô mai. Khí hư không chỉ thay đổi về màu sắc, tính chất mà còn có thể gây mùi khó chịu.

– Bên cạnh khí hư ra nhiều bất thường, chị em còn cảm thấy ngứa rát vùng kín, khó chịu, âm đạo bị sưng tấy đỏ.

– Nhiều mẹ bầu còn có triệu chứng tiểu dắt, tiểu nhiều, tiểu rát, xót và buốt khi đi tiểu do nấm phụ khoa, viêm nhiễm ảnh hưởng đến đường tiết niệu, bàng quang.

Nhận biết nấm phụ khoa khi mang thai qua khí hư

Chị em bị nấm phụ khoa khi mang thai sẽ thấy khí hư ra nhiều bất thường

Nấm phụ khoa có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Nấm phụ khoa khi có thai không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ có ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Dưới đây là một số ảnh hưởng, biến chứng khi cơ quan sinh sản bị nhiễm nấm trọng thai kỳ:

– Nấm phụ khoa gây ra những khó chịu, ngứa ngáy cho mẹ bầu. Những thay đổi trong cơ thể cộng với khí hư ra nhiều, cảm giác ngứa rát, xót khi đi tiểu khiến nhiều chị em stress, lo lắng, ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần.

– Mẹ bầu bị nấm phụ khoa khi mang thai sẽ có nguy cơ sinh non, sảy thai, trẻ suy dinh dưỡng, sức đề kháng yếu.

– Nếu mẹ bị nấm và sinh thường, trẻ có nguy cơ cao bị nhiễm nấm của mẹ sẽ có thể bị viêm da, rối loạn tiêu hóa hoặc nhiễm trùng đường ruột.

 Nấm sinh dục có thể sẽ lây lan ngược, gây viêm nhiễm các cơ quan sinh dục khác, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và mẹ bầu.

Điều trị nấm phụ khoa khi mang thai hiệu quả

Chữa nhiễm nấm sinh dục trong thai kỳ, bác sĩ thường sẽ cân nhắc rất kỹ các yếu tố nguy cơ có thể ảnh hưởng đến thai nhi trong đó có việc sử dụng thuốc.

– Nếu bị nấm phụ khoa ở bà bầu, cách điều trị phổ biến là đặt thuốc âm đạo, bác sĩ sẽ dùng thuốc kháng sinh trị nấm an toàn cho mẹ bầu và em bé.

– Chị em khi mang thai sẽ cần cẩn trọng hơn bởi nếu đặt thuốc không cẩn thận có thể gây chảy máu do tác động vào các mạch máu bên trong bào thai.

– Trong quá trình điều trị, mẹ bầu phải chú ý vệ sinh tốt, thay quần lót đều đặn, giặt phơi ở nơi khô thoáng bởi thời kỳ mang thai cũng sẽ ra nhiều dịch hơn bình thường, dễ tạo điều kiện cho nấm phát triển.

– Bên cạnh đó, chị em cũng nên bổ sung thêm sữa chua, hoa quả, ăn tỏi để kháng viêm và tăng lợi khuẩn ở âm đạo, giúp tình trạng ngứa ngáy khó chịu do nấm phụ khoa khi mang thai giảm bớt.

– Chị em không được tự ý dùng thuốc uống tại nhà hoặc dùng các cách dân gian khác có thể gây nguy hiểm cho thai nhi, nấm phụ khoa dùng thuốc gì cần theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Điều trị nấm phụ khoa khi mang thai tại cơ sở y tế uy tín

Bị nấm phụ khoa khi có thai không nên tự ý dùng thuốc mà cần gặp bác sĩ

Phòng ngừa nấm phụ khoa khi mang thai

Để phòng ngừa nấm phụ khoa ở bà bầu, chị em nên làm những việc sau:

– Luôn chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ, khô thoáng.

– Không mặc đồ bó sát, không thấm hút mồ hôi, nên mặc váy để vùng kín được thoải mái, thông thoáng.

– Chọn quần lót thấm hút mồ hôi, cotton thoáng khí, thay thường xuyên và giặt phơi ở nơi có ánh nắng khô ráo.

– Cần chú ý không ăn quá nhiều đồ ngọt, đồ cay nóng sẽ không tốt, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, uống nhiều nước lọc, nước mát để  tránh nấm phụ khoa khi mang thai nặng hơn.

– Không lạm dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ tẩy rửa sẽ gây mất cân bằng độ PH ở vùng kín.

– Khi có dấu hiệu ngứa ngáy bất thường, mẹ bầu cần đi khám bác sĩ ngay để tránh bệnh nặng hơn, có những biến chứng nguy hiểm.

– Chị em nên đi khám phụ khoa định kỳ 3 – 6 tháng/lần để kịp thời điều trị những triệu chứng bất thường cũng như phòng ngừa nguy cơ viêm nhiễm do nấm.

Trên đây là những thông tin mẹ bầu cần biết về nấm phụ khoa khi mang thai. Chị em cần đến bác sĩ thăm khám, tuyệt đối không tự ý mua thuốc về uống sẽ dẫn đến nhờn thuốc hoặc ảnh hưởng đến thai nhi. Đồng thời, cũng nên chọn cơ sở y tế uy tín, đảm bảo để việc điều trị được yên tâm và tránh những biến chứng không đáng có.

Xem thêm: Bị viêm phụ khoa có thể mang thai không?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo