Bị nấm Candida khi mang thai chị em cần phải làm gì mới tốt?

Bài nên đọc:

>> 5 triệu chứng nhiễm nấm Candida mãn tính bạn không thể bỏ qua

>> Bị nấm Candida uống thuốc gì mau khỏi nhất?

Nguyên nhân và triệu chứng bị nấm Candida khi mang thai

Nấm Candida là một loại nấm men có hình tròn hoặc bầu dục, kích thước nhỏ, có sẵn trong cơ thể, sống ký sinh trong cơ thể ở dưới da, niêm mạc và trong âm đạo… Trong thời gian mang thai chị em là đối tượng dễ bị nấm Candida tấn công hơn cả.

  • Nguyên nhân bị nấm Candida khi mang thai

Khi cơ thể khỏe mạnh bình thường, nấm Candida không gây hại gì. Tuy nhiên khi mang thai, cơ thể chị em có nhiều thay đổi, nội tiết tố thay đổi, môi trường âm đạo thay đổi, khí hư tiết ra nhiều, ẩm ướt, môi trường axit mất cân bằng là điều kiện thuận lợi để nấm Candida cũng như các vi khuẩn có hại sinh sôi nảy nở và gây hại.

Bên cạnh đó, nguyên nhân bị nấm Candida khi mang thai đó là nhiều chị em khi mang thai sức đề kháng trở nên yếu hơn, sức đề kháng kém, hệ miễn dịch suy giảm, nếu không kiểm soát được, nấm Candida sẽ bùng phát sẽ gây ra những triệu chứng bất thường, khó chịu cho mẹ bầu.

Bị nấm Candida khi mang thai

Nguyên nhân bị nấm Candida khi mang thai

  • Triệu chứng nhiễm nấm Candida khi mang thai

Một số triệu chứng nhiễm nấm Candida khi mang thai có thể nhận biết như:

– Mẹ bầu thấy ngứa rát, đau nhức vùng kín, ngứa ngáy khó chịu.

– Âm hộ, âm đạo có thể bị sưng lên, tấy đỏ.

– Khí hư tiết ra nhiều, màu trắng đục như bã đậu, sữa chua, phô mai.

– Tiểu rát, xót buốt khi đi tiểu

– Nếu quan hệ tình dục, chị em sẽ cảm thấy đau…

Bị nấm Candida khi mang thai có nguy hiểm không?

Nhiều chị em lo lắng nhiễm nẫm Candida thi mang thai sẽ có những biến chứng nguy hiểm. Thực tế chưa có nghiên cứu khoa học nào cho thấy nấm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng, do đó chị em không nên quá lo lắng mà ảnh hưởng đến thai kỳ.

Nấm Candida chỉ giới hạn trong âm đạo và vùng da xung quanh, gây ngứa ngáy khó chịu cho bà bầu chứ không nguy hại đến thai nhi.

Tuy nhiên mẹ bị nấm Candida khi mang thai ở âm đạo khi sinh thường sẽ làm em bé nhiễm nấm ở miệng, mũi, mắt… Người mẹ bị nấm ở đầu vú thì con cũng sẽ nhiễm nấm khi bú mẹ.

Với y học hiện đại ngày nay, các bác sĩ chuyên khoa sẽ giải quyết vấn đề này một cách đơn giản và hiệu quả với các loại thuốc an toàn cho bé.

Một số chị em nhiễm nấm có nguy cơ sinh non, con suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém…

Bị nấm Candida khi mang thai có nguy hiểm không?

Bị nấm Candida khi mang thai không quá nguy hiểm đến thai nhi

Cần làm gì nếu bị nấm Candida khi mang thai?

Khi có bất kỳ triệu chứng khó chịu nào nghi nấm Candida, mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ sớm, soi tươi, xét nghiệm dịch âm đạo để chẩn đoán chính xác bệnh và có đơn thuốc chữa bệnh phù hợp.

Khi mang thai, việc điều trị nấm Candida bằng thuốc uống không được khuyến khích. Đa số các bác sĩ sẽ điều trị bằng thuốc đặt âm đạo, kem bôi bên ngoài âm đạo để giảm các triệu chứng ngứa ngáy, làm cân bằng lại môi trường pH hạn chế sự phát triển của nấm Candida.

Các thuốc được sử dụng đều an toàn với mẹ bầu và thai nhi. Trong quá trình điều trị, chị em cần tuân thủ đúng liệu trình của bác sĩ, uống đúng thuốc, đúng liều, không tự ý đi mua thuốc về chữa trị và tái khám đúng hẹn.

Đồng thời, trong quá trình điều trị bị nấm Candida khi mang thai, chị em cần lưu ý một số điều sau:

– Giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ đúng cách, thay quần lót thường xuyên, chọn chất liệu quần lót cotton thoáng mát, giặt riêng và phơi nơi có ánh nắng để diệt nấm.

Lưu ý trong điều trị bị nấm Candida khi mang thai

Bị nấm Candida khi mang thai, chị em cần chú ý vệ sinh vùng kín đúng cách

– Bổ sung sữa chua, tỏi trong khẩu phần ăn để giảm viêm nhiễm và tăng lợi khuẩn.

– Không thụt rửa âm đạo mạnh hay lạm dụng dung dịch vệ sinh sẽ làm thay đổi môi trường âm đạo.

– Mặc đồ thoáng mát, không mặc đồ bó sát, gây bí bách vùng kín.

– Hạn chế ăn đồ ngọt, nhiều đường, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, uống nhiều nước lọc để pha loãng nước tiểu, tránh xót buốt khi đi tiểu…

Trên đây là những vấn đề chị em cần biết nếu bị nấm Candida khi mang thai. Một khi có dấu hiệu bất thường, chị em cần đến gặp bác sĩ sớm điều trị bệnh sẽ nhanh khỏi, nếu để lâu sẽ ảnh hưởng đến thai nhi trong quá trình sinh nở.

Xem Thêm:

Điều trị nấm Candida cho phụ nữ mang thai bằng cách nào?

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo