Viêm niệu đạo uống thuốc gì hiệu quả? Những lưu ý khi sử dụng thuốc
Viêm niệu đạo được biết đến là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại niệu đạo – đoạn ống nối từ bàng quang đưa nước tiểu ra ngoài. Bệnh có thể gặp phải ở nam giới và nữ giới nhưng do niệu đạo ở nữ giới có cấu tạo và vị trí đặc biệt nên dễ mắc hơn. Khi bị viêm niệu đạo người bệnh thường có các biểu hiện là rối loạn đường tiểu, tiểu đau, tiểu nhiều lần, khó tiểu, xuất hiện khí hư bất thường nhầy dính như mủ, mùi hôi khó chịu, lỗ niệu đạo sưng đỏ, đau vùng chậu,…
Viêm niệu đạo sẽ không tự khỏi nếu không được chữa trị mà ngược lại bệnh sẽ nặng hơn và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, khi gặp các biểu hiện viêm niệu đạo người bệnh cần chủ động đi thăm khám để được chữa trị sớm và đúng cách. Thông thường để điều trị viêm niệu đạo bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp nội khoa bằng thuốc.
Viêm niệu đạo uống thuốc gì hiệu quả?
Bệnh viêm nhiễm tại niệu đạo có 2 dạng là viêm niệu đạo do lậu và viêm niệu đạo không do lậu với các mức độ bệnh nặng nhẹ khác nhau. Khi bệnh mới chớm sẽ dễ điều trị hơn khi bệnh nặng chuyển sang giai đoạn viêm niệu đạo mãn tính. Vì thế, mỗi người bệnh có thể gặp các triệu chứng khác nhau và mỗi trường hợp sẽ có cách điều trị phù hợp.
Viêm niệu đạo uống thuốc gì là thắc mắc của nhiều người bệnh
Do đó, nguyên tắc điều trị đầu tiên bạn cần nhớ là đi thăm khám tại cơ sở y tế uy tín để được khám, xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân, tình trạng bệnh. Căn cứ vào kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị bệnh cụ thể, tư vấn và chỉ định viêm niệu đạo uống thuốc gì.
Theo đó, căn cứ vào nguyên nhân và tình trạng bệnh có thể sử dụng các loại thuốc dạng uống, dạng tiêm và dạng đặt phù hợp như sau:
1. Thuốc chữa trị viêm niệu đạo không do lậu
Viêm niệu đạo không do lậu là bệnh thường gặp nhất. Các tác nhân gây bệnh chủ yếu là do vi khuẩn E.coli, Chlamydia, Mycoplasma, nấm Candida, các vi khuẩn kỵ khí có hại trong niệu đạo, phân, nước tiểu hoặc lây lan mầm bệnh viêm nhiễm từ bạn tình. Để xác định nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ thường chỉ định làm xét nghiệm nước tiểu, nhuộm Gram hay cấy nước tiểu.
Căn cứ vào loại tác nhân gây bệnh, mật độ vi khuẩn, phạm vi và mức độ viêm nhiễm tại niệu đạo, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ viêm niệu đạo uống thuốc gì phù hợp. Các loại thuốc này chủ yếu là kháng sinh và thuốc điều trị viêm niệu đạo chuyên biệt phát huy tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, kháng viêm, tiêu sưng và hỗ trợ làm lành tổn thương.
Người bệnh có thể tham khảo một số loại thuốc điều trị viêm niệu đạo không do lậu sau:
– Thuốc Doxycyline: Đây là thuốc kháng sinh phổ rộng có khả năng ức chế các loại vi khuẩn Gram âm và Gram dương – nguyên nhân gây viêm niệu đạo. Cách sử dụng: Doxycyline 100mg uống 2 lần/ ngày, mỗi lần 1 viên, thời gian uống đều đặn trong 1 tuần các triệu chứng bệnh sẽ dần thuyên giảm.
Thăm khám xét nghiệm trước khi sử dụng thuốc điều trị viêm niệu đạo
– Thuốc Tetracyline: Viêm niệu đạo uống thuốc gì, còn phải kể đến loại kháng sinh kìm khuẩn này. Đối với viêm nhiễm tại niệu đạo do nhiễm Chlamydia, Mycoplasma có thể sử dụng thuốc này theo liều lượng: Tetracyline 500mg uống 4 lần/ ngày, mỗi lần uống 1 viên và kéo dài trong 1 tuần. Thuốc sẽ phát huy tác dụng giảm dần các triệu chứng viêm niệu đạo.
– Thuốc Azithromycin: Đây là kháng sinh có hoạt phổ rộng, tác dụng diệt khuẩn mạnh đối với các vi khuẩn Gram dương gây viêm nhiễm. Để chữa viêm niệu đạo, người bệnh cần uống thuốc Azithromycin gói 1g với liều duy nhất.
2. Thuốc điều trị viêm niệu đạo do lậu
Viêm niệu đạo do lậu thường gây ra các triệu chứng đáng sợ hơn, mức độ bệnh nặng hơn nên việc chữa trị sẽ khó khăn và phức tạp hơn. Thông thường để điều trị bệnh trong trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị bệnh lậu chuyên biệt kết hợp với thuốc điều trị viêm nhiễm niệu đạo không do lậu. Cụ thể:
– Đơn thuốc 1: Thuốc Ceftriaxone 250g dạng thuốc tiêm bắp 1 liều duy nhất kết hợp với thuốc Doxycyline 100mg uống 2 lần mỗi ngày, mỗi lầm 1 viên và uống trong 1 tuần.
Thuốc điều trị viêm niệu đạo do bệnh lậu kết hợp thuốc dạng tiêm và dạng uống
– Đơn thuốc 2: Thuốc Spectinomycin 2g, 1 liều duy nhất tiêm bắp thật sâu hoặc tiêm trong phần tư trên, ngoài của cơ mông. Đồng thời kết hợp uống thuốc Doxycyline 100g 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 1 viên và đều đặn trong 7 ngày liên tiếp.
– Đơn thuốc 3: Dùng thuốc Cefotaxime 1g dạng thuốc tiêm bắp 1 liều duy nhất, kết hợp uống thuốc Doxycyline 100g 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 1 viên trong 1 tuần liên tiếp.
Để điều trị viêm niệu đạo triệt để, người bệnh cần phải chữa trị từ nguyên căn gây bệnh tránh tái phát. Trong trường hợp viêm niệu đạo do bệnh lậu, bác sĩ thường chỉ định phác đồ điều trị bệnh lậu chung của Bộ y tế. Do đó, bên cạnh thắc mắc viêm niệu đạo uống thuốc gì, chị em nên quan tâm đến việc thăm khám và chữa trị bệnh như thế nào và ở đâu hiệu quả.
3. Điều trị viêm niệu đạo bằng thuốc đông y
Trong một số trường hợp viêm niệu đạo dạng nhẹ, người bệnh có thể uống các loại thuốc đông y theo chỉ định của bác sĩ. Các bài thuốc đông y có ưu điểm chữa trị bệnh an toàn, bồi bổ cơ thể và điều trị nguyên căn gây bệnh. Tuy nhiên, thuốc phát huy tác dụng lâu và đòi hỏi người bệnh cần kiên trì áp dụng.
Điều trị viêm niệu đạo bằng thuốc đông y và thuốc nam
Ngoài ra, nhiều người bệnh còn tìm đến cách chữa viêm niệu đạo bằng thuốc nam là các cây thuốc dân gian như: Sử dụng rau má, cây dứa dại… để chữa trị viêm nhiễm. Một số trường hợp được ghi nhận khắc phục viêm niệu đạo hiệu quả bằng cách chữa này, giảm bớt các triệu chứng. Tuy nhiên, để điều trị triệt để bệnh cần được thăm khám và chữa trị tại cơ sở y tế uy tín.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị viêm niệu đạo
Theo các bác sĩ chuyên khoa, trong quá trình sử dụng thuốc, để đạt được hiệu quả điều trị như mong muốn và an toàn, người bệnh cần lưu ý một số lời khuyên sau:
– Thăm khám tại cơ sở y tế uy tín để xác định nguyên nhân và tình trạng bệnh mình gặp phải. Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn viêm niệu đạo uống thuốc gì và hướng dẫn cách sử dụng hiệu quả hoặc áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp.
– Tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ về loại thuốc, liều lượng và thời gian sử dụng, các chế độ chăm sóc sức khỏe kèm theo như: Viêm niệu đạo kiêng ăn gì, nên ăn gì…
– Tuyệt đối không nên tự ý mua và sử dụng thuốc kháng sinh tùy tiện dẫn đến điều trị không đúng nguyên nhân khiến bệnh nặng hơn.
– Chỉ sử dụng duy nhất một đơn thuốc của bác sĩ để tránh tình trạng kháng thuốc, nhờn thuốc, không đạt được hiệu quả điều trị.
– Sử dụng hết thuốc chữa viêm niệu đạo được chỉ định, không bỏ thuốc giữa chừng khi thấy hết các triệu chứng vì bệnh chưa khỏi hoàn toàn sẽ dễ tại phát.
Viêm niệu đạo uống thuốc gì cần tuân thủ tư vấn và chỉ định của bác sĩ
– Trong quá trình sử dụng thuốc nếu thấy bệnh không thuyên giảm, cơ thể có các biểu hiện bất thường hãy thông báo ngay cho bác sĩ để được đổi thuốc và tư vấn viêm niệu đạo uống thuốc gì hiệu quả hơn.
– Đồng thời kết hợp điều trị với cả bạn tình để tránh nguy cơ lây lan, tái phát mầm bệnh sau khi điều trị.
– Sau khi sử dụng hết đơn thuốc, người bệnh nên tái khám để chắc chắn bệnh đã khỏi hoàn toàn, không có nguy cơ tái phát.
Các loại thuốc và đơn thuốc trên đây chỉ mang tính tham khảo. Trên thực tế, viêm niệu đạo uống thuốc gì còn căn cứ vào nguyên nhân, tình trạng bệnh, thể trạng sức khỏe, cơ địa và các phản ứng cơ thể với thành phần thuốc. Vì vậy, khi có các dấu hiệu bệnh, nữ giới nên chủ động đi thăm khám và chữa trị tại các bệnh viện và cơ sở y tế uy tín.
Hy vọng những thông tin về viêm niệu đạo uống thuốc gì và hướng dẫn sử dụng thuốc đúng cách trên đây sẽ hữu ích với người bệnh trong quá trình điều trị. Hãy chia sẻ với chúng tôi những vấn đề sức khỏe bạn đang gặp phải để nhận được tư vấn từ các bác sĩ chuyên gia giàu kinh nghiệm.
Chúc các bạn điều trị bệnh thành công!
>> Tìm hiểu thêm : Bệnh viêm niệu đạo là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Thanh Thu
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!