Thuốc đau bụng kinh và những lưu ý khi sử dụng chị em nhất định phải biết
Bài nên đọc:
>> Những nguyên nhân đau bụng kinh điển hình chị em nên biết
Thuốc đau bụng kinh phổ biến và lưu ý khi sử dụng
Đau bụng kinh là hiện tượng đau vùng bụng dưới trong thời kỳ hành kinh của người phụ nữ. Hiện tượng đau bụng kinh này tùy thuộc từng người, có người không bị đau, có người đau âm ỉ bụng dưới trong thời gian ngắn và có người thì đau bụng dữ dội, thậm chí có người sẽ thấy chóng mặt, tụt huyết áp dẫn tới hôn mê.
Vì thế, việc làm thế nào để giảm các cơn đau ấy là điều mà chị em hết sức quan tâm. Dưới đây là một số loại thuốc giảm đau bụng kinh để chị em có thể tham khảo.
Thuốc đau bụng kinh phổ biến và lưu ý khi sử dụng
Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc dùng để chữa đau bụng kinh nhưng tất cả các thuốc chống đau bụng kinh đều có tác dụng theo 2 cơ chế: Trị triệu chứng bằng cách làm giãn cơ trơn tử cung (tức là làm giảm co thắt thành tử cung) và trị nguyên nhân là ức chế sự sinh tổng hợp prostaglandin trong cơ thể.
Khi được chỉ định dùng thuốc giảm đau bụng kinh nguyệt nhiều chị em rất băn khoăn thuốc đau bụng kinh có tác dụng phụ không? thuốc chống đau bụng kinh có hại không?… Nhưng để trả lời những câu hỏi này cần phải dựa vào loại thuốc làm giảm đau bụng kinh cụ thể. Vì vậy dưới đây là một số loại thuốc hiện nay được áp dụng trong điều trị đau bụng kinh ở nữ giới và những lưu ý mà chị em cần biết để sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh hiệu quả.
1. Thuốc giảm đau bụng kinh Cataflam
Đây là loại thuốc dạng viên uống quen thuộc được nhiều chị em lựa chọn sử dụng mỗi khi đến chu kỳ kinh nguyệt, nó là muối natri của diclofena, không chứa steroid. Thuốc này có tác dụng làm giảm đau chung kể cả đau bụng bình thường và đau bụng kinh hiệu quả.
Nhưng nếu bạn sử dụng nó thường xuyên cùng với liều lượng cao thì có nguy cơ dẫn tới: Loét đường tiêu hóa, gia tăng men gan và làm giảm chức năng thận.
Những lưu ý khi sử dụng chi em cần biết để không băn khoăn thuốc đau bụng kinh có hại không?
-
Không dùng cho người dưới 16 tuổi.
-
Tác dụng phụ của thuốc có thể khiến bạn thấy buồn nôn, tiêu chảy, đau vùng thượng vị nhưng các triệu chứng đó ở mức nhẹ và tự sẽ mất đi.
-
Thuốc chống chỉ định dùng cho người bị viêm loét dạ dày, người bị bệnh hen, suy gan, suy thận ở mức nặng và người có mẫn cảm với thuốc.
-
Tránh dùng Cataflam với các thuốc chống viêm không steroid khác (như aspirin), thuốc chống đông máu (heparin, ticlopidin).
2. Thuốc đau bụng kinh Mefenamic acid
Đây là loại thuốc giảm đau bụng kinh không steroid, nhưng tuyệt đối chị em không sử dụng thuốc này kéo dài quá 7 ngày.
Thuốc đau bụng kinh Mefenamic acid hiệu quả khi sử dụng theo chỉ định bác sĩ
Những lưu ý khi sử dụng:
-
Không dùng cho người dưới 16 tuổi.
-
Tác dụng phụ của thuốc có thể gây ra: Chứng buồn ngủ, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, mẩn ngứa, giảm tiểu cầu.
-
Trường hợp hiếm có thể bị thiếu máu tan huyết, rất nguy hiểm.
-
Rất chú ý khi cơ thể của bạn bị mất nước, bị động kinh, không dùng cùng với thuốc chống đông (curamin), các thuốc giảm đau không steroid khác (như aspirin).
-
Không dùng thuốc đối với phụ nữ mang thai, người bị viêm loét dạ dày đang tiến triển, người bị hen và người mẫn cảm với thuốc.
3. Thuốc đau bụng kinh Hyoscinum
Đây là loại thuốc có tác dụng gây giãn cơ, làm liệt giao cảm nên được dùng trong các trường hợp đau co thắt và đau bụng kinh.
Đối với loại thuốc này bạn cần chú ý những vấn đề sa để sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh an toàn:
-
Tác dụng phụ của thuốc: Gây khô miệng, tim đập nhanh, bí tiểu tiện.
-
Có thể bị dụ ứng da nhẹ đối với những trường hợp da bị kích ứng cao.
-
Người glaucom, người rối loạn niệu đạo tiền liệt tuyến và người hẹp môn vị không được sử dụng thuốc đau bụng kinh này.
Thuốc làm giảm đau bụng kinh có thể gây ra một số tác dụng phụ
4. Thuốc đau bụng kinh Alverine
Đây là loai thuốc cũng có tác dụng chống co thắt có tác dụng hướng cơ, làm hủy co thắt sinh ra do acetylcholine, thuốc chữa đau bụng kinh hiệu quả cao.
Những lưu ý khi sử dụng:
-
Thường dùng thuốc dạng thuốc uống trong đau bụng kinh.
-
Không dùng thuốc cho người bị huyết áp thấp.
Tất cả những loại thuốc đau bụng kinh nêu trên đều dùng cho trường hợp giảm đau nhanh. Để tránh gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng chị em không nên lạm dụng thuốc quá nhiều và nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn nhé.
Chúc chị em có sức khỏe tốt !
Xem thêm: Đau bụng kinh uống Panadol được không?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!