Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh: Nguyên nhân và cách khắc phục

Bài nên đọc:

>> Rối loạn kinh nguyệt do cấy que tránh thai có làm sao không?

>> 8 cách chữa rối loạn kinh nguyệt sau sinh đơn giản mà hiệu quả

Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu từ tử cung ra ngoài do bong niêm mạc tử cung dưới ảnh hưởng của một số nội tiết tố nữ, tiêu biểu là estrogen và progesterone trong cơ thể.

 Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh khiễn chị em mệt mỏi

Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh khiến chị em mệt mỏi

Bình thường, kinh nguyệt ở phụ nữ sẽ xảy ra theo chu kỳ hàng tháng, được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh tháng này cho đến ngày đầu tiên của chu kỳ kinh tiếp theo. Chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài từ 21 – 35 ngày, trung bình là 28 ngày. Số ngày hành kinh sẽ nằm trong khoảng từ 3 – 5 ngày, thậm chí có thể là 7 ngày. Lượng máu kinh mất đi trong mỗi chu kỳ là 50 – 150ml.

Như vậy, tất cả những dấu hiệu của chu kỳ kinh đi lạc quỹ đạo trên được coi là rối loạn kinh nguyệt. Cụ thể, rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ diễn biến không ổn định như: chậm kinh, mất kinh, kinh đến sớm, rong kinh, thiểu kinh…

Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh

Từ 30 tuổi trở đi, nội tiết tố nữ estrogen do buồng trứng của phụ nữ tiết ra có biểu hiện suy giảm, khoảng 10 năm sẽ giảm 15%. Quá trình sụt giảm mạnh nhất là vào giai đoạn 40 – 55 tuổi, lượng estrogen chỉ còn 10% so với hồi trẻ.

Sự thiếu hụt nội tiết tố nữ khiến quá trình rụng trứng diễn ra không đều, đồng thời gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt ở mỗi người phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh mỗi khác nhau, có thể là kinh nguyệt kéo dài, huyết ra không đều, nhiều hơn hoặc ít hơn, kinh nguyệt sau sinh…

Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh

Rối loạn kinh nguyệt tuổi 40, 50 khiến chị em như “phát hỏa”

Cũng có nhiều trường hợp phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt tuổi 40 hoặc rối loạn kinh nguyệt tuổi 50 biểu hiện ra ngoài bằng tình trạng tắt kinh, mất kinh liên tiếp 12 tháng.

Cách khắc phục rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh

Để khắc phục và điều trị rối loạn kinh nguyệt tuổi tiền mãn kinh, chị em cần thực hiện:

Chế độ ăn uống giúp khắc phục rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh

Chị em cần có một chế độ ăn uống đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng, hợp lý và cân đối các chất. Ở độ tuổi tiền mãn kinh phụ nữ cần đặc biệt quan tâm đến các loại thực phẩm như rau xanh, ngũ cốc, trái cây, canxi, những thực phẩm có chứa nhiều axit béo như: dầu cá, vừng, óc chó, đậu nành, hạt hướng dương, cá biển, rong biển, đậu nành, các loại rau quả họ đậu, sản phẩm từ đậu nành hoặc cỏ đinh lăng (chứa nhiều chất Estrogen tự nhiên)….

Sử dụng liệu pháp thay thế bằng cách bổ sung hàm lượng estrogene cho cơ thể để khắc phục rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh. Các sản phẩm từ đậu nành, cải bắp, nho, cam thảo, sắn dây, mướp sẽ là những món ăn lý tưởng bởi đây là nơi chứa nội tiết tố estrogen tự nhiên khá dồi dào.

Chị em cũng cần hạn chế sử dụng các loại chất béo, thuốc lá, đồ uống có cồn và các chất kích thích.

Xây dựng lối sống lành mạnh

Điều chỉnh chế độ nghỉ ngơi và làm việc hợp lí, tránh thức khuya. Luôn giữ cho đầu óc thư giãn, tinh thần luôn cân bằng và thư thái, tránh stress, trầm cảm.

Điều chỉnh chế độ nghỉ ngơi hợp lý đẻ khắc phục rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh

Điều chỉnh chế độ nghỉ ngơi hợp lý

Để khắc phục rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh chị em cũng nên luyện tập thể dục thể thao đều đặn ít nhất 30 phút một ngày, năm ngày một tuần. Luyện tập thể thao thể chất thường xuyên không chỉ giúp ngăn chặn hoặc làm giảm các triệu chứng “khó ở” của tiền mãn kinh mà còn duy trì sự dẻo dai của hệ xương cơ và giúp lưu máu tuần hoàn đều khắp cơ thể.

Đi khám phụ khoa

Thường xuyên khám phụ khoa định kỳ để nhằm phòng tránh và phát hiện sớm các bệnh về phụ khoa, một trong những nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyêt tiền mãn kinh.

Đồng thời đi khám phụ khoa khi có các biểu hiện rối loạn kinh nguyệt cũng sẽ giúp khắc phục sớm những tình trạng này.

Trên đây là nguyên nhân và cách điều trị khi bị rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh chị em có thể tham khảo. Chúc chị em luôn khỏe!

Xem thêm: Bệnh án rối loạn kinh nguyệt và cách chữa trị để đạt kết quả tốt nhất

Thu Hà (T/h)

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo