Những kiến thức về nang lạc nội mạc tử cung buồng trứng

Thế nào là nang lạc nội mạc tử cung buồng trứng?

Nội mạc tử cung được nhận biết là lớp lót bao phủ lòng tử cung và có sự thay đổi theo chu kỳ dưới ảnh hưởng của nội tiết tố buồng trứng. Cấu tạo của nó bao gồm: Một lớp tế bào hình vuông hoặc hình trụ dựa trên lớp tế bào đệm và có nhung mao. Lớp đệm này được găm sâu vào tử cung bởi các nếp gấp của nội mạc hay còn gọi là các tuyến tử cung.

Nhiều khi, lớp nội mạc tử cung không “yên phận” nằm nguyên tại vị trí bên trong tử cung mà do nhiều nguyên nhân, chúng đi lạc đến các vị trí khác trong cơ thể như ổ bụng, ruột, thậm chí là thận… Trong đó, các bộ phận như vòi trứng, buồng trứng cũng không thể tránh khỏi nguy cơ bị nội mạc tử cung “đi nhầm”.

Nếu buồng trứng gặp tình trạng bị các nội mạc tử cung xâm chiếm, bám vào và dày lên theo chu kỳ kinh nguyệt, tạo ra các khối u nang thì hiện tượng này gọi là nang lạc nội mạc tử cung buồng trứng, một dạng của lạc nội mạc tử cung.

Nang lạc tử cung ở buồng trứng có nhiều loại: Nang lạc nội mạc tử cung buồng trứng trái, nang lạc nội mạc tử cung buồng trứng phải, nang lạc nội mạc tử cung buồng trứng hai bên…

Nang lạc nội mạc tử cung buồng trứng phải là một dạng của nang lạc nội mạc tử cung buồng trứng

>>> Xem Thêm: Giải đáp thắc mắc: Nang lạc nội mạc tử cung là gì?

Triệu chứng của nang lạc nội mạc tử cung buồng trứng

Nang lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng là một bệnh lý dễ gặp nhưng không dễ phát hiện ra các dấu hiệu của nó. Những biến chứng của bệnh còn phụ thuộc vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ và thời gian phát hiện bệnh. Tuy nhiên, vẫn phải kể đến một số triệu chứng điển hình của nang lạc nội mạc tử cung như đau bụng và có khối u vùng bụng. Các triệu chứng cụ thể có thể gặp của bệnh như sau:

– Trước và trong ngày hành kinh thường gặp những cơn đau bụng dữ dội.

– Đau đớn trong lúc quan hệ.

– Bụng dưới, thắt lưng và vùng bẹn đau đớn bất thường.

– Khó tiểu, tiểu đau và buốt.

– Sốt cao, chóng mặt, choáng váng, mệt mỏi.

Biểu hiện phổ biến của nang lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng vẫn là các cơn đau

Ngay khi phát hiện một trong những biểu hiện trên, chị em cần ngay lập tức đi khám để chẩn đoán xem liệu đó có phải là nang lạc nội mạc buồng trứng hay không. Thậm chí, kể cả không phát hiện ra các dấu hiệu đó, chị em cũng nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe phụ khoa 3-6 tháng một lần để kịp thời ngăn chặn các bệnh lý không đáng có.

Nguyên nhân của nang lạc nội mạc tử cung buồng trứng

Sự rối loạn kinh nguyệt được cho là nguyên nhân gây nên nang lạc nội mạc buồng trứng. Sự bong tróc của niêm mạc tử cung chính là tác nhân tạo ra máu kinh vào chu kỳ hành kinh. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp, thay vì thoát ra ngoài, máu kinh lại đi lạc vào lòng tử cung rồi chạy sang các bộ phận khác như buồng trứng.

Nguy hiểm nhất là chị em quan hệ trong ngày hành kinh, quá trình giao hợp cũng là lúc máu kinh bị đẩy ngược vào lòng tử cung. Chính vì không có lối thoát ra bên ngoài nên chúng bị ứ đọng, dồn cục và tạo thành các khối u nang trong tử cung hoặc các bộ phận khác như buồng trứng.

Hạn chế quan hệ trong chu kỳ kinh nguyệt để giảm thiểu nguy cơ trào ngược máu kinh

Tác hại của nang lạc nội mạc tử cung buồng trứng

Các cơ quan như tử cung, cổ tử cung, vòi trứng, buồng trứng… đều quan trọng và liên quan trực tiếp đến sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Nếu như chẳng may để chúng bị nhiễm bệnh thì khả năng mang thai và sinh con của chị em sẽ bị đe dọa. Trong đó, nang lạc nội mạc tử cung được xem là một trong những tác nhân chủ yếu gây nên tình trạng vô sinh, hiếm muộn ở nữ giới.

Một khi lớp nội mạc tử cung bám vào buồng trứng có thể phá hủy cấu trúc buồng trứng. Khi đó, sự điều tiết hormone tại buồng trứng sẽ bị ảnh hưởng, quá trình phóng noãn do vậy mà bị đình trệ và nguy cơ viêm dính buồng trứng cũng theo đó gia tăng. Tuy nhiên, chị em cũng không nên quá lo lắng về vấn đề này. Với sự phát triển của y khoa hiện nay thì việc có con dù đã mắc nang lạc nội mạc buồng trứng vẫn sẽ được cải thiện.

Như vậy, nang lạc nội mạc tử cung buồng trứng có thể gây ra những ảnh hưởng về sức khỏe sinh sản của người phụ nữ nếu mắc bệnh. Chính vì vậy, việc phát hiện sớm cũng như điều trị bệnh là một vấn đề vô cùng quan trọng. Hãy thực hiện khám sức khỏe định kỳ ngay từ bây giờ để bảo vệ sức khỏe của chính mình cũng như bảo vệ thiên chức làm mẹ thiêng liêng sau này. Chúc bạn sức khỏe!

Hạnh Hạnh (Tổng hợp)

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo