U nang buồng trứng khi mang thai ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Bài nên đọc:

>> U nang buồng trứng chuyển ung thư có thể xảy ra nếu bạn lơ là

>> Giải đáp: U nang buồng trứng khi nào phải mổ?

Khái quát về bệnh u nang buồng trứng

U nang buồng trứng là một bệnh lý thường gặp và có khả năng xảy ra ở bất cứ người phụ nữ nào dù đã có gia đình hay chưa có gia đình, đã quan hệ tình dục hay chưa quan hệ tình dục, người đang mang thai hay người không mang thai.

U nang buồng trứng là hiện tượng xuất hiện một số khối u dạng túi, bọc, bên trong có thể chứa khí, chất dịch hoặc chất đặc trên buồng trứng của phụ nữ trước hoặc trong kì mang thai. Đa phần u nang buồng trứng là lành tính, và ít gây nguy hiểm về tính mạng đối với phụ nữ.

Hình ảnh về u nang buồng trứng

Hình ảnh về u nang buồng trứng

U nang buồng trứng khi mang thai cũng có 2 dạng là: U nang cơ năng và u nang thực thể.

+ U nang cơ năng xuất hiện là do nội tiết hormon thay đổi khi có thai. Nếu gặp phải loại u nang buồng trứng khi mang thai này thì chị em không cần quá lo lắng vì đây là nang sinh lý, thường sẽ tự mất đi sau 12 tuần thai. Một số trường hợp nang to, nhiều có thể gây đau bụng, chảy máu trong nang hoặc xoắn nang.

+ U nang thực thể (U nang bệnh lý): Là u xuất phát từ những mô bị tổn thương ở buồng trứng trong một thời gian dài. Loại u này có quá trình phát triển bệnh âm thầm và khi to ra có thể gây đau bụng, xoắn nang. Ngoài ra khi u phát triển to dần, u có thể vỡ và gây xuất huyết ổ bụng là điều khó tránh khỏi.

Dấu hiệu của bệnh u nang buồng trứng khi mang thai

Dấu hiệu u buồng trứng ở phụ nữ mang thai cũng giống như người không mang thai là thường không rõ triệu chứng ở giai đoạn đầu. Người bệnh có thể thấy một số triệu chứng khác lạ như: Đau lưng, hơi căng bụng, thấy bụng to hơn (dấu hiệu này ở phụ nữ mang thai thường khó phát hiện hơn), đau vùng chậu, khoang chậu, cảm giác tức bụng…

U nang buồng trứng khi mang thai khiến chị em khó chịu

U nang buồng trứng khi mang thai khiến chị em khó chịu

Khi có dấu hiệu gầy ốm, sụt cân, đau bụng liên tục, khó thở, bụng bán…thì đó là dấu hiệu của biến chứng chèn ép hoặc u buồng trứng bị xoắn, bị vỡ hoặc thoái hóa thành ung thư buồng trứng.

Phụ nữ khi mang thai nên thường xuyên thăm khám để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi. Nếu có bất cứ vấn đề gì có thể điều trị kịp thời, tránh những biến chứng xấu xảy ra.

U nang buồng trứng khi mang thai ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Chứng u nang buồng trứng có nguy cơ gây biến chứng khá cao và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của mẹ và bé.

– U nang buồng trứng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi

U nang buồng trứng khi mang thai nếu là u có kích thước lớn hoặc u nang ác tính thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Khi u có kích thước quá lớn sẽ chèn ép khiến thai nhi bị biến dạng, và hình thành nên dị tật. Trường hợp nếu là u ác tính, sức khỏe của thai nhi sẽ bị giảm sút trầm trọng và khi ra đời, em bé có thể mang mầm mống ung thư.

– U nang buồng trứng gây sảy thai, sinh non

Trường hợp bệnh nhân bị u nang buồng trứng mà đang mang thai thai, thì có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi như tăng nguy cơ sẩy thai. Nguyên nhân là vì u to có thể sẽ chèn ép vào tử cung, sẽ kích thích tử cung co bóp gây sảy, hoặc do bất thường về rối loạn tiết hormone.

Ngoài ra, tình trạng thai nghén cũng đẩy u nang từ tử cung ra ổ bụng và gây biến chứng nên cần mổ gấp để tránh nguy hiểm cho mẹ. Việc tiến hành phẫu thuật trong khoảng thời gian này cũng dễ gây sảy thai hoặc đẻ non.

– U nang buồng trứng khi mang thai dẫn tới thai bị lệch ngôi

Bên cạnh đó, u nang buồng trứng còn cản trở thai nhi điều chỉnh trong tử cung. Thông thường, đến tháng thứ 7 hay thứ 8, đầu thai nhi phải quay xuống dưới để dễ ra ngoài khi sinh. Nếu u lớn, nó có thể chèn vào tử cung, ép tử cung vào thành bụng khiến thai nhi không thể quay đầu được, gây đẻ khó.

Ngược lại, việc mang thai của người phụ nữ cũng ảnh hưởng xấu đến các u nang buồng trứng. Khi không có thai, khối u thường nằm trong lòng tiểu khung. Nhưng khi có thai, tử cung lớn dần nên đẩy khối u vào trong ổ bụng. Ruột di động làm cho khối u bị xoắn, dễ dẫn đến vỡ nang và cần cấp cứu ngoại khoa.

Điều trị u nang buồng trứng khi mang thai

Đối với u nang thực thể cần loại bỏ càng sớm càng tốt. Việc này cũng phụ thuộc vào kích thước khối u, sức khỏe thai phụ cũng như thời điểm.

Thời điểm thích hợp để phẫu thuật u nang buồng trứng là từ tuần 13-14 của thai kì. Vì vậy, bệnh nhân thường mắc bệnh trong 3 tháng đầu phải chờ đến tuần 12 và 3 tháng cuối đều chờ sau sinh sẽ phẫu thuật. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu thấy khối u phát triển tốc độ nhanh và ác tính thì cần thực hiện phẫu thuật ngay.

Khám thai thường xuyên để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi

Khám thai thường xuyên để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi

Để hạn chế tối đa những nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và bé, cách tốt nhất là trước khi có ý định có con nên thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết. Nếu phát hiện có u nang thì cần điều trị trước khi mang thai. Trường hợp, mắc bệnh khi mang thai thì cũng không nên quá lo lắng, chỉ cần nghỉ ngơi và thực hiện đúng các chỉ định của bác sĩ sẽ không có mối lo ngại nào khác.

Trên đây là những lý giải cho băn khoăn mắc u nang buồng trứng khi mang thai ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào? Hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích với nhiều chị em trong thời kì mang thai và giúp chị em bảo vệ tốt hơn sức khỏe cũng như tính mạng của hai mẹ con.

Chúc chị em mẹ tròn con vuông!

Xem thêm: U nang buồng trứng nên uống thuốc gì thì tốt?

Thu Hà (T/h)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo