Dấu hiệu ung thư cổ tử cung khi mang thai – chị em chớ nên xem nhẹ
Bạn nên đọc:
> Nữ giới lo lắng liệu ung thư cổ tử cung có sinh con được không?
> Bệnh ung thư cổ tử cung có nguy hiểm không và phòng ngừa như thế nào?
Ung thư cổ tử cung có mang thai được không?
Ung thư cổ tử cung là tình trạng bệnh lý vô cùng nguy hiểm với nữ giới. Khi bị mắc ăn bệnh này, cổ tử cung sẽ bị tổn thương nghiêm trọng. Nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể gây trở ngại lớn đến chức năng sinh sản của nữ giới. Vậy dấu hiệu ung thư cổ tử cung khi mang thai là gì?
Khi nữ giới bị ung thư cổ tử cung, các khối u ở cổ tử cung sẽ khiến cho quá trình thụ thai trở nên khó khăn. Thậm chí, không ít chị em còn rơi vào tình trạng vô sinh – hiếm muộn khi mắc phải căn bệnh này.
Nữ giới bị ung thư cổ tử cung có mang thai được không?
Vậy nữ giới bị ung thư cổ tử cung có mang thai được không? Chúng tôi xin trả lời rằng ung thư cổ tử cung có thể mang thai, tuy nhiên rất khó. Và tốt nhất, nếu phát hiện mình bị ung thư cổ tử cung, chị em nên điều trị bệnh triệt để rồi hãy lên kế hoạch mang thai, việc này sẽ giúp chị em tránh những ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.
Nhiều trường hợp chị em bị ung thư cổ tử cung khi mang thai, nguy cơ bị sẩy thai hoặc sinh non của họ là khá cao. Thậm chí, nếu ung thư cổ tử cung chuyển sang giai đoạn cuối, thai nhi còn có thể bị chết lưu trong bụng mẹ.
Dấu hiệu ung thư cổ tử cung khi mang thai là gì?
Đối với những phụ nữ khi mang thai, nếu thấy có những dấu hiệu bất thường thì nên đến bác sĩ để tiến hành kiểm tra, làm các xét nghiệm cần thiết. Vậy dấu hiệu nào cho thấy bạn có thể bị ung thư cổ tử cung?
-
Ra máu âm đạo bất thường
Đây là triệu chứng ung thư cổ tử cung khi mang thai mà các mẹ bầu rất dễ gặp. Họ sẽ thấy âm đạo xuất huyết bất thường, khi nhiều khi ít. Nếu thấy dấu hiệu này, bạn tuyệt đối không được bỏ qua mà cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám chữa kịp thời.
Chảy máu bất thường là dấu hiệu ung thư cổ tử cung khi mang thai nguy hiểm
-
Chảy dịch vùng kín
Thông thường trong 3 tháng đầu thai kỳ, các chị em sẽ bị tiết dịch nhiều ở vùng kín do nội tiết tố nữ trong cơ thể bị thay đổi. Tuy nhiên, nếu thời gian tiết dịch của bạn kéo dài trong suốt thời gian mang bầu thì đó có thể là dấu hiệu của các bệnh lý phụ khoa, trong đó có ung thư cổ tử cung.
-
Đau vùng bụng, hông, lưng
Khi mang thai, chị em cũng dễ bị các cơn đau lưng hành hạ. Chính điều này khiến họ dễ nhầm lẫn với các cơn đau vùng bụng, hông, lưng do căn bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm gây ra.
Các cơn đau này khi nhẹ thì chỉ đau âm ỉ, tuy nhiên nếu bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn thì nó sẽ khiến người bệnh vô cùng đau đớn và mệt mỏi.
-
Tiểu són, tiểu dắt
Đây là triệu chứng thường gặp khi mang thai của các chị em nhưng nó chỉ xuất hiện nhiều khi thai nhi bắt đầu có kích thước lớn gây chèn ép lên bàng quang.
Còn với những chị em bị tiểu són, tiểu dắt ngay khi mới mang thai thì bạn nên chú ý vì đó có thể là dáu hiệu ung thư cổ tử cung khi mang thai.
Ung thư cổ tử cung khi mang thai gây ra tình trạng tiểu són ở mẹ bầu
-
Đau và chảy máu khi quan hệ
Có nhiều cặp đôi vẫn quan hệ khi nữ giới đang mang bầu. Và tình trạng đau, chảy máu khi “yêu” cũng là biểu hiện mà chị em cần lưu ý.
Nếu thấy cơ thể có một trong những dấu hiệu ung thư cổ tử cung khi mang thai ở trên, chị em cần đi khám ngay để bảo vệ sức khỏe của cả hai mẹ con.
Điều trị ung thư cổ tử cung khi mang thai như thế nào?
Nếu bị ung thư cổ tử cung khi mang thai thì sẽ được các bác sĩ chẩn đoán chính xác và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp phụ thuộc vào các triệu chứng, mức độ bệnh đang ở giai đoạn nào.
Bên cạnh đó, theo các bác sĩ chuyên khoa cũng nhận định, việc điều trị ung thư cổ tử cung cũng cần dựa vào một số những yếu tố khác như kích thước của khối u, giai đoạn ung thư cổ tử cung và tuần tuổi của thai nhi.
1. Điều trị ung thư cổ tử cung khi mang thai giai đoạn đầu
Khi ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu thì người bệnh sẽ có nhiều cơ hội đảm bảo thai kỳ phát triển một cách an toàn. Phương pháp điều trị sẽ được tạm hoãn lại để đợi khi sinh em bé ra đời. Sau đó, người mẹ sẽ được tiến hành cắt bỏ tử cung hoặc cổ tử cung, khoét chóp cổ tử cung, điều này còn tùy thuộc vào mức độ tiến triển của bệnh.
Điều trị dấu hiệu ung thư cổ tử cung khi mang thai giai đoạn đầu như thế nào?
Với một số trường hợp bệnh nhân mang thai nhưng không bị ung thư cổ tử cung, nhưng vẫn được các bác sĩ chẩn đoán là loạn sản – đây là hiện tượng bất thường nhẹ cổ tử cung hoặc xuất hiện các tế bào tiền ung thư. Do vậy các bác sĩ sẽ yêu cầu theo dõi Pap smear thường xuyên trong thời kỳ mang thai.
Ở giai đoạn đầu ung thư cổ tử cung, phương pháp điều trị chính là sử dụng dao LEEP, để loại bỏ các tế bào bất thường ở tử cung trước khi các tế bào ung thư phát triển. Các bác sĩ sẽ sử dụng một vòng dây tích điện để loại bỏ các tế bào bất thường ở cổ tử cung.
Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu gần đây cho thấy ung thư cổ tử cung khi mang thai được điều trị bằng phương pháp LEEP thì sẽ tăng nguy cơ đẻ non hoặc trẻ sinh ra sẽ bị thể nhẹ cân. Chính vì vậy các bà mẹ nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lựa chọn phương pháp này.
2. Điều trị dấu hiệu ung thư cổ tử cung khi mang thai giai đoạn muộn
Những trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu ung thư cổ tử cung khi mang thai ở giai đoạn muộn thì việc điều trị sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy bác sĩ sẽ tiến hành trao đổi và giúp người bệnh hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh của mình và khả năng ảnh hưởng đến thai nhi.
Bệnh nhân cần đi khám chữa kịp thời để tránh bệnh trở nặng
Bác sĩ có thể đưa ra một số trường hợp cho bệnh nhân lựa chọn như chấm dứt thai kỳ nếu như dấu hiệu ung thư cổ tử cung khi mang thai tiến triển nặng hơn.
Ngoài ra, cũng có thể đợi cho đến khi sinh con xong mới điều trị, tuy nhiên đối với những bệnh nhân ung thư cổ tử cung ở giai đoạn 1 thì sau 10 tuần thai kỳ sẽ nhanh chóng tiến triển sang ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 và gây ảnh hưởng lớn cho cả mẹ và bé.
Khi khối u đã phát triển lớn thì bác sĩ sẽ tiến hành xạ trị cho bệnh nhân nhằm mục đích kiểm soát sự phát triển của tế bào ung thư cổ tử cung cho đến khi em bé chào đời. Tuy nhiên, khi xạ trị lại gây ra những tổn thương vĩnh viễn cho em bé sau này, thậm chí là sảy thai.
Bên cạnh đó, người thân trong gia đình cũng nên lưu ý đến chế độ sinh hoạt hàng ngày của các mẹ bầu. Nên bổ sung các thức ăn giàu dinh dưỡng vào bữa ăn của họ, đồng thời khuyên họ nên nghỉ ngơi phù hợp trong quá trình điều trị bệnh.
Ngoài ra, các mẹ bầu cũng đừng quá lo lắng, hãy giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ khi chữa bệnh. Bạn cũng có thể kết hợp các bài tập nhẹ nhàng để duy trì tốt nhất sức khỏe của cả mẹ và con.
Và lời khuyên cho những người đang muốn có con là trước hết nên tiến hành tiêm phòng ung thư cổ tử cung khi mang thai. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế những bệnh lý không mong muốn xảy ra.
Cùng với những thông tin ở trên, bệnh nhân có các dấu hiệu ung thư cổ tử cung khi mang thai nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định chữa trị bệnh. Hãy điều trị bệnh hiệu quả để tránh những tác hại xấu đến sức khỏe của cả mẹ và bé sau này. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh!
Xem thêm: Nên đi khám ung thư cổ tử cung ở đâu và những lưu ý khi đi khám
Minh Hương (tổng hợp)
ArrayArray
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!