Tổng quan về bệnh ung thư cổ tử cung dưới góc nhìn y học hiện đại

Bạn nên đọc:

BẬT MÍ CHO BẠN TOP 5 CÂY THUỐC CHỮA UNG THƯ CỔ TỬ CUNG HIỆU NGHIỆM

> Phái đẹp lo lắng ung thư cổ tử cung có lây không và lây qua đường nào?

Nguyên nhân gây bệnh ung thư cổ tử cung là gì?

Bệnh ung thư cổ tử cung là tình trạng bệnh hình thành ở biểu mô cổ tử cung, cơ quan nối giữa âm đạo với buồng trứng. Ung thư cổ tử cung phát triển khi các tế bào bất thường ở niêm mạc cổ tử cung bắt đầu nhân lên một cách khó kiểm soát và tập hợp thành một khối u tử cung lớn, ảnh hưởng đến sức khỏe và chức năng của buồng trứng, cổ tử cung.

Bệnh ung thư cổ tử cung
 Virus Human Papillomavirus (HPV) – loại vi rút gây ung thư cổ tử cung phổ biến

Vậy phụ nữ tại sao bị ung thư cổ tử cung? Có tới 99% các trường hợp chị em phụ nữ mắc bệnh có nguyên nhân ung thư cổ tử cung là do nhiễm virus HPV (Human Papillomavirus). Phụ nữ có nguy cơ nhiễm HPV cao khi có quan hệ tình dục, đặc biệt là quan hệ tình dục trước 18 tuổi. Khi đó, các khối u nhú cổ tử cung sẽ xuất hiện trong cơ thể người bệnh.

Vì virus HPV và ung thư cổ tử cung có mối quan hệ trực tiếp với nhau. Loại virus này chủ yếu lây nhiễm và xâm nhập vào cơ thể qua đường quan hệ tình dục. Phần lớn là do phụ nữ có quan hệ tình dục sớm trước 18 tuổi, có nhiều bạn tình, dùng thuốc tránh thai trong thời gian, sinh đẻ nhiều (trên 4 lần).

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khiến phụ nữ nhiễm HPV là hút thuốc lá, suy giảm miễn dịch như bị nhiễm HIV, bị các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bị viêm nhiễm sinh dục gây ra bởi trùng roi Trichomonas, Chlamydia, Herpes simplex virus type 2,… và từ đó hình thành lên các khối u ở tử cung.

Hiệp hội Ung thư Mỹ cũng cho biết, có tới trên 70% các ca mắc ung thư cổ tử cung có nguyên nhân do mắc 2 chủng virus là HPV – 16 và HPV – 18. Việc hút thuốc lá, có thai ở độ tuổi quá trẻ, sử dụng thuốc tránh thai, tiền sử gia đình có người mắc bệnh, nhiễm Chlamydia, nhiễm HPV không được điều trị sẽ dẫn đến ung thư cổ tử cung rất cao.

Dấu hiệu ung thư cổ tử cung

Bệnh ung thư cổ tử cung thường không xảy ra một cách đột ngột, các dấu hiệu của bệnh thường ẩn trải qua các giai đoạn từ nhiễm HPV, biến đổi bất thường ở các tế bào cổ tử cung, tổn thương tiền ung thư, đến ung thư thời gian kéo dài khoảng từ 10 – 15 năm. Với thời gian ủ bệnh dài, dẫn đến nhiều người phát hiện bệnh muộn, bệnh nặng, khó điều trị.

Trong giai đoạn tiền ung thư biểu hiện ung thư cổ tử cung dường như không có, bệnh chỉ có thể phát hiện khi đi khám phụ khoa. Nhiều người thường băn khoăn không biết siêu âm có phát hiện ung thư tử cung không?

Với câu hỏi này, chúng tôi xin trả lời rằng siêu âm là một trong những phương pháp phát hiện tế bào ung thư khá chính xác. Do đó, người bệnh cần đi khám sức khỏe định kỳ thường xuyên để theo dõi sức khỏe. Nếu không sớm phát hiện bệnh, ung thư cổ tử cung đến giai đoạn muộn sẽ xuất hiện một số triệu chứng như:

  • Huyết trắng ra nhiều và có mùi hôi, thậm chí có lẫn máu.

  • Chảy máu âm đạo khi quan hệ tình dục hoặc làm các việc nặng.

dấu hiệu ung thư cổ tử cung
Dấu hiệu nào cho thấy bạn đang bị ung thư cổ tử cung?
  • Chảy máu âm đạo ngoài chu kì kinh nguyệt.

  • Bị đau tử cung bên trái, đau tử cung bên phải, đau tử cung khi có kinh. Khi đó người bệnh cũng hay thắc mắc đau tử cung là bệnh gì? Chúng tôi xin trả lời rằng đây là một trong những dấu hiệu phổ biến của những người có khối u ở cổ tử cung.

  • Chảy dịch nhầy có lẫn máu ở âm đạo.

  • Cơ thể người bệnh còn kèm theo một số triệu chứng khác như: Đau bụng, lưng, vùng chậu và chân.

Cũng có nhiều trường hợp mắc bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn nặng, bệnh nghiêm trọng nhưng không có biểu hiện gì khác lạ. Nhưng chị em cũng không nên chủ quan, hãy đi tầm soát bệnh ung thư thường xuyên để kịp thời phát hiện điều trị bệnh. Bệnh nếu phát hiện sớm có thể điều trị khỏi hoàn toàn.

Các giai đoạn phát triển của bệnh ung thư cổ tử cung

Ung thư tử cung là gì và có bao nhiêu giai đoạn vẫn luôn là băn khoăn của khá nhiều giai đoạn. Quá trình phát triển chung của bệnh ung thư cổ tử cung gồm 4 giai đoạn. Ở những giai đoạn tiền ung thư bệnh không có triệu chứng biểu hiện rõ ràng.

Đến khi bệnh nặng mới xuất hiện các triệu chứng, khi đó liệu pháp điều trị rất khó. Tuy nhiên, không phải các giai đoạn và tốc độ phát triển ở tất cả mọi người là giống nhau.

Giai đoạn 1: Nhiễm virus HPV

Giai đoạn này thường xảy ra khi phụ nữ có quan hệ tình dục ở độ tuổi còn trẻ. Phần lớn các bạn gái khi quan hệ tình dục sẽ bị nhiễm virus này, nhưng chúng có thể tự biến mất và không gây hại nhiều cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp virus này có thể xâm nhập, khiến tế bào cổ tử cung phát triển bất thường và gây ung thư cổ tử cung HPV.

Giai đoạn 2: Tiền ung thư

Tiền ung thư cổ tử cung là gì? Đây là giai đoạn mà virus HPV sẽ gây ảnh hưởng và phát triển thành ung thư cổ tử cung ở giai đoạn đầu bệnh. Đối tượng thuộc nhóm phụ nữ từ 25 – 29 tuổi. Người bệnh thường không có biểu hiện gì, thời gian ủ bệnh của giai đoạn này có thể kéo dài từ 5 – 10 năm. Nếu phát hiện và điều trị bệnh sẽ trị khỏi hoàn toàn và không phát triển thành ung thư.

Giai đoạn phát triển ung thư cổ tử cung
4 giai đoạn phát triển của bệnh ung thư cổ tử cung

Giai đoạn 3: Ung thư chưa (không) di căn

Ở giai đoạn này các tế bào ung thư phát triển chủ yếu trong cổ tử cung và gây ra các tình trạng như u đế cổ tử cung, u mũ cổ tử cung. Vậy u đế cổ tử cung là gì? Đây còn gọi là tình trạng u xơ tử cung và gây ra những ảnh hưởng nhất định đến chức năng sinh sản của các chị em. Bạn có thể thấy được hình ảnh u đế cổ tử cung khi đi siêu âm.

Nếu được điều trị tốt, chữa trị ung thư không di căn sẽ cho kết quả khả quan, rất tốt. Các phương pháp điều trị thường được áp dụng trong giai đoạn này gồm:

  • Cắt tử cung và kết hợp nạo cắt hạch có chọn lọc.

  • Phẫu thuật tận gốc cắt tử cung, một phần âm đạo, tử cung và nạo vét hạch chậu hai bên.

  • Xạ trị: Áp dụng cho từng khối u cổ tử cung đơn lẻ hoặc phối hợp xạ trị trước khi phẫu thuật

  • Hóa trị: Thường dùng trong trường hợp các tế bào ung thư ác tính, sẽ di căn sang các bộ phận khác.

Giai đoạn 4: Ung thư di căn

Là giai đoạn cuối của bệnh ung thư cổ tử cung. Khi đó, tế bào ung thư từ các u cổ tử cung sẽ xâm lấn sang các bộ phận của cơ thể. Các khối u tử cung ác tính rất nguy hiểm và đe dọa tới tính mạng của người bệnh. Phương pháp điều trị trong giai đoạn này là xạ trị và hóa trị, nhưng chỉ có tác dụng duy trì sự sống, chứ không thể điều trị bệnh hoàn toàn.

Tình trạng ung thư cổ tử cung di căn có rất nhiều loại, tùy vào từng trường hợp, vị trí di căn của tế bào ung thư đến các vị trí khác nhau của cơ thể. Một số loại ung thư di căn gồm: Ung thư cổ tử cung di căn xương, ung thư cổ tử cung di căn gan, ung thư cổ tử cung di căn phổi, ung thư cổ tử cung di căn bàng quang, ung thư cổ tử cung di căn não,…

Giai đoạn ung thư cổ tử cung di căn là giai đoạn cuối cùng, tế bào ung thư ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Ở giai đoạn này bệnh không thể điều trị khỏi được, chỉ có thể áp dụng các phương pháp điều trị nhằm kéo dài sự sống.

Bệnh ung thư cổ tử cung có nguy hiểm không?

Với câu hỏi bệnh ung thư cổ tử cung có nguy hiểm không? – Câu trả lời là có, đây là một trong 2 nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tử vong ở nữ giới. Hàng năm trên thế giới có khoảng 530.232 trường hợp được chẩn đoán mắc ung thư cổ tử cung, và 275.008 phụ nữ chết vì ung thư cổ tử cung.

Bệnh ung thư cổ tử cung có nguy hiểm không?
Ung thư cổ tử cung là 1 trong 2 nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tử cung ở nữ giới

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong năm 2012, khoảng 275.000 phụ nữ chết vì ung thư tử cung. Và trong đó có hơn 85% trường hợp tử vong ở các nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình, đây đều là những nơi mà ở đó phụ nữ thường không được tiếp cận tầm soát và điều trị ung thư cổ tử cung.

Theo uớc tính của WHO đến năm 2030 số lượng phụ nữ tử vong vì ung thư cổ tử cung có thể lên tới 443.000, nếu việc tầm soát và điều trị ung thư cổ tử cung không được tiến hành tốt. Cũng theo thống kế cho thấy, cứ 2 phút trên thế giới sẽ có 1 phụ nữ chết do ung thư cổ tử cung.

Theo PGS.TS Ngô Văn Toàn, Đại học Y Hà Nội, ung thư cổ tử cung là một trong những nguyên nhân gây tử vong do ung thư thường gặp nhất. Tại Việt Nam, hàng năm có khoảng trên 5000 người mắc bệnh và trên 2000 người tử vong vì ung thư cổ tử cung. Tỉ lệ ung thư cổ tử cung ở Việt Nam khá cao, ước tính cứ với 100.000 phụ nữ thì sẽ có 20 người mắc bệnh và 11 người tử vong.

Ung thư cổ tử cung ra máu nhiều hay ít? Đây là thắc mắc của khá nhiều chị em. Có thể nói rằng nếu khối u ở những giai đoạn đầu thì tình trạng chảy máu sẽ ít xảy ra. Nhưng càng những giai đoạn sau thì nguy cơ chảy máu sẽ càng nhiều và gây ra nguy hiểm đến sức khỏe chị em.

Ung thư cổ tử cung ở độ tuổi nào là phổ biến nhất? Tất cả mọi lứa tuổi đều có thể mắc phải căn bệnh này, nhưng đặc biệt đối tượng gặp nhiều là phụ nữ trong độ tuổi từ 35 – 55.

Riêng ở Việt Nam, đối tượng của bệnh thường là phụ nữ trong độ tuổi từ 15 – 44. Đây là giai đoạn phát triển rất quan trọng của phụ nữ, giai đoạn hoàn thiện khả năng sinh sản và đảm nhận thiên chức làm vợ, làm mẹ, chăm sóc gia đình, tạo dựng sự nghiệp. Chính vì vậy, mắc ung thư cổ tử cung chính là nỗi ám ảnh của các chị em phụ nữ.

Điều trị ung thư cổ tử cung và cách phòng ngừa hiệu quả

Tùy vào từng bệnh án ung thư cổ tử cung, các bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp. Và mỗi bệnh nhân sẽ có các phương pháp khác nhau.

1. Điều trị ung thư cổ tử cung như thế nào?

Trong giai đoạn đầu, nếu phát hiện bệnh sớm ngay khi virus HPV tấn công, người bệnh hoàn toàn có thể dùng thuốc để điều trị. Các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc đặc hiệu điều trị virus, loại thuốc được dùng chủ yếu hiện nay là vắc xin ung thư tử cung HPV. Ở thời điểm nhiễm virus nếu điều trị tốt bệnh có thể được trị khỏi hoàn toàn, không có di chứng, tái phát.

Điều trị ung thư cổ tử cung
Phẫu thuật cắt tử cung là một trong những phương pháp điều trị khi bệnh nguy hiểm

Ở giai đoạn tiền ung thư, khi tế bào ung thư trong khối u tử cung chưa phát triển, người bệnh sẽ được điều trị bằng thuốc. Vậy người bệnh nên uống gì để ngừa ung thư cổ tử cung? Chị em sẽ được uống thuốc đặc trị để điều trị ngăn ngừa hình thành tế bào ung thư.

Những giai đoạn sau, người bệnh sẽ được áp dụng các phương pháp điều trị đặc hiệu, xạ trị, hóa trị để tác động trực tiếp vào tế bào ung thư ở khối u cổ tử cung. Những cách điều trị này sẽ hạn chế sự lây lan, tiêu diệt tế bào ung thư và hạn chế tối đa ung thư cổ tử cung tái phát. Các phương pháp thường được dùng gồm:

  • Cắt tử cung và kết hợp nạo cắt hạch có chọn lọc.

  • Phẫu thuật tận gốc cắt tử cung, một phần âm đạo, tử cung và nạo vét hạch chậu hai bên.

  • Xạ trị: Áp dụng cho từng khối u đơn lẻ hoặc phối hợp xạ trị trước khi phẫu thuật

  • Hóa trị: Thường dùng trong trường hợp các tế bào ung thư ác tính, sẽ di căn sang các bộ phận khác.

Xem thêm: Bước đệm nào để chị em có thể tránh khỏi nguy cơ ung thư cổ tử cung?

2. Phòng tránh ung thư cổ tử cung hiệu quả

Phương pháp phòng tránh ung thư cổ tử cung tốt nhất ở tất cả chị em phụ nữ là nên tiêm phòng vắc xin HPV ngay từ độ tuổi dậy thì ở bé gái là từ 9 – 15 tuổi, để hạn chế tối đa những ảnh hưởng và nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung khi đến độ tuổi trung niên.

Tuy nhiên, khi tiêm vắc xin, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ của vacxin ung thư cổ tử cung như phản ứng dị ứng, sưng đau vết tiêm, nhức đầu, sốt nhẹ hoặc ngất xỉu,… Do đó, bạn cần lưu ý đến các phản ứng của cơ thể sau khi tiêm để tránh những hậu quả không mong muốn.

Các bằng chứng cho thấy phần lớn ung thư cổ tử cung có thể phòng ngừa một cách triệt để và việc tiêm chủng phòng HPV cho trẻ em gái ở độ tuổi 12 tuổi, sẽ giúp ngăn ngừa 690.000 ca nhiễm UTCTC và ngăn ngừa được 420.000 ca tử vong trên toàn thế giới.

Một trong những biện pháp quan trọng để điều trị ung thư cổ tử cung an toàn và hiệu quả, là chị em phụ nữ hãy thường xuyên đi tầm soát ung thư cổ tử cung và kiểm tra sức khỏe của mình. Phương pháp phát hiện tế bào ung thư sớm được sử dụng nhiều nhất hiện nay là phương pháp ThinPrep Pap Test.

ThinPrep Pap Test được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ chấp thuận và đưa vào sử dụng từ tháng 5/1996, được sử dụng phổ biến tại Châu Âu. Hiện nay, phương pháp này được áp dụng ở nhiều bệnh viện phụ sản hàng đầu cả nước.

phòng ngừa ung thư cổ tử cung
Các chị em nên làm gì để phòng ngừa ung thư cổ tử cung?

Chế độ ăn hợp lý, khoa học cũng là một cách phòng bệnh hiệu quả? Vậy, bệnh ung thư cổ tử cung nên ăn gì? Với tình trạng mắc bệnh, nên lựa chọn một chế độ ăn uống giàu chất xơ, vitamin A, C, E, nhiều trái cây và rau quả giúp giảm từ 40 – 60% nguy cơ ung thư cổ tử cung.

Bên cạnh đó, các chị em cũng cần chú ý đến chế độ sinh hoạt khoa học hàng ngày. Bạn hãy cân bằng tốt giữa thời gian nghỉ ngơi và làm việc để cơ thể được thư giãn một cách tốt nhất. Ngoài ra, trong thời gian điều trị căn bệnh này, các chị em tốt nhất hãy kiêng quan hệ tình dục để cổ tử cung có thể phục hồi nhanh chóng.

Một chế độ luyện tập thể thao điều độ cũng rất tốt đối với những người đang mắc phải một bệnh lý nào đó. Việc tập thể dục sẽ giúp các chị em nâng cao sức khỏe và tăng cường sức đề kháng.

Ngoài ra, việc đề phòng viêm lộ tuyến cổ tử cung – một trong những nguyên nhân gây biến chứng ung thư cổ tử cung, cũng là một lưu ý cần thiết cho chị em. Việc điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung từ sớm cũng như tăng cường sức đề kháng cho cơ thể là điều cần thiết để tránh khỏi ung thư cổ tử cung.

Với trường hợp phòng bệnh, nâng cao thể lực trong quá trình chữa bệnh, bạn có thể sử dụng phương pháp YHCT. Đây là phương pháp sử dụng kết hợp nhiều loại thảo dược có tính kháng sinh thực vật, bổ huyết, tiêu phong, hóa ứ hiệu quả nên rất tốt để kháng viêm, hỗ trợ thể lực cho người bệnh.

Hơn nữa, khi lựa chọn phòng và hỗ trợ điều trị bằng Đông y, bạn cũng không phải lo lắng về việc thuốc gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bởi nó lành tính, phù hợp với mọi đối tượng. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên cân nhắc khi lựa chọn cơ sở bốc thuốc bởi cần phải đảm bảo về nguồn dược liệu cũng như tay nghề của bác sĩ thì mới có thể hỗ trợ đúng, chính xác cho bạn.

Về phương pháp hỗ trợ này, chuyên trang xin được gợi ý đến người bệnh một địa chỉ mà nhiều chị em thường đề cập đến thời gian gần đây.

Trung tâm Sản Phụ khoa Đông y Việt Nam – nơi đã và đang điều trị, hỗ trợ điều trị Đông, Tây y kết hợp về bệnh phụ khoa cho hàng nghìn phụ nữ. Tại đây, Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà – Giám đốc Trung tâm Sản Phụ khoa Đông y Việt Nam – nguyên Trưởng khoa Phụ bệnh viện YHCT Trung ương sẽ là người trực tiếp khám chữa và điều trị, theo sát từng bệnh nhân trong toàn bộ quá trình.

Bạn có thể liên hệ theo thông tin dưới đây:

Trung tâm Sản Phụ khoa Đông y Việt Nam

Cơ sở Hà Nội:

  • Địa chỉ: Số 123 đường Hoàng Ngân, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

  • Điện thoại tư vấn: (024) 7109 26680989 913 935 (có Zalo)

Cơ sở Hồ Chí Minh:

**Lưu ý: Bác sĩ Đỗ Thanh Hà chỉ khám chữa trực tiếp tại cơ sở Hà Nội

Ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư phụ khoa thường gặp ở phụ nữ, đang ngày càng gia tăng, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, bệnh có thể chữa khỏi khi phát hiện và điều trị sớm.

Trên đây là những thông tin cần thiết về căn bệnh ung thư cổ tử cung. Để bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe, chị em phụ nữ hãy thường xuyên khám phụ khoa định kỳ, có kế hoạch bảo vệ sức khỏe sinh sản trước khi bước sang tuổi trung niên. Chúc các chị em luôn khỏe!

Xem thêm: Điều trị ung thư cổ tử cung – Điều trị sớm kết quả tốt

Những lưu ý trong vấn đề ăn uống ảnh hưởng đến kết quả điều trị ung thư cổ tử cung

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo