Chữa rối loạn kinh nguyệt bằng cây trong vườn dễ kiếm mà hiệu quả

Hồi còn nhỏ, mẹ vẫn thường dặn anh em chúng tôi nên tránh xa cây hòa mò ở ngoài bờ rào mặc dù hoa của nó rất đẹp. Nếu hái hoa đó để chơi hoặc chỉ chạm vào thôi thì ai cũng sẽ bị dị ứng, mẩn ngứa vô cùng khổ sở.

Chính vì thế, bao nhiêu năm qua tôi đều tránh xa loài cây này cho đến khi…

Cuộc sống gia đình với nhiều xáo trộn trong nếp sinh hoạt khiến tôi bị mất cân bằng về tâm lý nặng nề. Có lẽ đây chính là lý do khiến chu kỳ kinh nguyệt của tôi bắt đầu bị rối loạn, có khi kinh nguyệt đến rất trễ, có khi lại sớm hơn mức bình thường và lượng máu kinh cũng không còn ổn định như trước nữa.

Không chỉ vậy, việc quan hệ vợ chồng khiến vùng kín của tôi bắt đầu ngứa ngáy, đặc biệt là những ngày nồm ẩm, mưa ngâu. Vì thế, tôi đã stress lại càng thêm stress.

Đi khám bác sĩ phụ khoa tại một cơ sở y tế lớn tại Hà Nội, được bác sĩ kê cho 1 số loại thuốc để điều hòa kinh nguyệt và chữa tình trạng ngứa ngáy ở âm đạo, tránh nấm sinh sôi và phát triển. Lúc mới dùng thuốc, tôi cảm nhận được hiệu quả tức thì khi không có khí hư ra bất thường, âm đạo khô thoáng và tâm trạng của tôi cũng được cải thiện rất nhiều.

Nhưng tình trạng này chẳng kéo dài được bao lâu. Vùng kín thỉnh thoảng ngứa trở lại và việc rối loạn kinh nguyệt tiếp diễn ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của vợ chồng tôi.

Rối loạn kinh nguyệt khiến phụ nữ mệt mỏi và phải đối mặt với những căn bệnh phụ khoa nguy hiểm

Rối loạn kinh nguyệt khiến phụ nữ mệt mỏi và phải đối mặt với những căn bệnh phụ khoa nguy hiểm

Trong một lần đi thăm chị họ sinh con, tôi có tâm sự nỗi khổ của mình. Ngay lập tức, bà chị giàu kinh nghiệm của tôi đã chỉ ngay ra phía cửa sổ mách tôi một loại cây chữa bệnh phụ khoa rất hiệu quả.

Vị thuốc quý trong Đông y chữa rối loạn kinh nguyệt và các bệnh phụ khoa khác

Khi nhìn rõ đó là cây hoa mò, tôi giật nảy mình và hơi sởn da gà khi nhớ đến lời mẹ dặn đây là loài cây gây ngứa ngáy vô cùng khó chịu. Chị tôi cười xòa, kêu tôi tự lên Google tìm hiểu về công dụng của cây này và sẽ hết sợ ngứa ngay lập tức.

Hơn 12500 kết quả tìm kiếm xuất hiện chỉ trong 0,45 giây khi tôi gõ dòng chữ: “Tác dụng chữa kinh nguyệt không đều của cây hoa mò”. Có quá nhiều thông tin về loài cây này, tôi quyết định chọn đọc một bài viết của báo Sức khỏe đời sống – Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế để có được thông tin đáng tin cậy nhất.

Những gì tôi thu lượm được sau bài báo đầu tiên và việc tham khảo ý kiến của một bác sĩ Đông y tôi quen biết có thể tóm tắt như sau:

+ Hoa mò trắng còn được gọi là cây bạch đồng nữ hay bấn trắng, thân nhỏ, cao chừng 1m với những chiếc lá hình tim  có răng cưa nhỏ, mặt dưới lá có lông, mặt trên nhẵn và màu xanh thẫm hơn. Lá này khi vò nát thường có mùi hôi hơi khó chịu. Hoa của cây bạch đồng nữ màu trắng ngà hoặc hơi phớt hồng, mọc thành các chùm, nhị hoa dài và vươn hẳn ra bên ngoài.

Hoa mò trắng, một vị thuốc quý trong Đông y

Hoa mò trắng, một vị thuốc quý trong Đông y

+ Đây là cây mọc hoang ở những vùng đồi núi; các khu vườn được cấu tạo bởi loại đất feralit cũng xuất hiện nhiều cây này. Từ lâu, cây hoa mò trắng đã được sử dụng trong việc chữa bệnh. Các thầy thuốc có thể thu hái cây này quanh năm, lấy rễ và lá sấy khô để làm thuốc.

+ Cây bạch đới trắng có vị đắng nhẹ, tính mát, có một số công dụng với sức khỏe như sau: lương huyết, giải độc, thanh nhiệt, tiêu viêm, khu phong, trừ thấp… Ngoài việc chữa kinh nguyệt không đều, loại cây này còn được sử dụng chữa tình trạng khí hư bạch đới (một biểu hiện của bệnh viêm âm đạo, viêm phần phụ… mà rất nhiều chị em mắc phải).

Một số cách chữa rối loạn kinh nguyệt và bệnh phụ khoa từ cây bạch đồng nữ

Đi hết từ bất ngờ này sang bất ngờ khác, tôi không nghĩ rằng loại cây mà lúc bé mình không bao giờ dám lại gần lại có khả năng chữa nhiều bệnh về phụ khoa đến thế.

Sau đây là một số bài thuốc từ cây hoa mò có thể giúp chị em điều trị hiệu quả các căn bệnh phụ khoa thường gặp:

2.1. Trị rối loạn kinh nguyệt

Đối tượng điều trị: Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, chu kỳ kinh ngắn hoặc quá dài, thậm chí tắc kinh, vô kinh.

Chuẩn bị nguyên liệu:

+ 12g lá bạch đồng nữ khô

+ 12g hương phụ khô

+ 12g ngải cứu khô

+ 12g ích mẫu khô

Cách sử dụng:

Sắc tất cả các nguyên liệu trên rồi uống hết một thang này trong ngày. Để dễ uống hơn, có thể cho thêm 1 thìa cà phê đường nhưng việc cho quá nhiều đường sẽ khiến thuốc mất tác dụng.

Nên uống sau khi hết chu kỳ kinh nguyệt khoảng 5 ngày đến 1 tuần. Uống liên tục thang thuốc này trong khoảng 2 – 3 tuần lễ và đón nhận các chu kỳ kinh nguyệt đến đều đặn hơn.

Cây bạch đồng nữ kết hợp với một số thảo dược khác có tác dụng điều trị chứng rối loạn kinh nguyệt

Cây bạch đồng nữ kết hợp với một số thảo dược khác có tác dụng điều trị chứng rối loạn kinh nguyệt

2.2. Chữa đau bụng kinh

Đối tượng điều trị: Phụ nữ bị đau bụng dữ dội, thường xuyên ở bụng dưới, vùng hạ vị hay vùng lưng trong những ngày trước, trong kỳ “đèn đỏ” do khí bị cản trở, khí huyết không thông.

Chuẩn bị nguyên liệu:

+ 6g lá bạch đồng nữ

+ 6g hương phụ

+ 6g ích mẫu

+ 6g ngải cứu

+ 300ml nước

Cách sử dụng:

Sắc tất cả các nguyên liệu trên trong khoảng 30 phút rồi chia thành 2 – 3 phần thuốc và uống hết trong ngày.

Chị em bị đau bụng kinh nên uống thuốc này trong khoảng 2 – 3 tháng, uống trước ngày đầu tiên có kinh nguyệt khoảng 10 ngày để bệnh khỏi dứt điểm.

2.3. Chữa viêm âm đạo (khí hư ra nhiều, màu sắc bất thường)

Đối tượng điều trị: những phụ nữ bị ra khí hư có màu trắng đục hoặc vàng nhạt cùng với triệu chứng đau mỏi vùng lưng, hông, ngứa ngáy ở vùng kín và đôi khi mệt mỏi toàn thân.

Chuẩn bị nguyên liệu:

Bài thuốc 1:

+ 10g bạch đồng nữ

+ 10 g ích mẫu

+ 10g ngải cứu

+ 10g hương phụ

+ 10g trần bì

Cây bạch đồng nữ giúp điều trị khí hư ra nhiều vô cùng hiệu quả

Cây bạch đồng nữ giúp điều trị khí hư ra nhiều vô cùng hiệu quả

Bài thuốc 2:

+ 16g rễ cây bạch đồng nữ

+ 12g dừa cạn

+ 16g biển đậu đan sâm

+ 16g cây chó đẻ

+ 16g lá bạc sau

Cách sử dụng:

Sắc các nguyên liệu trên từ 30 phút đến 1 tiếng và uống hết 1 tháng thuốc mỗi ngày. Uống thuốc này sau chu kỳ kinh nguyệt liên tục trong 3 – 4 liệu trình, mỗi liệu trình 10 ngày.

Sau khi hết liệu trình thứ nhất, tiếp tục sử dụng liệu trình này lần hai vào sau kỳ kinh của tháng kế tiếp, cứ làm như vậy cho đến hết thuốc.

Sử dụng cây mò trắng cùng với các nguyên liệu khác trong Đông y theo chỉ dẫn của thầy thuốc đã giúp tôi chấm dứt tình trạng rối loạn kinh nguyệt và không còn ngứa ngáy vùng kín nữa.

Vừa khỏi bệnh, tôi đã phải gọi điện ngay cho mẹ để kể về loại cây dại có công dụng đáng quý này. Tôi dặn mẹ không được chặt cây này đi nữa, hãy cứ để trong vườn nhà để khi cần sẽ dùng đến.

Cõ lẽ các chị em thường quen thuộc với các nguyên liệu như lá trầu không, trà xanh, lá lốt khi chữa các bệnh nấm ngứa phụ khoa mà ít ai biết đến tác dụng của cây hoa mò trắng. Vì thế, với những chia sẻ từ chính trải nghiệm của cá nhân mình, tôi hy vọng sẽ mang lại lại một điều bổ ích cho các chị em cũng có chung nỗi khổ như mình.

Việc chữa rối loạn kinh nguyệt và ra nhiều khí hư bằng cây bạch đới trắng rất lành tính lại không tốn kém nhiều về chi phí. Các chị em đang khổ sở vì những ngày đèn đỏ thất thường hoặc đau bụng mỗi lần hành kinh nên sử dụng các bài thuốc với loại cây này để có được hiệu quả tốt nhất.

Chúc chị em mau khỏe!

Xem thêm: Rối loạn kinh nguyệt: Tổng quan về hiện tượng rối loạn kinh nguyệt và cách điều trị

 Thùy Lăng

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo