Cách vệ sinh vùng kín bằng lá trầu không chị em nên biết

Vì sao lá trầu không lại được dùng để vệ sinh vùng kín?

Từ xa xưa, các bà các mẹ vẫn thường sử dụng lá trầu không để vệ sinh vùng kín mỗi khi vùng kín bị viêm nhiễm, ngứa ngáy, khó chịu.

Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng trong lá trầu không có chứa các chất tanin, đường, điataza và tinh dầu. Những chất này có hoạt tính ức chế các chủng vi khuẩn, các chủng nấm, các nguyên sinh động vật…, từ đó giúp ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn từ bên ngoài vào bên trong vùng kín của phái đẹp.

Vệ sinh phụ nữ bằng lá trầu không là phương pháp được nhiều người sử dụng

Vì thế, lá trầu không nổi tiếng lâu nay với khả năng đẩy lùi viêm nhiễm, nấm ngứa và giúp trị viêm vùng kín khá hiệu quả.

Ở Việt Nam, lá trầu không rất phổ biến, giá thành rẻ, do đó chị em có thể dễ dàng mua về để rửa vùng kín, vừa hiệu quả lại tiết kiệm chi phí.

Công thức vệ sinh phụ nữ bằng lá trầu không

Trong dân gian có rất nhiều cách vệ sinh vùng kín bằng lá trầu không. Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu tới các bạn 3 công thức được nhiều chị em sử dụng nhất.

Công thức 1: Vệ sinh vùng kín bằng nước lá trầu không

– Nếu vùng kín bị viêm nhiễm, ngứa ngáy thì chị em có thể lấy khoảng 10 lá trầu không rửa sạch, sau đó đem đun cùng 2 lít nước. Đợi nước lá trầu không nguội bớt thì bạn lấy khăn sạch thấm nước và nhẹ nhàng lau rửa vùng kín.

– Có thể nấu thêm lá trầu không để lấy nước tắm rửa toàn thân.

–Dùng nước lá trầu không lau rửa vùng kín 2-3 lần/ tuần thì tình trạng viêm và ngứa ngáy sẽ giảm hẳn.

Công thức 2: Lá trầu không và muối tinh

– Trong muối có chứa chất kháng khuẩn và kháng viêm cao. Do đó, việc kết hợp sử dụng muối với lá trầu không sẽ đem lại hiệu quả tốt cho việc điều trị bệnh phụ khoa.

– Với công thức này, bạn rửa sạch một nắm lá trầu không và vò nát, bỏ trong bình 2 lít nước. Lọc bỏ bã, lấy nước lá trầu không nguyên chất và cho vào đó 2 thìa café muối.

– Dùng dung dịch này để rửa âm đạo 2-3 lần 1 tuần, mỗi lần chỉ nên rửa vùng kín nhẹ nhàng trong khoảng 5-10 phút.

Công thức 3: Lá trầu không và lá trà xanh

– Lá trá xanh được biết đến là một loại thảo dược tự nhiên có công dụng chữa nhiều bệnh, trong đó có cả các bệnh viêm phụ khoa ở nữ gới. Kết hợp lá trầu không và lá trà xanh – hai loại thảo dược có tính kháng viêm và chống ngứa cao sẽ đem lại hiệu quả điều trị viêm nhiễm rất tốt.

Lá trà xanh cũng có tính kháng viêm tốt

– Chuẩn bị khoảng một nắm lá trà xanh và một nắm trầu không đem rửa sạch, vò nhuyễn và đung sôi cùng 2 lít nước. Chờ hỗn hợp này nguội bớt rồi đem đi lọc bỏ bã. Lấy nước lá trà xanh và trầu không lau rửa vùng kín khoảng 5 phút. Kiên trì thực hiện khoảng 2-3 lần mỗi tuần thì viêm nhiễm vùng kín sẽ giảm.

Một số sai lầm khi vệ sinh phụ nữ bằng lá trầu không

Có bầu được hơn 3 tháng, vùng kín của chị Nguyễn Ngọc Linh (Hà Nội) có dấu hiệu ẩm ướt, khó chịu và gây cảm giác ngứa ngáy. Chị đã đi khám nhưng bác sĩ phụ khoa chẩn đoán chị không gặp vấn đề gì nghiêm trọng, vùng kín chỉ bị nhiễm khuẩn nhẹ và vệ sinh sạch sẽ là được.

“Sau khi đem kể chuyện này với chị bạn, mình được chị ấy mách cách rửa vùng kín bằng công thức từ lá trầu không sẽ khỏi ngứa vùng kín hoàn toàn”, chị Linh chia sẻ.

Từ khi rửa vùng kín đều đặn 3 lần một tuần bằng nước lá trầu không, chị Linh không còn cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy vùng kín nữa.

Trái ngược với chị Linh, chị Thu Hạnh (Đống Đa – Hà Nội) sau khi sinh con tình trạng viêm nhiễm vùng kín xuất hiện và càng ngày càng trầm trọng. Chị nghe hàng xóm nói nên thường xuyên dùng nước đun lá trầu không để lau rửa “cô bé”.

“Khi mới sử dụng nước lá trầu không, tôi thấy tình trạng ngứa ngáy giảm bớt. Tôi đã dùng nước này để vệ sinh hàng ngày. Tuy nhiên, một thời gian sau tôi nhận thấy khí hư ra nhiều hơn”, chị Hạnh chia sẻ.

Sau 2 tháng vệ sinh phụ nữ bằng lá trầu không mà vùng kín vẫn có biểu hiện bất thường, chị Hạnh đã đến phòng khám phụ khoa ở Đống Đa để khám bệnh. Bác sĩ phụ khoa cho biết rất có thể chị dùng nước lá trầu không quá nhiều lần và do ngâm mình trong nước lá quá lâu nên dẫn đến những hiện tượng trên.

Những lưu ý khi vệ sinh phụ nữ bằng lá trầu không

Để không gặp phải tình huống như chị Hạnh, chị em phụ nữ nên chú ý một số điểm sau trong quá trình vệ sinh vùng kín bằng lá trầu không:

– Nước lá trầu không chỉ nên vệ sinh bên ngoài vùng kín.

– Không nên ngâm vùng kín quá lâu trong nước lá trầu không. Bởi vì nó sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn di chuyển ngược vào trong âm đạo, gây viêm nhiễm nặng hơn.

– Không được để nước lá trầu không sang ngày hôm sau mới dùng sẽ làm mất tác dụng của nước lá.

Không được để nước lá trầu không sang ngày hôm sau

– Cần phải lựa chọn loại lá trầu không sạch, không bị phun hóa chất, thuốc trừ sâu và cần rửa sạch lá trước khi đun sôi.

– Khi hái lá trầu không, chị em nên chọn lá vừa phải, không quá non và không quá già thì hiệu quả điều trị sẽ cao hơn.

– Tùy vào triệu chứng và bệnh lí viêm phụ khoa mà chị em phụ nữ kết hợp công thức nước lá trầu không với các phương pháp điều trị khác. Không phải trường hợp nào bị ngứa ngáy, viêm nhiễm vùng kín cũng vệ sinh vùng kín bằng nước lá trầu không.

– Lá trầu không có tính sát khuẩn cao, vì thế nên thực hiện vệ sinh phụ nữ bằng lá trầu không với tần suất 2-3 lần/1 tuần, không nên quá lạm dụng.

– Trước khi xông vùng kín với nước lá trầu không, bạn cần kiểm tra nhiệt độ của nước, không quá nóng để tránh làm bỏng vùng kín.

 >> Xem thêm: Tìm hiểu bệnh viêm phụ khoa và phương pháp điều trị hiệu quả

 Minh Nguyệt (Tổng hợp)

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo