Tìm hiểu về các cách điều trị u lạc nội mạc tử cung
Để có được cách điều trị u lạc nội mạc tử cung hiệu quả nhất các bác sĩ cần tiến hành những chẩn đoán cần thiết để biết được nguyên nhân cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh. Từ đó sẽ đưa ra phương pháp chữa u lạc nội mạc tử cung phù hợp với từng đối tượng bệnh nhân.
Các cách chẩn đoán u lạc nội mạc tử cung
Hiện nay, có 3 cách chủ yếu để bác sĩ tiến hành chẩn đoán bệnh u lạc nội mạc tử cung, cụ thể:
+ Khám khung chậu: Cách chẩn đoán này giúp các bác sĩ kiểm tra được buồng trứng, cổ tử cung, tử cung nhằm mục đích phát hiện những bất thường. Với phương pháp chẩn đoán này bác sĩ cũng có thể phát hiện được ra các u nang buồng trứng, sẹo ở bên trong do u lạc nội mạc tử cung gây ra.
Khám khung chậu là việc bác sĩ tiến hành trước khi điều trị u lạc nội mạc tử cung
+ Chụp cắt lớp khung xương chậu: Cách này là cách hỗ trợ các bác sĩ chẩn đoán u lạc nội mạc tử cung hiệu quả. Lúc này có thể áp dụng cách siêu âm, chụp cắt lớp, chụp MRI hay còn gọi là chụp cộng hưởng từ.
+ Soi ổ bụng: Đây là một cách chẩn đoán giúp bạn biết được mình có mắc u lạc nội mạc tử cung hay không. Bác sĩ sẽ lấy các mẫu mô nhỏ để kiểm tra sinh thiết để chẩn đoán được lạc nội mạc tử cung.
>>> Xem Thêm: Mổ lạc nội mạc tử cung bằng những cách nào?
Điều trị u lạc nội mạc tử cung bằng những cách nào?
Trước khi áp dụng các phương pháp điều trị u lạc nội mạc tử cung, các bác sĩ phải cân nhắc cũng như xem xét những yếu tố tác động đến quá trình điều trị như:
+ Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng u lạc nội mạc tử cung.
+ Vị trí và kích thước của u lạc nội mạc tử cung.
+ Kế hoạch mang thai của người bệnh trong tương lai.
+ Tuổi tác của người bệnh, khi lớn tuổi có thể triệu chứng của bệnh sẽ nặng hơn, sau thời kỳ mãn kinh thì bệnh có thể giảm.
Điều trị u lạc nội mạc tử cung phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Trên thực tế, hiện vẫn chưa có cách điều trị bệnh một cách cụ thể, thế nhưng trong điều trị vẫn có những giải pháp chữa u lạc nội mạc có thể áp dụng như:
Nếu người bệnh đang có ý định mang thai:
Vì bệnh thường mắc ở những phụ nữ ở độ tuổi sinh sản chính vì vậy nhu cầu có con luôn có. Cho nên, bác sĩ dựa vào kết quả chẩn đoán cũng như mức độ của bệnh để điều trị phù hợp giúp cơ hội mang thai của người bệnh cao hơn.
Lúc này, cách điều trị u lạc nội mạc tử cung có thể được thực hiện như:
+ Loại bỏ các khối bất thường, các mô bằng tia laser, các dụng cụ phẫu thuật trong phương pháp nội soi. Với phương pháp này, tỷ lệ mang thai của người bệnh sẽ cao hơn, có thể lên đến 60%, khả năng mang thai có thể xảy ra trong vòng 1 năm điều trị.
+ Nếu bạn có mong muốn có thai trong thời gian hiện tại nhưng lại mắc u lạc nội mạc tử cung thì trong thời gian từ 6 – 12 tháng bác sĩ sẽ khuyên người bệnh không nên điều trị. Nếu trường hợp trong thời gian này mà người bệnh không mang thai thì lúc này bác sĩ sẽ có những cách chữa u lạc nội mạc tử cung phù hợp.
+ Bác sĩ có thể đưa ra phương pháp điều trị bổ sung để giải quyết những vấn đề được phát hiện ra trong quá trình điều trị. Có thể là dùng thuốc làm tăng khả năng sinh sản và có thể kết hợp với phương pháp cấy tinh hoặc thụ tinh trong ống nghiệm.
Nếu không có ý định mang thai ở mức độ nhẹ người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc
Nếu người bệnh không có ý định mang thai:
+ Triệu chứng bệnh nếu ở mức độ trung bình, nếu đau nhẹ trong kỳ kinh nguyệt và vấn đề sinh sản không phải là mối lo của bạn thì bạn có thể được bác sĩ chỉ định dùng thuốc giảm đau thông thường để giúp giảm đi sự khó chịu cho bạn.
+ Sử dụng thuốc tránh thai progesterone cũng có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh, ngăn chặn sự rụng trứng mỗi tháng, từ đó có thể ngăn cản sự hình thành của các nang mới và mô sẹo, ngăn cản sự phát triển của u lạc nội mạc tử cung.
+ Ngoài ra, bác sĩ sẽ sử dụng một số loại thuốc giúp giảm các triệu chứng của u lạc nội mạc tử cung, có thể dùng các chất đồng vận hormone hướng sinh dục để làm giảm nồng độ estrogen.
Trên đây là những cách điều trị u lạc nội mạc tử cung cụ thể được áp dụng cho những đối tượng bệnh nhân khác nhau mà bạn đọc cần lưu ý. Để mang lại hiệu quả trong quá trình điều trị người bệnh cần tuân thủ đúng với chỉ định của bác sĩ. Chúc bạn sức khỏe!
Ngân Thủy (Tổng hợp)
ArrayArray
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!