Những điều cần biết về đặt vòng tránh thai IUD (mirena)

Đặt vòng tránh thai IUD là gì?

IUD là loại vòng tránh thai có hình chữ T được cấu tạo bởi nhựa dẻo có chứa Sulfate Barium, có thể phản quang trong bóng tối vì vậy có thể dễ nhận biết vị trí của vòng khi siêu âm và chụp X- quang.

Kích thước của vòng dài 32mm, ở phía đuôi có gắn sợi dây polyethylene.

Đặt vòng tránh thai IUD là bác sĩ sẽ đưa vòng tránh thai IUD (hay còn gọi là vòng tránh thai nội tiết, vòng tránh thai Mirena) vào tử cung của người phụ nữ qua âm đạo.

Theo một số nghiên cứu y khoa, vòng tránh thai Mirena có hiệu quả tránh thai lên đến 99% tương đương với phương pháp triệt sản nữ nhưng bạn có thể mang thai ngay lập tức khi tháo vòng tránh thai IUD ra.

Hormone Levonorgestrel có trong vòng tránh thai sẽ làm cô đặc chất nhầy ở cổ tử cung, ngăn không cho tinh trùng gặp trứng và ngăn chặn quá trình thụ tinh.

Hình ảnh vòng tránh thai IUD (Mirena)

Tác dụng của đặt vòng tránh thai IUD

Khi sử dụng phương pháp đặt vòng tránh thai IUD, chị em sẽ giảm số ngày kinh và tình trạng đau bụng kinh hơn so với vòng tránh thai chứa đồng. Điều này giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, cải thiện tình trạng sức khỏe của bạn.

Vòng tránh thai Mirena có thể điều trị bệnh lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, ung thư nội mạc tử cung trong giai đoạn trước và sau mãn kinh. Giảm khả năng mang thai ngoài tử cung mà các phương pháp đặt vòng tránh thai khác hay gặp phải.

Phương pháp đặt vòng tránh thai IUD sẽ có tác dụng hạn chế việc tăng sinh mỡ máu. Do đó có thể làm giảm khả năng bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim, viêm tắc hoặc gây huyết khối tĩnh mạch. Vòng tránh thai IUD có thể áp dụng rộng rãi với nhiều đối tượng khác nhau.

Phụ nữ sau sinh và đang cho con bú cũng có thể sử dụng phương pháp này vì nó không gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ và sự phát triển của trẻ nhỏ.

Sau khi đặt vòng tránh thai có thể xảy ra một số tác dụng phụ như đau bụng nhẹ, khí hư ra nhiều, buồn nôn, chóng mặt,… nhưng bạn không nên quá lo lắng những hiện tượng này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và dần dần biến mất theo thời gian khi cơ thể đã quen với vật thể lạ.

Đặt vòng tránh thai IUD có thể khiến chu kỳ kinh của chị em “dễ chịu” hơn

Những người không thích hợp đặt vòng tránh thai IUD

Những đối tượng dưới đây không thích hợp đặt vòng tránh thai IUD:

● Phụ nữ bị chẩn đoán là ung thư vú.

● Những người có thai hoặc đang nghi ngờ có thai

● Bị nhiễm khuẩn vùng chậu, bị viêm nhiễm bộ phận sinh dục sau khi nạo hút thai hoặc sau khi sinh đẻ.

● Bị rong huyết mà chưa rõ nguyên nhân.

Thời điểm thích hợp đặt vòng tránh thai IUD

– Ngày thứ 4 – 5 của chu kỳ kinh nguyệt, khi đó cổ tử cung còn mở, sẽ dễ đặt vòng và không gây đau đớn.

Đặt vòng tránh thai sau sinh đẻ khoảng 3 tháng, còn nếu sau sinh mổ thì chị em cần đợi 6 tháng hoặc nhiều hơn. Sau sinh 6 tuần mà chưa có kinh thì bạn cần chắc chắn là không có thai rồi mới được đi đặt vòng.

– Sau nạo, hút thai thì cần đợi 3 tháng để tử cung có thể lành hẳn và đợi khi  kinh nguyệt trở lại bình thường.

Tính thời điểm đặt vòng tránh thai IUD giúp chị em giảm nhiều biến chứng

Đặt vòng tránh thai IUD là một phương pháp tránh thai hiệu quả và lâu dài. Tuy nhiên, giá cả vẫn còn khá cao khoảng 3 triệu cho một lần đặt vòng tránh thai. Bên cạnh đó không phải phòng khám nào cũng có dịch vụ đặt vòng tránh thai nội tiết Mirena.

Do đó, trước khi quyết định lựa chọn phương pháp tránh thai này thì việc cân nhắc về giá cả, nhu cầu và tính hiệu quả của nó là rất cần thiết. Chị em hãy tham khảo nhiều ý kiến của bạn bè hoặc chuyên gia để có được những quyết định đúng đắn nhất cho sức khỏe của mình nhé.

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo