Nhiễm nấm Candida đường tiêu hóa là gì? Cách chữa như thế nào?

Bài nên đọc:

>> Nấm Candida và sùi mào gà ở nữ giới khác nhau như thế nào?

>> Bệnh nấm Candida đường sinh dục: Vợ nhiễm nấm chồng có lây không?

Nhiễm nấm Candida đường tiêu hóa là gì?

Trong cơ thể người khỏe mạnh, có rất nhiều các vi khuẩn, nấm sống ký sinh, đặc biệt là tại hệ tiêu hóa. Trong điều kiện bình thường, những loại vi khuẩn và nấm sống cộng sinh với nhau, giúp tiêu hóa thức ăn, sản sinh chất dinh dưỡng…

Tuy vậy, khi có sự xáo trộn trong môi trường sống (do sử dụng thuốc kháng sinh) hoặc do hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu, các loài ký sinh cơ hội này có thể trỗi dậy, phát triển mạnh mẽ, phá vỡ cân bằng hệ sinh thái, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người bệnh.

Nhiễm nấm Candida đường tiêu hóa là tình trạng nấm Candida phát triển mạnh phán tán độc tố, gây nên nhiều triệu chứng như mệt mỏi, đau đầu, nhiễm trùng nấm men tái phát cũng như các biểu hiện của rối loạn tiêu hóa (đau bụng, đi ngoài, ăn uống khó tiêu…).

Nhiễm nấm Candida đường tiêu hóa

Nấm đường tiêu hóa là tình trạng nấm Candida phát triển mạnh

Nhiễm nấm Candida đường tiêu hóa – “mối nguy hiểm rình rập”

Hệ thống đường tiêu hóa trải dài từ miệng đến hậu môn với nhiều phần khác nhau. Nấm có thể trú ngụ ở thực quản, dạ dày hoặc đại tràng. Chúng cũng có thể tấn công toàn bộ đường tiêu hóa và gây nên nhiều triệu chứng khác nhau.

Có ba dạng nhiễm nấm Candida đường tiêu hóa điển hình đó là:

– Nấm thực quản: Khi bị nấm tấn công, người bệnh thường có cảm giác khó nuốt và nuốt đau. Khi nội soi đường tiêu hóa, sẽ thấy những mảng trắng ở thực quản và sự hiện diện của nấm trên những mảng trắng này

– Nấm dạ dày: Bệnh nhân thường buồn nôn ói, sình bụng, đau dạ dày hoặc đau bụng nhiều lần sau khi ăn.

– Nấm đường ruột: Dấu hiệu khi bạn bị nấm ký sinh ở đường ruột chính là thường xuyên người bệnh bị tiêu chảy, thức ăn không được hấp thụ dẫn dến suy dinh dưỡng, mất nước, ảnh hưởng đến tính mạng.

Triệu chứng tiêu chảy khi bị nấm ruột không khác gì so với tiêu chảy do nguyên nhân khác nên dễ gây ra nhầm lẫn.

Khi bị nhiễm nấm Candida đường tiêu hóa, người bệnh có thể có các triệu chứng như ăn không tiêu, giảm cân nhanh, đi tiểu nhiều… Bệnh được chẩn đoán dựa vào việc tìm thấy nấm trong phân qua xét nghiệm.

Cách điều trị và các thực phẩm tốt cho người nhiễm nấm Candida đường tiêu hóa

Nấm Candida đường tiêu hóa gây ra những vấn đề về đường tiêu hóa khiến người bệnh gặp các triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe. Chính vì vậy, bệnh cần được điều trị sớm.

  • Cách điều trị nhiễm nấm Candida đường tiêu hóa

Việc lựa chọn thuốc điều trị bệnh còn phải tùy theo tình trạng, cơ địa người bệnh. Dưới đây là một số loại thuốc chữa nấm Candida đường tiêu hóa:

– Nystatin: Thuốc được dùng khi bệnh nhẹ, không có sự bội nhiễm. Nystatin là thuốc kháng nấm có phổ kháng nấm hẹp, chủ yếu trên nấm Candida.

Mặt khác, do nystatin không thấm qua màng ruột, chỉ có tác dụng chữa bệnh ở trong ruột mà không thấm vào để gây độc nên dùng đường ruột có tính an toàn cao.

Cách điều trị nhiễm nấm Candida đường tiêu hóa

Một số loại thuốc có thể điều trị nhiễm nấm Candida đường tiêu hóa

– Ketoconazol: Khi bệnh ở mức vừa, có dấu hiệu bội nhiễm người bệnh nên chọn dùng ketoconazol.

Đây là loại thuốc kháng nấm phổ rộng, kháng Candida nội tạng cũng như kháng các nấm nội tạng khác như Paracoccidioses, Coccidioses, Histoplasma, Blastomyces.

Khi sử dụng ở liều thấp có tác dụng kìm nấm; dùng liều cao, có tác dụng diệt nấm. Tuy nhiên, Ketoconazol có thể gây ra buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa…

– Fluconazol: Khi bệnh nhiễm nấm Candida đường tiêu hóa nặng hơn, có tình trạng bội nhiễm nấm nhiều, bác sĩ sẽ chỉ định cho chị em dùng thuốc kháng nấm phổ rộng mạnh fluconazol.

Đối với người bệnh chức năng thận bị suy giảm, thì phải giảm liều dùng bởi Fluconazol bài tiết qua thận (80%). Trong quá trình dùng thuốc nếu có biểu hiện tróc vảy, hoại tử nhiễm độc da cần báo cho bác sĩ điều trị biết để có hướng xử trí kịp thời.

Thời gian dùng thuốc tùy thuộc vào sự cải thiện bệnh. Cần chú ý, khi khỏi bệnh (lâm sàng) nhưng Candida ở đường ruột vẫn còn (nhưng số lượng ít hơn) chứ không phải đã sạch hẳn.

  • Thực phẩm tốt dành cho người nhiễm nấm Candida đường tiêu hóa

Vì là bệnh liên quan đến đường tiêu hóa nên việc chọn lựa thực phẩm, vấn đề ăn uống quyết định rất nhiều đến quá trình chữa bệnh.

Theo bác sĩ, có một cách rất hiệu quả để đối phó với bệnh này: Ăn chay thực dưỡng. Cách này không dễ thực hiện, nhất là với những ai chưa từng ăn chay, nhưng nếu muốn khỏi bệnh thì bệnh nhân nên cố gắng.

Thực phẩm tốt cho người nhiễm nấm Candida đường tiêu hóa

Các loại thực phẩm có màu xanh rất tốt cho đường tiêu hóa

– Ăn những thức ăn chín kỹ, cháo, kê và các loại ngũ cốc. Đây thức ăn đơn giản nên không đòi hỏi cơ quan tiêu hóa phải làm việc nhiều mà chất dinh dưỡng có trong đó lại đầy đủ và dễ tiêu.

– Người bị nhiễm nấm Candida đường tiêu hóa nên ăn nhiều loại rau có màu lá xanh đậm như cải xoăn, bồ công anh… là thực phẩm giúp tăng lượng kiềm.

– Ăn các loại rong biển để thúc đẩy quá trình kiềm hóa. Có thể ăn kèm các loại rau này với nước sốt hay nước mắm.

– Uống nước mơ muối, có tác dụng kiềm hóa rất hữu ích trong việc trị các bệnh về đường ruột.

Trên đây là những chia sẻ về tình trạng nhiễm nấm Candida đường tiêu hóa và các cách điều trị bệnh. Hi vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích cho độc giả. CHúc bạn sức khỏe!

Xem Thêm:

Mách bạn cách điều trị nấm Candida sinh dục hiệu quả

Thúy Hằng (Tổng hợp)

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo