Nấm Candida và sùi mào gà ở nữ giới khác nhau như thế nào?

Bài nên đọc:

>> Chữa nấm Candida bằng bài thuốc dân gian có nên hay không?

>> Bài thuốc tuyệt vời chữa nấm Candida bằng tỏi

Nấm candida và sùi mào gà có những triệu chứng như thế nào?

Theo các chuyên gia phụ khoa, nấm Candida và bệnh sùi mào gà có thể phân biệt được bằng mắt thường nếu người bệnh chú ý những dấu hiệu bên ngoài. Bên cạnh đó, nguyên nhân gây bệnh cũng không giống nhau. Một vài dấu hiệu dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt được hai bệnh trên:

1. Nấm Candida và sùi mào gà có giống nhau không?

Tuy nấm Candida và sùi mào gà là hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau nhưng hai bệnh này cũng có những điểm giống nhau, cụ thể đó là:

+ Quan hệ tình dục không an toàn, bừa bãi là một trong những nguyên nhân gây nên hai bệnh lý. Chính vì vậy, nếu chị em có quan hệ tình dục không đảm bảo thì nguy cơ mắc bệnh rất cao.

+ Khi mắc bệnh, nấm Candida và sùi mào gà đều khiến chị em khó chịu tại vùng kín, đau rát.

+ Nếu không được điều trị sớm cả hai bệnh lý này có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như gây viêm nhiễm phụ khoa, lây lan sang các bộ phận khác, nghiêm trọng hơn cả đó là có thể gây hiện tượng vô sinh, hiếm muộn ở nữ giới.

2. Sự khác nhau giữa nấm Candida và sùi mào gà

Bên cạnh những điểm giống nhau kể trên, hai bệnh lý này có những điểm khác nhau giúp chị em nhận biết không gây nên tình trạng nhầm lẫn dù đây đều là những bệnh xảy ra tại bộ phận sinh dục.

Sự khác nhau chủ yếu giữa nấm Candida và sùi mào gà là nguyên nhân gây bệnh, biểu hiện, những biến chứng mà bệnh gây ra. Cụ thể:

  • Với bệnh nấm Candida

+ Nguyên nhân chủ yếu khiến bạn bị nhiễm nấm Candida (Candida albicans) là do vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, sử dụng nhiều thuốc kháng sinh liều cao, thụt rửa sâu âm đạo… khiến vi khuẩn và nấm phát triển gây viêm nhiễm.

+ Quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ với nhiều người, quan hệ thô bạo, quan hệ với người bị bệnh hoặc sử dụng chung đồ lót với người bị bệnh cũng là nguyên nhân lây nhiễm bệnh phổ biến.

nấm candida và sùi mào gà

Chị em cần phân biệt rõ nấm Candida và sùi mào gà là hai bệnh khác nhau

+ Khi bị nhiễm nấm Candida, người bệnh sẽ có cảm giác ngứa ngáy khó chịu vùng kín, âm đạo nóng ran, khí hư ra nhiều có mùi hôi, vón cục trắng như bã đậu. Cảm giác đau rát khi đi tiểu hoặc khi quan hệ tình dục.

+ Với những người có hệ miễn dịch suy giảm (như bị tiểu đường, bị nhiễm HIV,…), nếu không điều trị kịp thời và đúng cách nấm Candida sẽ nhanh chóng lây lan sang các cơ quan khác gây nhiễm trùng máu và ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí còn gây vô sinh ở nữ giới.

Bệnh nấm Candida và sùi mào gà
Nhiếm nấm Candida là bệnh phụ khoa rất thường gặp ở chị em phụ nữ. Nhiều người khi được chẩn đoán bệnh thường hoang mang, lo sợ và bi quan. Vậy nhiễm nấm Candida có nguy hiểm không? Dưới đây là những thông tin giúp giải đáp thắc mắc của bạn.
  • Với bệnh sùi mào gà

+ Là căn bệnh nguy hiểm do virus HPV gây ra. Là loại bệnh xã hội lây lan qua nhiều con đường khác nhau như quan hệ tình dục, từ mẹ sang con, đường máu, tiếp xúc với virus qua vết thương hở…

+ Biểu hiện của nấm Candida và sùi mào gà có điểm khác nhau đó là: Nấm Candida gây ngứa vùng kín, khí hư vón cục như bã đậu… Còn với sùi mào gà, khi bị bệnh, người bệnh sẽ thấy xuất hiện những gai nhỏ màu hồng nhạt, xuất hiện nhiều ở cơ quan sinh dục, hậu môn, miệng, vòm họng…

Các nốt sùi sẽ liên kết với nhau tạo thành cụm, khi sờ vào các nốt mụn sẽ thấy đau, chảy máu hoặc mủ khiến người bệnh cảm thấy tự ti và khó chịu.

+ Nếu không điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp phải nhiều phiền toái trong sinh hoạt cũng như có nguy cơ bị biến chứng nguy hiểm như viêm nhiễm cơ quan sinh dục, ung thư cổ tử cung… dẫn đến vô sinh.

nấm candida và sùi mào gà khác nhau thế nào?

Vùng kín sẽ xuất hiện các gai nhỏ màu hồng nhạt khi bị sùi mào gà

Cả nấm Candida và sùi mào gà đều gây ra những khí chịu cho người bệnh. Vì vậy, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị, tránh để bệnh trở nên nặng hơn gây khó khăn cho quá trình điều trị.

Cách phòng và điều trị nấm candida và sùi mào gà

Hai bệnh này tuy xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau nhưng chúng đều là các bệnh viêm nhiễm phụ khoa và bệnh xã hội (bệnh lây nhiễm qua đường tình dục) điển hình, thường gặp ở phụ nữ đã có quan hệ tình dục.

Tuy là những căn bệnh phổ biến, tỉ lệ mắc bệnh nấm Candida và sùi mào gà khá cao ở cả nam và nữ nhưng bạn vẫn có thể phòng và điều trị các bệnh này bằng một số phương pháp đơn giản sau:

– Sử dụng thuốc đặt âm đạo theo đơn thuốc của bác sĩ để tiêu diệt nấm và vi khuẩn, giúp cân bằng lại độ pH trong âm đạo.

– Thay đổi chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng tới sự cân bằng tại chỗ của môi trường âm đạo. Vì vậy, bạn nên ăn nhiều trái cây, tỏi, sữa chua, các thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch, uống nhiều nước để góp phần kìm hãm sự phát triển của nấm, phòng tránh nấm Candida và sùi mào gà.

– Quan hệ tình dục an toàn: Không nên quan hệ thô bạo sẽ làm cơ quan sinh dục dễ bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm xâm nhập. Nên sử dụng bao cao su khi quan hệ để tránh lây nhiễm, bởi cả hai căn bệnh này đều có khả năng lây nhiễm rất cao qua con đường tình dục.

– Ngưng sử dụng thuốc tránh thai: Với những chị em đang sử dụng thuốc tránh thai bạn không nên tiếp tục sử dụng chúng, thay vào đó là áp dụng các biện pháp tránh thai khác như đặt vòng, dùng bao cao su. Bởi việc lạm dụng thuốc kháng sinh và thuốc tránh thai trong thời gian dài sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có lợi trong âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển.

Phòng tránh nấm candida và sùi mào gà

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ để phòng nấm Candida và sùi mào gà

– Vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách: Nên vệ sinh bằng nước sạch sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi quan hệ tình dục. Không nên thụt rửa âm đạo bằng các loại sữa tắm có tính diệt khuẩn cao, sẽ làm tiêu diệt những vi khuẩn có lợi trong âm đạo.

– Để phòng tránh các bệnh phụ khoa, bệnh xã hội như nấm Candida và sùi mào gà chị em nên sử dụng các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ có độ pH trung bình. Tốt nhất là nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Không tự ý sử dụng thuốc bôi hay thuốc uống khi chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh.

– Nên mặc những loại đồ lót có chất liệu cotton, khô thoáng và thoải mái, không nên mặc những đồ bó sát, quá trật gây khó chịu.

– Tiến hành thăm khám phụ khoa định kì 6 tháng/lần. Nếu bạn đang trong quá trình điều trị bệnh thì nên đi thăm khám thường xuyên hơn ít nhất là 3 tháng /lần để theo dõi sự tiến triển của bệnh.

Trên đây là những chia sẻ để giúp mọi người phân biệt được bệnh nấm Candida và sùi mào gà. Hi vọng bài viết sẽ giải đáp được những thắc mắc của bạn. Hãy tới khám và tuân thủ đúng theo chỉ định của các sĩ để quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả tốt nhất.

Xem Thêm:

3 nguyên liệu chữa nấm Candida bằng tự nhiên siêu hiệu quả

Phương Hoa (t/h)

Bình luận

  1. anhvu says: Trả lời

    Nhập nội dung bAi bị bệnh sùi mào gà thì liên hệ với mình theo sđt  : 0968.357.409

    Mình cũng từng bị căn bệnh nay đi viện đốt mấy lần không khỏi cuối cùng mình được một người bạn giới thiệu một phương thuốc nam gia truyền thế là khỏi được mấy năm nay không bị lại nữa,bạn nào bị căn bệnh này thì liên hệ với mình,mình chia sẻ cho.

     ình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo