Các phương pháp điều trị nhiễm nấm Candida tận gốc bạn cần biết

Nấm Candida là một dạng nấm men phổ biến rất dễ xâm nhập và gây viêm nhiễm mà ai cũng có nguy cơ mắc phải kể cả trẻ nhỏ. Nấm Candida có khả năng thích ứng và phát triển trong nhiều điều kiện môi trường, khá khó tiêu diệt và tái phát trở lại rất nhanh khi gặp điều kiện thuận lợi.

Nhiễm nấm Candida là tình trạng nấm men Candida chủ yếu ở nhánh nấm Albicans xâm nhập gây viêm nhiễm tổn thương tại bộ phận sinh dục, da, miệng và máu của người bệnh. Chữa nhiễm nấm Candida cần có một phác đồ thuốc phù hợp để tránh bệnh tái đi tái lại nhiều lần.

Nấm Candida thường xuất hiện và gây bệnh tại các vùng ẩm ướt, kín và bí bách của cơ thể nên bộ phận sinh dục nữ là nơi dễ xảy ra viêm nhiễm nhất. Vì vậy, trong khuôn khổ nội dung dưới đây chúng tôi sẽ tập trung đề cập nhiều hơn đến điều trị nhiễm nấm Candida sinh dục ở nữ giới.

Nhận biết sớm các dấu hiệu để điều trị nhiễm nấm Candida hiệu quả

Nhiễm nấm Candida phổ biến đến mức bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm nấm 1 lần trong đời, mức độ phổ biến của bệnh chỉ đứng sau viêm nhiễm do vi khuẩn. Ở phụ nữ, có tới 90% số trường hợp viêm nhiễm âm đạo có nguyên nhân từ nấm Candida.

Ai cũng có nguy cơ nhiễm nấm Candida

Ai cũng có nguy cơ nhiễm nấm Candida

Nấm Candida có thể sống ký sinh tại các mô tế bào của cơ thể và không gây ra các triệu chứng lâm sàng nên người bệnh không thể nhận biết bệnh. Tuy nhiên, khi gặp điều kiện thuận lợi cho sự phát triển chúng sẽ bùng phát mạnh mẽ, tấn công và gây viêm nhiễm tại vị trí ký sinh. Để điều trị nhiễm nấm Candida hiệu quả, bạn cần nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh sau:

  • Nhiễm nấm da

Bỗng nhiên bạn nhận thấy vùng da bất kỳ trên cơ thể xuất hiện những đốm màu đỏ, trắng gây ra tình trạng ngứa rát, sưng hoặc tấy đỏ có thể là dấu hiệu nhiễm nấm Candida.

  • Nhiễm nấm Candida tại miệng và thực quản

Niêm mạc miệng, lưỡi xuất hiện những đốm trắng; sưng, lở loét và có những mảng đỏ, trắng tại nướu lợi là lúc bạn cần cẩn trọng với nhiễm nấm. Một số trường hợp nhiễm nấm tại thực quản sẽ khiến người bệnh gặp khó khăn và đau đớn khi nuốt thức ăn.

Nhiễm nấm tại miệng rất dễ gặp ở trẻ sơ sinh và cách chữa trị nhiễm nấm Candida ở trẻ cần một phác đồ chuyên biệt để không ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển.

  • Nhiễm nấm Candida ở máu và các cơ quan khác

Có thể rất khó tin nhưng sự thật là nấm Candida có thể tấn công vào máu, hệ thống cơ quan tiêu hóa. Khi bị viêm nhiễm tại các cơ quan này bạn sẽ nhận thấy cơ thể mệt mỏi, chán ăn, khó tiêu, xuất hiện những cơn đau, dễ chảy máu…

  • Nhiễm nấm Candida sinh dục

Nhiễm nấm tại âm đạo, âm hộ nữ giới là bệnh lý có triệu chứng rõ ràng thường gặp nhất. Chị em cần đi thăm khám và điều trị nhiễm nấm Candida ngay khi nhận thấy vùng kín có các dấu hiệu đặc trưng sau:

– Ngứa râm ran hoặc dữ dội, đau rát, xuất hiện nốt mụn, nổi mẩn, lở loét tại vùng kín.

– Đau rát khi quan hệ tình dục, thậm chí chảy máu âm đạo bất thường khi bệnh nặng.

– Vùng kín xuất hiện khí hư bất thường, khí hư có màu vàng xanh, trắng đục, mùi hôi khó chịu, dạng nhầy dính giống mủ hoặc dạng bột, vón cục.

– Sưng tấy vùng âm đạo, nóng rát khi đi tiểu.

Âm đạo và cơ quan sinh sản rất dễ bị nhiễm nấm Candida

Âm đạo và cơ quan sinh sản rất dễ bị nhiễm nấm Candida

Đối tượng dễ nhiễm nấm Candida nhất là người có sức đề kháng và khả năng miễn dịch kém, phụ nữ có thai, bệnh nhân tiểu đường, trẻ sơ sinh, lạm dụng thuốc kháng sinh, vệ sinh cá nhân không sạch…

Các phương pháp điều trị nhiễm nấm Candida hiệu quả

Để việc chữa trị nhiễm nấm Candida đạt hiệu quả, người bệnh cần thăm khám và xác định chính xác vị trí tổn thương do nấm, mật độ nấm gây bệnh, mức độ bệnh cụ thể.

Thông thường, bác sĩ sẽ sử dụng các kỹ thuật xét nghiệm chuyên sâu thông qua các mẫu bệnh từ tế bào da, dịch tiết âm đạo, niêm mạc miệng tại vị trí có dấu hiệu viêm nhiễm để xác định bệnh. Trong một số trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh tại các cơ quan bên trong cơ thể có thể sử dụng chụp CT, siêu âm để phát hiện.

1. Phương pháp điều trị nhiễm nấm Candida bằng thuốc

Cách điều trị bệnh nhiễm nấm Candida thường là sử dụng thuốc kháng sinh có tác dụng diệt nấm, chống nấm. Căn cứ vào kết quả thăm khám, xét nghiệm bác sĩ sẽ chỉ định các phác đồ thuốc phù hợp với tình trạng bệnh cụ thể. Theo đó, các loại thuốc chữa nhiễm nấm Candida bao gồm:

  • Thuốc chữa nhiễm nấm Candida sinh dục

Đối với viêm nhiễm do nhiễm nấm men tại các bộ phận trong cơ quan sinh dục nữ mà thường gặp nhất là viêm âm đạo, âm hộ, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc sau:

– Thuốc chống nấm: Các loại thuốc dạng đặt âm đạo, dạng kem bôi ngoài nhóm azol như: Butoconazol, Clotrimazol, Omoconazol, Terconazol, Fenticonazol, Miconazol… sẽ được bác sĩ chỉ định để kiểm soát mật độ nấm tại âm đạo, âm hộ.

– Thuốc đặt âm đạo tác dụng tại chỗ: Để tiêu diệt nấm Candida gây viêm nhiễm, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc đặc trị nấm có tác dụng tại chỗ, đặt trực tiếp vào âm đạo như: Clotrimazol 200mg đặt âm đạo 1 lần vào buổi tối trong 3 ngày liên tiếp, Clotrimazol 500mg đặt 1 liều duy nhất,…

– Thuốc uống có tác dụng toàn thân: Bên cạnh việc sử dụng thuốc dạng đặt và kem bôi ngoài, bác sĩ thường chỉ định người bệnh sử dụng kết hợp thuốc uống là kháng sinh có hoạt phổ rộng, tác dụng toàn thân như: Fluconazol 150mg uống 1 liều duy nhất, Itraconazol 100mg uống 2 lần/ ngày sáng, tối và liên tục trong 3 ngày.

  • Thuốc chữa nhiễm nấm Candida tại các bộ phận khác

Tình trạng viêm nhiễm ở mỗi cơ quan sẽ có phác đồ điều trị với liều lượng khác nhau. Vì vậy, chị em cần quan tâm đến phác đồ thuốc phù hợp cho mỗi bộ phận viêm nhiễm cụ thể trên cơ thể.

– Nhiễm nấm ở miệng: Các loại thuốc được sử dụng thuộc nhóm nazole, mazole, tatin dạng uống có tác dụng toàn thân.

Điều trị nhiễm nấm Candida bằng thuốc uống, thuốc đặt, thuốc bôi

Điều trị nhiễm nấm Candida bằng thuốc uống, thuốc đặt, thuốc bôi

– Điều trị nhiễm nấm Candida ở thực quản: Thuốc kháng sinh dạng uống được sử dụng là Nystatin, Fluconazole, Itraconazole.

– Nhiễm nấm ngoài da: Chủ yếu được chỉ định sử dụng thuốc bôi ngoài dạng kem là Nystatin, Miconazole, Butoconazole…

– Thuốc chữa nhiễm nấm Candida trong máu: Phác đồ thuốc điều trị bệnh bao gồm thuốc dạng uống, tiêm thuộc nhóm fungin hoặc Amphotericin.

  • Một vài lưu ý khi sử dụng thuốc

– Việc sử dụng uống toàn thân có thể gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng đến gan, thận và cơ thể nên bạn cần tuân thủ liều lượng theo chỉ đinh của bác sĩ.

– Tùy tiện sử dụng thuốc có thể gây ra những hậu quả và biến chứng khôn lường.

– Phác đồ thuốc chỉ có chỉ định tối đa trong 7 ngày để tránh tình trạng kháng thuốc, nhờn thuốc.

– Việc sử dụng thuốc đặt, thuốc bôi ngoài cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng đảm bảo hiệu quả điều trị, an toàn với sức khỏe, tránh bệnh tái đi tái lại nhiều lần.

– Kết hợp điều trị nhiễm nấm Candida với cả bạn tình nếu nhiễm nấm sinh dục, tái khám để chắc chắn đã khỏi bệnh.

– Thông báo ngay cho bác sĩ nếu triệu chứng bệnh không thuyên giảm hoặc có các tác dụng phụ không mong muốn của thuốc.

– Thận trọng khi sử dụng thuốc với trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai, bệnh nhân có thể trạng sức khỏe yếu.

2. Phương pháp điều trị nhiễm nấm bằng thủ thuật ngoại khoa

Y học hiện đại đã phát triển kỹ thuật xâm lấn tối thiểu, công nghệ Oxy xanh, chiếu tia Laser… cho phép chữa trị nhiễm nấm Candida sinh dục và ngoài da hiệu quả, nhanh chóng.

Các kỹ thuật chữa trị bệnh hiện đại giúp tiêu diệt tận gốc nấm và mầm bệnh trong trường hợp bệnh nặng hơn, sử dụng thuốc không đạt hiệu quả, bệnh tái phát nhiều lần.

Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc đến mức chi phí chữa trị và lựa chọn được cơ sở y tế thực sự uy tín để đảm bảo hiệu quả trị khi lựa chọn phương pháp này.

3. Các cách chữa nhiễm nấm Candida bằng phương pháp dân gian

Nếu nhiễm nấm sinh dục, nấm ngoài da, niêm mạc miệng dạng nhẹ, người bệnh có thể sử dụng một số cách điều trị nhiễm nấm Candida bằng các thảo dược tự nhiên sau:

  • Chữa nhiễm nấm bằng tỏi

Tỏi được biết đến là thảo dược có chứa nhiều thành phần kháng sinh tự nhiên, có công dụng tiêu viêm, giảm sưng, diệt nấm, vi khuẩn và mầm bệnh gây viêm nhiễm.

Hỗ trợ chữa nhiễm nấm Candida bằng tỏi

Hỗ trợ chữa nhiễm nấm Candida bằng tỏi

Đối với nhiễm nấm men âm đạo, ngoài da, niêm mạc miệng bạn có thể nhai sống vài tép tỏi tươi mỗi ngày, chế biến thức ăn với gia vị tỏi có thể giúp giảm được các triệu chứng bệnh.

  • Cách chữa trị nhiễm nấm Candida bằng lá trầu không

Lá trầu không rất quen thuộc với mỗi chúng ta, với công dụng chữa trị nhiều bệnh thông thường. Trong thành phần của lá trầu không có chứa nhiều chất có hoạt tính kháng viêm, giảm sưng, ức chế nấm và vi khuẩn gây hại.

Đối với nhiễm nấm âm đạo, nấm ngoài da, nấm niêm mạc miệng, người bệnh có thể sử dụng lá trầu không đun sôi với nước trong 10 – 15 phút. Sau đó, bạn sử dụng nước này để ngâm, rửa bên ngoài vùng kín, rửa tại vị trí viêm nhiễm trên da hoặc súc miệng hàng ngày.

  • Điều trị nhiễm nấm Candida bằng dầu dừa, giấm táo

Sử dụng dầu dừa nguyên chất bôi vào vùng da bị viêm nhiễm do nấm, uống vài giọt dầu dừa mỗi ngày là giải pháp diệt nấm Candida được nhiều người áp dụng hiện nay.

Với giấm táo, bạn chỉ cần sử dụng một lượng vừa đủ pha vào nước tắm sẽ phát huy tác dụng loại bỏ bớt vi khuẩn, nấm men là nguyên nhân gây viêm âm đạo, viêm nấm ngoài da.

Các mẹo chữa nhiễm nấm Candida bằng phương pháp dân gian chỉ có tác dụng loại bỏ 1 phần mầm bệnh, kiểm soát sự phát triển của nấm, giảm các triệu chứng chứ không điều trị bệnh triệt để được.

4. Thay đổi thói quen sinh hoạt để hỗ trợ điều trị nhiễm nấm Candida

Một trong những nguyên nhân khiến nấm Candida có cơ hội xâm nhập và gây bệnh cho cơ thể chúng ta xuất phát từ thói quen sinh hoạt không khoa học. Vì vậy, bạn cần thực hiện những lời khuyên sau để hỗ trợ chữa trị viêm nhiễm do nấm hiệu quả.

– Vệ sinh cá nhân, vệ sinh vùng kín hàng ngày sạch sẽ và đúng cách, hạn chế sử dụng các loại dung dịch vệ sinh, sữa tắm, hóa chất tẩy rửa.

– Có chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ để đảm bảo sức khỏe, tăng cường khả năng đề kháng chống lại sự xâm nhập và phát triển của nấm Candida.

Điều trị nhiễm nấm Candida tại cơ sở y tế uy tín

Điều trị nhiễm nấm Candida tại cơ sở y tế uy tín

– Mặc quần lót và trang phục phù hợp, thoáng mát, tránh mặc đồ bó sát gây bí bách cho vùng kín cũng như cơ thể.

– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng và họng bằng nước muối ấm hàng ngày.

– Kiểm soát lượng đường trong máu ở mức cho phép hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường và nhiễm nấm.

– Thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị nhiễm nấm Candida ở giai đoạn sớm khi bệnh chưa gây ra biến chứng nguy hiểm.

Trên đây là toàn bộ thông tin về cách điều trị nhiễm nấm Candida mà người bệnh cần biết. Để có được cách điều trị bệnh hiệu quả, an toàn và nhanh chóng, bạn nên đi thăm khám tại cơ sở y tế uy tín. Căn cứ vào kết quả thăm khám, xét nghiệm các bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp bạn tư vấn cách chữa trị phù hợp nhất.

Bạn cần quan tâm: Nấm Candida: Tổng quan về bệnh và cách điều trị

Thanh Thu (Tổng hợp)

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo