Các biểu hiện viêm niệu đạo cấp tính ở nữ giới và cách điều trị hiệu quả

Như đã biết, viêm niệu đạo cấp tính là tình trạng bệnh ở giai đoạn đầu khi mới xuất hiện các triệu chứng viêm nhiễm. Đặc trưng của bệnh ở giai đoạn cấp tính là gây ra các triệu chứng khó chịu ở mức độ nhẹ, chưa xảy ra các biến chứng và có thể được điều trị dễ dàng nếu được phát hiện sớm. Vậy, cách nhận biết viêm niệu đạo ở giai đoạn này thế nào và cách điều trị ra sao?

Nhận biết các biểu hiện viêm niệu đạo cấp tính

Thói quen sinh hoạt không khoa học, nhịn tiểu thường xuyên, vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, quan hệ tình dục không an toàn là nguyên nhân khiến cho vi khuẩn, mầm bệnh có cơ hội xâm nhập gây viêm niệu đạo. Khi mới chớm bệnh ở giai đoạn cấp tính, viêm niệu đạo có các biểu hiện dễ nhận biết sau:

– Rối loạn đường tiểu: Dấu hiệu đầu tiên và dễ nhận biết nhất khi bị viêm niệu đạo cấp tính là những bất thường về đường tiểu rất khó chịu, bất tiện. Người bệnh có thể gặp phải tình trạng tiểu đau, tiểu nóng rát, tiểu rắt, tiểu nhiều lần trong ngày, cảm giác khó tiểu, nước tiểu đục hoặc có lẫn sợi máu trong nước tiểu.

Một số trường hợp, viêm niệu đạo lây lan sang bàng quang tạo áp lực lên bộ phận này có thể khiến căng tức bụng và các triệu chứng rối loạn đường tiểu nghiêm trọng hơn.

Viêm niệu đạo cấp tính gây ra những triệu chứng khó chịu

Viêm niệu đạo cấp tính gây ra những triệu chứng khó chịu

– Sưng đỏ tại lỗ niệu đạo: Đi kèm với rối loạn đường tiểu là tình trạng lỗ niệu đạo sưng đỏ khi quan sát, có cảm giác đau rát tại niệu đạo và xuất hiện dịch nhầy giống mủ.

– Vùng kín luôn trong tình trạng ẩm ướt: Viêm niệu đạo cấp tính khiến niệu đạo tiết ra nhiều dịch nhầy, vùng kín xuất hiện dịch tiết bất thường giống như mủ và có mùi hôi khó chịu. Khi bị viêm nhiễm, vùng kín luôn trong tình trạng ẩm ướt và nếu không được khắc phục sớm sẽ dẫn đến ngứa, viêm nhiễm âm đạo.

– Xuất hiện cảm giác đau khi quan hệ tình dục: Viêm niệu đạo cấp tính gây ra cho nữ giới cảm giác đau khi quan hệ tình dục, có thể kèm theo đau lưng và ớn lạnh.

– Các biểu hiện khác: Ngoài các biểu hiện kể trên, viêm niệu đạo ở giai đoạn cấp tính có thể khiến bạn bị sốt, đau bụng dưới, ăn không ngon miệng, cơ thể mệt mỏi, xét nghiệm nước tiểu thấy vi khuẩn gây bệnh… Các biểu hiện này thường đến ồ ạt và dữ dội nên người bệnh cần được điều trị sớm tránh bệnh chuyển sang giai đoạn viêm niệu đạo mãn tính sẽ khó điều trị hơn.

Các điều trị viêm niệu đạo cấp tính hiệu quả

Viêm nhiễm tại niệu đạo cấp tính là giai đoạn đầu khi bệnh mới chớm nên nếu được điều trị đúng cách sẽ nhanh chóng khỏi bệnh. Do đó, ngay khi nhận thấy các triệu chứng viêm niệu đạo cấp tính kể trên, người bệnh nên nhanh chóng đi thăm khám. Thông thăm khám lâm sàng và các xét nghiệm cần thiết, bác sĩ sẽ tìm hiểu chính xác nguyên nhân và tình trạng bệnh gặp phải để tư vấn cách điều trị phù hợp.

Viêm niệu đạo cấp tính không được chữa trị sẽ phát triển tăng nặng

Viêm niệu đạo cấp tính không được chữa trị sẽ phát triển tăng nặng với những triệu chứng đáng sợ

Thông thường để điều trị viêm niệu đạo cấp tính, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị nội khoa bằng thuốc phù hợp với nguyên nhân gây bệnh cụ thể. Các loại thuốc được sử dụng bao gồm:

1. Chữa viêm niệu đạo cấp do nhiễm Chlamydia và Mycoplasma

Vi khuẩn Chlamydia và Mycoplasma gây viêm niệu đạo cấp tính khá khó để tiêu diệt. Vì vậy, trong trường hợp này kháng sinh đồ phải đủ mạnh để phát huy tác dụng tốt. Bác sĩ thường chỉ định các loại thuốc sau:

– Sử dụng thuốc Azithromycin 1g, là loại kháng sinh có hoạt phổ rộng và mạnh. Người bệnh sẽ được hướng dẫn, chỉ định uống 1 liều cao nhất và duy nhất.

– Thuốc Doxycylin 100g, uống 2 lần mỗi ngày và trong 7 ngày liên tiếp, mỗi lần uống cách nhau 12 giờ, có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng viêm niệu đạo cấp và mãn tính.

– Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng thuốc Ofloxacin 300mg, Erythromycin 500mg theo liều lượng và thời gian cụ thể do bác sĩ chỉ định.

2. Điều trị viêm niệu đạo cấp tính do nhiễm Trichomonas

Viêm nhiễm do Trichomonas là dạng nhiễm trùng phổ biến mà rất nhiều người mắc phải, bệnh có khả năng lây lan nhanh và mạnh. Để chữa viêm niệu đạo do nhiễm Trichomonas, có thể sử dụng phác đồ thuốc sau: Sử dụng thuốc Metronidazol 500mg/ lần, uống 2 lần mỗi ngày, trong 7 ngày liên tiếp và mỗi lần uống cách nhau 12 giờ.

3. Chữa trị viêm niệu đạo cấp tính do nấm

Viêm niệu đạo do nấm thường ít gặp, loại nấm có thể gây viêm nhiễm tại niệu đạo là Candida. Trường hợp viêm nhiễm do nấm, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc Fluconazol viên 50mg, 150mg với liều lượng và thời gian điều trị tùy thuộc vào số lượng nấm, tình trạng viêm gặp phải.

Điều trị viêm niệu đạo cấp tính hiệu quả bằng thuốc

Điều trị viêm niệu đạo cấp tính hiệu quả bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Trong một số trường hợp khác, bác sĩ có thể chỉ định thuốc Itraconazol viêm 100mg với liều lượng uống 2 viên mỗi ngày sau khi ăn, sử dụng trong 3 – 5 ngày liên tiếp.

4. Điều trị viêm niệu đạo cấp tính do vi khuẩn thường

Đối với các loại vi khuẩn thông thường gây viêm nhiễm khác như vi khuẩn E.coli, vi khuẩn gây hại có trong nước tiểu… có thể lựa chọn một trong các nhóm kháng sinh như: Fluoroquinolone, Beta-lactam, Trimethoprim-sulfamethoxazol với phác đồ điều trị ngắn trong 3 – 5 ngày.

5. Điều trị viêm niệu đạo cấp tính do lậu

Trong trường hợp điều trị viêm niệu đạo do lậu, bên cạnh các loại thuốc uống kể trên, các bác sĩ chỉ định thêm các loại thuốc tiêm bắp như: Spectinomycin 2g, Cefotaxime 1g, Ceftriaxone 250g… Đồng thời kết hợp điều trị bệnh lậu theo phác đồ chuyên biệt để tránh tình trạng bệnh tái phát.

Các loại thuốc và phác đồ điều trị bệnh kể trên chỉ mang tính chất tham khảo. Trên thực tế, căn cứ vào mức độ bệnh, tác nhân gây bệnh, thể trạng sức khỏe cụ thể, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, phác đồ này thường không giống nhau ở mỗi người.

Lời khuyên của các bác sĩ chuyên gia

Trong quá trình điều trị bệnh viêm niệu đạo cấp tính, người bệnh cần chú ý đến một số vấn đề sau để đảm bảo hiệu quả điều trị:

– Bệnh chỉ được điều trị khỏi khi xác định đúng tác nhân và tình trạng bệnh gặp phải. Nên khi nhận thấy các biểu hiện viêm niệu đạo cấp tính, người bệnh cần nhanh chóng đi thăm khám tại cơ sở y tế uy tín để điều trị bệnh sớm và đúng cách.

– Tuân thủ phác đồ điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng thời gian sử dụng, không bỏ thuốc giữa chừng, không sử dụng nhiều đơn thuốc.

Thay đổi chế độ sinh hoạt để hỗ trợ điều trị viêm niệu đạo cấp tính tại nhà

Thay đổi chế độ sinh hoạt để hỗ trợ điều trị viêm niệu đạo cấp tính tại nhà

– Tuyệt đối không nên tùy tiện mua thuốc về sử dụng khi chưa được thăm khám. Thuốc tây được ví như “con dao 2 lưỡi” dùng đúng cách sẽ phát huy tác dụng tốt nhưng dùng sai cách hoặc lạm dụng thuốc có thể khiến bệnh nghiêm trọng hơn ảnh hưởng đến sức khỏe.

– Nên kết hợp điều trị với cả bạn tình để tránh tình trạng bệnh viêm niệu đạo cấp tình có thể tái phát trở lại và nặng hơn.

– Kiêng quan hệ tình dục cho đến khi bệnh được điều trị khỏi hẳn và sau đó hãy chú ý vệ sinh bộ phận sinh dục trước, sau khi quan hệ, quan hệ tình dục an toàn và lành mạnh với 1 bạn tình.

– Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, người bệnh cần chú ý thay đổi thói quen sinh hoạt, vệ sinh vùng kín sạch sẽ, tìm hiểu viêm niệu đạo nên ăn gì và kiêng ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cần biết về dấu hiệu nhận biết viêm niệu đạo cấp tính và cách điều trị bệnh hiệu quả. Bạn đừng bỏ lỡ cơ hội chữa trị bệnh dễ dàng trong giai đoạn nhẹ, hãy chủ động đi thăm khám và chữa trị ngay khi có các dấu hiệu bất thường.

>> Xem thêm : Bệnh viêm niệu đạo là gì? Nguyên nhân và cách điều trị 

Thanh Thu

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo