Mụn rộp sinh dục và những nguy hiểm với phụ nữ mang thai

Mụn rộp sinh dục ở nữ giới là gì?

Mụn rộp sinh dục là một trong những bệnh nhiễm trùng thường gặp do siêu vi khuẩn herpes simlex (HSV) gây ra. Bệnh ra gây tình trạng những vết rộp, đau rát ở bộ phận sinh dục và các khu vực xung quanh. Với nữ giới, bệnh chủ yếu gây bệnh ở vùng âm đạo, trên âm môi, và vùng bẹn.

Mụn rộp sinh dục là tình trạng bệnh viêm nhiễm nguy hiểm ở phụ nữ

Mụn rộp sinh dục là tình trạng bệnh viêm nhiễm nguy hiểm ở phụ nữ

Mụn rộp sinh dục là bệnh rất dễ lây nhiễm, do siêu vi khuẩn mang bệnh HSV có thể dễ dàng truyền sang người khác thông qua tiếp xúc thân mật hoặc có quan hệ tình dục. Bệnh nếu không được điều trị khỏi hoàn toàn, virus gây bệnh vẫn còn trong cơ thể có thể tái phát trở lại.

Tỉ lệ tái phát trung bình là 4 – 5 lần trong 2 năm đầu sau khi nhiễm bệnh và mỗi lần tái phát bệnh sẽ nghiêm trọng hơn.

Siêu vi khuẩn HSV và đối tượng mắc mụn rộp sinh dục

Tình trạng bệnh mụn rộp sinh dục gây ra bởi loại siêu vi khuẩn Herpes Simplex (HSV). Loại vi khuẩn này gồm 2 loại là HSV 1 và HSV 2. Cả 2 loại đều có tính truyền nhiễm rất cao và có thể dễ dàng lây lan truyền nhiễm từ người này sang người khác, thông qua tiếp xúc trực tiếp, qua dịch nhày mang vi khuẩn, hoặc tiếp xúc qua máu.

Vi khuẩn HSV chủ yếu lâu truyền qua đường quan hệ tình dục, được tính là tất cả các hình thức quan hệ gồm: Quan hệ qua âm đạo, qua hậu môn, miệng,… Các biểu hiện của bệnh thường không quá rõ ràng, nhiều người không biết. Các nghiên cứu cho thấy, có ít nhất 8 trong số 10 người mang virus HSV không biết rằng họ bị nhiễm bệnh.

Bệnh gây ra bởi virus HSV rất dễ lây nhiễm

Bệnh gây ra bởi virus HSV rất dễ lây nhiễm

Đối tượng dễ mắc bệnh mụn rộp sinh dục phổ biển ở tất cả các đối tượng, lứa tuổi, nhưng chủ yếu là người trưởng thành thuốc nhóm tuổi từ 20 – 24 tuổi. Theo thống kê của một phòng khám sức khỏe tình dục ở Anh vào năm 2013, đã có 32.279 người khám và cho kết quả mắc bệnh mụn rộp sinh dục, chủ yếu là người trẻ tuổi.

Đặc biệt là những người có quan hệ tình dục sớm, quan hệ tình dục không an toàn, có nhiều bạn tình sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh nhiều hơn. Có thể thấy, những thói quen trong sinh hoạt tình dục là nguyên nhân chính dẫn đến sự lây lan, phát triển và ảnh hưởng của bệnh với sức khỏe.

Nhận biết dấu hiệu mụn rộp sinh dục ở nữ giới

Hầu hết các trường hợp bị nhiễm siêu vi khuẩn Herpes Simplex (HSV) đều không có bất cứ triệu chứng nào khi bị nhiễm bệnh lần đầu. Trong lần đầu tiên bị nhiễm bệnh người bệnh thường không phát hiện được ra rằng mình đang bị nhiễm bệnh, do thời gian ủ bệnh tự khi bị nhiễm đến khi phát bệnh sẽ vào khoảng vài tháng có nhiều trường hợp là vài năm.

Cũng có nhiều trường hợp triệu chứng mụn rộp sinh dục ở nữ có thể xuất hiện sau 4 – 7 ngày từ khi bị nhiễm siêu vi khuẩn. Đặc biệt là những trường hợp mắc bệnh và bị tái phát nhiều lần, triệu chứng của các lần tái phát này sẽ nặng hơn lần đầu rất nhiều.

Triệu chứng của bệnh được chia làm 2 giai đoạn: Triệu chứng trong lần nhiễm bệnh lần đầu và triệu chứng bệnh mãn tính, tái phát.

Triệu chứng nhiễm siêu vi khuẩn HSV lần đầu

Trong trường hợp người bệnh lần đầu nhiễm siêu vi khuẩn HSV mang bệnh mụn rộp sinh dục, các triệu chứng của bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện trên bộ phận sinh dục của nữ giới sau khi bị nhiễm bệnh khoảng 4 – 7 ngày. Với các triệu chứng cụ thể:

Các dấu hiệu của mụn rộp sinh dục

Các dấu hiệu của mụn rộp sinh dục

-Xuất hiện các vết mụn đỏ nhỏ, bị xơ vữa vỡ ra ngoài, tạo thành các vết loét mở quanh bộ phận sinh dục, phần trực tràng, đùi và mông.

– Cảm thấy đau rát khi đi tiểu

– Vùng âm đạo ngứa ngáy, đau rát và có xuất hiện nhiều các vết mụn rộp nhỏ có mủ trắng, sau đó vỡ tạo thành các vết loét.

– Có các vết mụn loét ở trên cổ tử cung và vùng âm đạo của phụ nữ

– Kèm theo các triệu chứng mệt mỏi, đau đầu, cơ thể mệt mỏi, đau nhức, triệu chứng giống bệnh cảm cúm.

Các triệu chứng này có thể kéo dài sau 20 ngày, các vết loét vỡ ra sẽ khổ lại và lành nhanh chóng, không để lại sẹo. Tất cả các triệu chứng của bệnh sẽ biến mất sau 20 ngày và không còn triệu chứng gì, nhiều người sẽ có cảm giác như đang không mắc bệnh.

Bệnh nếu điều trị trong giai đoạn này bệnh sẽ có thể chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên nếu không điều trị sớm sẽ phát triển và biến chứng nguy hiểm.

Triệu chứng bệnh mãn tính

Mặc dù các triệu chứng ban đầu của mụn rộp sinh dục không quá rõ ràng, các triệu chứng bệnh không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, sinh hoạt của nữ giới. Tuy nhiên, nếu vi khuẩn không được điều trị triệt để, bệnh sẽ rất dễ tái phát và gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Các triệu chứng của bệnh gồm:

-Cảm giác ngứa rát xung quanh vùng bộ phận sinh dục, quanh âm đạo có thể kéo xuống vùng chân, trước khi có sự xuất hiện của các vết mụn loét.

– Xuất hiện các vết rộp đỏ, mềm, chứa mủ và rất dễ bị vỡ tạo thành các vết loét quanh bộ phận sinh dục, lưng, đùi và mông.

– Các chùm mụn rộp và các vết loét lan rộng quanh bộ phận sinh dục, vùng âm đạo, vùng cổ tử cung, và nhiều bộ phận khác,…

Bệnh phát triển đến giai đoạn mãn tính, các siêu vi khuẩn đã không chỉ còn ảnh hưởng đến vùng bộ phận sinh dục mà còn xâm nhập đến các dây thần kinh. Các dấu hiệu sẽ mất đi sau một vài ngày xuất hiện, người bệnh sẽ có cảm giác bệnh đã tự khỏi. Tuy nhiên bệnh sẽ tái phát lại sau vài ngày và các triệu chứng của bệnh sẽ nghiêm trọng hơn nhiều so với lần phát bệnh trước.

Ảnh hưởng của mụn rộp sinh dục ở phụ nữ mang thai

Mụn rộp sinh dục ở nữ giới gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt, sức khỏe của chị em phụ nữ. Đặc biệt bệnh xuất hiện ở phụ nữ mang thai sẽ rất nguy hiểm, bệnh sẽ không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Nguyên nhân là do, mụn rộp sinh dục không chỉ lây qua đường quan hệ tình dục, tiếp xúc thân mật, mà còn có khả năng lây truyền từ mẹ sang con rất cao. Dẫn đến tình trạng trẻ nhỏ bị mắc mụn rộp sinh dục bẩm sinh. Nguy hiểm hơn mắc bệnh trong thời kì mang thai có nguy cơ sảy thai và ảnh hưởng rất lớn đến sức phát triển của thai nhi và mẹ.

Mẹ mang thai mắc mụn rộp sinh dục sẽ lây nhiễm sang trẻ sơ sinh

Mẹ mang thai mắc mụn rộp sinh dục sẽ lây nhiễm sang trẻ sơ sinh

Ở mỗi giai đoạn thai kì, nếu người mẹ mắc bệnh mụn rộp sinh dục đều sẽ có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và sư phát triển của thai nhi.

– Giai đoạn 26 tuần đầu thai kì

Trường hợp phụ nữ bị nhiễm siêu vi khuẩn HSV mang bệnh mụn rộp sinh dục trong giai đoạn 26 tuần đầu của thai kì, sẽ có nguy cơ sảy thai rất cao. Bệnh cũng gây ảnh hưởng đến sức phát triển của thai nhi.

– Giai đoạn từ tuần 27 trở đi

Bắt đầu từ tuần 27 của thai kì, thai nhi có sự phát triển rất lớn, dần hoàn thiện các cơ quan, hệ thần kinh trong cơ thể. Đây cũng là giai đoạn cơ thể mẹ rất nhạy cảm, rất dễ bị xâm nhập và lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh.

Trong khoảng 6 tuần cuối thai kì, mẹ bị nhiễm vi khuẩn HSV sẽ có nguy cơ lây truyền sang con rất cao. Nhiều trường hợp khi phát hiện bệnh, thai phụ phải tiến hành phẫu thuật mổ lấy thai nhi sớm hoặc phải uống thuốc kháng sinh để điều trị và ngăn ngừa sự ảnh hưởng của bệnh.

Mắc mụn rộp sinh dục khi mang thai rất dễ truyền nhiễm sang thai nhi, dẫn đến tình trạng trẻ bị mắc mụn rộp sinh dục bẩm sinh. Tình trạng này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ nhỏ, nguy hiểm hơn có thể gây tử vong. Theo thống kê có khoảng 1/3 số trẻ mắc mụn rộp sinh dục bẩm sinh đều bị tử vong.

Trường hợp nhiễm mụn rộp sinh dục bẩm sinh ở trẻ nhỏ sẽ có những biến chứng, ảnh hưởng khác nhau đến cơ thể. Với các tình trạng bệnh: Mụn rộp ở miệng, mắt và da; Ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương như não, thần kinh, tủy sống; Mụn rộp sinh dục ở nhiều cơ quan khác.

Điều trị mụn rộp sinh dục ở nữ giới

Việc điều trị mụn rộp sinh dục hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị, nhưng có rất nhiều phương pháp có thể kiểm soát được sự phát triển và ảnh hưởng của vi khuẩn gây bệnh, bằng các loại thuốc điều trị, thuốc kháng virus gây bệnh. Tùy vào từng đặc điểm, tình trạng bệnh sẽ có các loại thuốc điều trị phù hợp.

Điều trị bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ

Điều trị bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ

Ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường của bệnh, chị em phụ nữ nên chủ động đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra tình trạng bệnh. Tùy thuộc vào giai đoạn, tình trạng khác nhau, các bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp, thuốc điều trị phù hợp. Cụ thể:

Trong giai đoạn mụn rộp sinh dục cấp tính

Trường hợp phát hiện và điều trị bệnh mụn rộp sinh dục ngay từ giai đoạn bệnh ban đầu, mới nhiễm siêu vi khuẩn HSV gây bệnh. Các bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng thuốc kháng sinh chống virus trong 5 ngày như: Aciclovir, famciclovir, valaciclovir,… đặc trị chống viêm nhiễm, lở loét.

Trong giai đoạn viêm nhiễm mãn tính

Là tình trạng bệnh đã tái phát nhiều lần, có nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đời sống của người bệnh. Bệnh xuất hiện nhiều triệu chứng trầm trọng, các bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị sử dụng thuốc kháng sinh nhiều đợt và sử dụng các loại thuốc giúp ức chế sự phát triển lây nhiễm của vi khuẩn gây bệnh.

Sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ

Sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ

Các phương pháp điều trị đều được chỉ định trong thời gian dài, kết hợp điều trị vi khuẩn gây bệnh cùng điều trị các ảnh hưởng hệ lụy của bệnh gây ra như: Ảnh hưởng chức năng sinh sản, bệnh huyết áp, bệnh thần kinh,… để có thể hạn chế được những biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Điều trị bệnh tại nhà

Trong trường hợp bệnh được phát hiện sớm, vi khuẩn HSV gây bệnh chưa phát triển nghiêm trọng, chưa gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Các bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc tiêu diệt vi khuẩn kết hợp với việc điều trị bệnh tại nhà như:

-Giữ vệ sinh cơ quan sinh dục và khu vực có mụn rộp sinh dục sạch sẽ, bằng cách thường xuyên vệ sinh bằng nước muối ấm. Để các vết viêm loét không bị nhiễm trùng, nhanh khỏi và ngăn ngừa khu vực ảnh hưởng, sự lây lan của vi khuẩn gây bệnh.

– Uống nhiều nước mỗi ngày để làm loãng nước tiểu. Điều này giúp mỗi lần đi tiểu không gặp khó khăn, không bị đau rát.

– Tránh mặc quần áo quá chặt có thể sẽ gây kích ứng và làm các vết mụn rộp bị loét, tổn thương và gây viêm nhiễm.

– Để làm giảm cảm giác đau rát, khó chịu khi đi tiểu chị em có thể sử dụng các loại thuốc mỡ như: Vaseline, kem gây mê, thuốc giảm đau, lidocaine 5% để thoa lên vị trí các vết viêm loét trên bề mặt da. Nhưng không sử dụng với các vết loét ở âm đạo, trong miệng.

Lời khuyên

Khi mắc bệnh mụn rộp sinh dục chị em phụ nữ cần tuyệt đối tránh quan hệ tình dục để ngăn vi khuẩn lây nhiễm cũng như hạn chế tình trạng nhiễm trùng các vết mụn rộm, viêm loét. Ngay khi thấy dấu hiệu của bệnh cần đi khám và điều trị sớm để không bị các ảnh hưởng nghiêm trọng.

Cách tốt nhất để không bị mắc bệnh mụn rộp sinh dục là quan hệ tình dục lành mạnh, sử dụng các biện pháp quan hệ an toàn. Luôn giữ vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ, khô thoáng. Không sử dụng đồ đặc, vật dụng cá nhân, tiếp xúc thân mật với người mang bệnh.

 Thanh Vũ (Theo NHS)

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo