Hỏi đáp: Bị lạc nội mạc tử cung có nên mổ không?
Lạc nội mạc tử cung về bản chất là những niêm mạc tử cung (lớp niêm mạc tử cung) đi lạc, mọc sai chỗ. Những lớp niêm mạc này thường sẽ ở thành tử cung, tuy nhiên chúng lại đi lạc đến các cơ quan khác như vòi trứng, buồng trứng, trực tràng, tại vách ngăn âm đạo trực tràng, thậm chí chúng có thể bám lại các vết mổ ở thành bụng…
Đây là một bệnh phụ khoa có thể gây ra hiện tượng vô sinh ở nữ giới, đặc biệt những trường hợp mà lớp niêm mạc đi lạc đến vòi trứng, buồng trứng gây tắc khiến cho việc làm tổ của trứng khi đã tụ tinh gặp khó khăn.
Khi bị lạc nội mạc tử cung có nên mổ không?
Có nên mổ u lạc nội mạc mạc tử cung không thì trên thực tế không phải tất cả trường hợp bị lạc nội mạc tử cung đều thực hiện phương pháp mổ. Nếu ở mức độ nhẹ, bệnh nhân hoàn toàn có thể điều trị bằng thuốc. Theo các chuyên gia, nếu trường hợp bệnh không nguy hiểm, không đau, không có biểu hiện thì vẫn có thể có thai theo cách tự nhiên.
Lạc nội mạc có nên mổ không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố
Việc điều trị bằng thuốc sẽ giúp cho bệnh nhân giảm đi những cơn đau, biểu hiện khó chịu do bệnh gây ra. Những thuốc được sử dụng lúc này là thuốc giảm đau, với nhiều loại khác nhau được bác sĩ chỉ định tùy theo từng mức độ của bệnh và sức khỏe của người bệnh.
Vậy lạc nội mạc tử cung có nên mổ không? Có một số trường hợp khi mắc lạc nội mạc tử cung sẽ được bác sĩ chỉ định mổ để có thể đảm bảo và cải thiện khả năng mang thai của người bệnh. Một số trường hợp nên mổ lạc nội mạc tử cung đó là:
+ Trường hợp dùng thuốc sau một thời gian không có hiệu quả và người bệnh vẫn có nhu cầu mang thai.
+ Lạc nội mạc tử cung ảnh hưởng đến sức khỏe của người phụ nữ.
>>> Xem Thêm: Hỏi đáp: Lạc nội mạc tử cung uống thuốc gì?
Các phương pháp mổ lạc nội mạc tử cung
Mổ lạc nội mạc tử cung có thể được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau, tùy vào từng trường hợp bệnh nhân, cụ thể:
+ Phương pháp mổ nội soi: Đây là phương pháp mổ lạc nội mạc tử cung phổ biến hiện nay, mổ nội soi có nhiều ưu điểm với người bệnh như: Ít đau sau khi mổ, thời gian người bệnh phục hồi nhanh, ít sẹo… Những trường hợp cần mổ lạc nội mạc tử cung bằng phương pháp nội soi như: Lạc nội mạc tử cung có các mô sẹo ảnh hưởng đến cơ quan nội tạng khác, điển hình là ruột và bàng quang, bệnh tái phát khi điều trị ngoại khoa, có u nang lạc nội mạc trên buồng trứng…
Mổ nội soi là phương pháp phổ biến
+ Phẫu thuật mở bụng: Nếu lạc nội mạc tử cung ở mức độ viêm dính lan rộng thì đây là phương pháp được các bác sĩ áp dụng. Nhược điểm của phương pháp này là thời gian hồ phục lâu, có thể gây ra những phản ứng phụ của thuốc gây mê dùng trong thời gian thực hiện phẫu thuật, chảy máu, có thể gây nhiễm trùng tại vết mổ.
+ Cắt bỏ tử cung: Phương pháp này áp dụng đối với những bệnh nhân đã có đủ con cái, không có nhu cầu sinh con thêm. Với cách phẫu thuật cắt tử cung có thể thực hiện: Cắt bỏ tử cung bán phần (cổ tử cung vẫn còn giữ nguyên vẹn) và cắt bỏ toàn phần (là cách cắt bỏ cả buồng trứng, tử cung và vòi trứng.
Cắt bỏ tử cung là phương pháp điều trị được xem là triệt để
Tuy nhiên, đây là phương pháp điều trị có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh sau mổ lạc nội mạc tử cung nên người bệnh cần cân nhắc kỹ lưỡng. Những biến chứng của phương pháp này có thể xảy ra là người bệnh xuất hiện những triệu chứng của thời kỳ mãn kinh (mãn kinh sớm), một số biểu hiện khác như khô âm đạo, tăng cân, mất ngủ…
Như vậy, lạc nội mạc tử cung có nên mổ không còn phụ thuộc vào từng trường hợp của người bệnh. Đôi khi, việc mổ lạc nội mạc tử cung lại khiến khả năng mang thai bị suy giảm. Chính vì vậy, khi mắc lạc nội mạc tử cung bạn nên đến bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để được tư vấn trong điều trị một cách phù hợp nhất. Bên cạnh đó, người bệnh nên giữ có tâm thế thoải mái để bệnh không trầm trọng thêm. Chúc bạn sức khỏe!
Ngân Thủy (Tổng hợp)
ArrayArray
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!