Đừng chủ quan với biểu hiện huyết trắng có lẫn máu
Huyết trắng có lẫn máu là bệnh gì?
Huyết trắng vốn là hiện tượng sinh lý bình thường của nữ giới có tác dụng giữ cho môi trường âm đạo được ổn định, giúp tinh trùng có thể bơi vào trong tử cung, tạo điều kiện cho việc thụ thai. Nhưng đối với trường hợp huyết trắng kèm máu thì chị em cần đi gặp bác sĩ chuyên khoa để xác định tình trạng bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời.
Hiện tượng ra huyết trắng có lẫn máu cũng xảy ra khá phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nếu tình trạng huyết trắng ra nhiều có lẫn máu, kèm theo các triệu chứng đau thắt vùng bụng dưới, sốt cao và đau lưng… thì có thể dẫn đến một số căn bệnh phụ khoa nguy hiểm như:
– Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt thường dẫn tới tình trạng ra nhiều huyết trắng kèm máu. Hoặc báo hiệu 1 số bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung.
– Ngoài ra, huyết trắng có lẫn máu cũng có thể xuất hiện sau khi dùng thuốc tránh thai khẩn cấp hoặc đặt vòng tránh thai. Đây được xem là tác dụng phụ của các phương pháp tránh thai này.
– Việc huyết trắng lẫn máu cũng có thể do chị em đã mắc các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, polip tử cung…
Huyết trắng có lẫn máu cảnh báo nhiều bệnh phụ khoa ở chị em
Tình trạng huyết trắng có lẫn sợi máu sẽ khiến bạn cảm thấy vô cùng khó chịu, hoang mang, lo lắng và ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống sinh hoạt cũng như làm việc. Hiện tượng huyết trắng có máu là dấu hiệu bất thường cảnh báo tình trạng sức khỏe của chị em, nếu không điều trị sớm sẽ rất dễ gây ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung và nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm khác.
Các dấu hiệu khác lạ này ở vùng kín thường dễ bị chị em bỏ qua và chủ quan không đi khám xét dẫn đến tiềm ẩn nhiều căn bệnh nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe sinh sản, có thể dẫn đến vô sinh, bị sảy thai, ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi hoặc thậm chí là tử vong nếu như chị em không đi chữa trị kịp thời.
Hướng điều trị tình trạng huyết trắng dính máu
Nếu thấy huyết trắng có những dấu hiệu bất thường, việc chị em cần làm ngay là nên đến các cơ sở y tế, bệnh viện chuyên khoa gặp bác sĩ để được khám chữa, tìm ra nguyên nhân và có phác đồ điều trị kịp thời.
Khi thấy huyết trắng có lẫn sợi máu, chị em cần đi khám phụ khoa sớm
Nếu huyết trắng lẫn sợi máu liên quan tới rối loạn kinh nguyệt thì cách điều trị tốt nhất là sử dụng sản phẩm chứa EstroG-100 kết hợp với DHEA, Pregnenolone, giúp bổ sung nội tiết tố từ tự nhiên, vừa hiệu quả, an toàn, không có tác dụng phụ. Uống thuốc này liên tục trong khoảng 3 tháng kinh nguyệt sẽ bắt đầu ổn định và sắc của khí hư (huyết trắng) cũng trở về trạng thái ban đầu.
Nếu huyết trắng kèm máu do bi nhiễm bệnh phụ khoa thì chị em cần điều trị bệnh theo đơn thuốc của bác sĩ, sử dụng kèm theo với sản phẩm chứa Immune Gamma, trinh nữ hoàng cung, hoàng bá, khổ sâm, diếp cá và dây ký ninh. Sản phẩm này có tác dụng điều trị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa một cách triệt để và hạn chế bệnh tái phát.
>> Xem thêm: Chị em nên ăn gì trị huyết trắng hiệu quả?
Bên cạnh việc sử dụng thuốc khi bị huyết trắng có lẫn máu, chị em nên vệ sinh vùng kín thường xuyên và đúng cách. Nên chọn sản phẩm vệ sinh có pH phù hợp, không chứa tẩy rửa mạnh.
Chị em cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ khi huyết trắng có lẫn máu
Trong sinh hoạt hằng ngày, ngay khi phát hiện ra huyết trắng có những biểu hiện bất thường như ra huyết trắng có lẫn máu, huyết trắng có mùi và màu sắc bất thường kèm theo các hiện tượng như đau bụng, sốt… thì tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức. Tránh để bệnh tình có chuyển biến xấu thành những bệnh phụ khoa nguy hiểm khác rồi mới đi chữa trị, lúc đó khả năng điều trị khỏi bệnh là vô cùng thấp và nó ảnh hưởng nhiều tới khả năng mang thai của bạn.
Trên đây là những thông tin liên quan đến hiện tượng huyết trắng có máu, huyết trắng màu hồng, huyết trắng có lẫn sợi máu… mà chị em cần nắm rõ để phòng ngừa cũng như đi khám sớm khi thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường. Chị em cũng nên đi khám phụ khoa định kỳ 3 – 6 tháng/lần để phòng tránh các bệnh phụ khoa sớm, bảo toàn khả năng sinh sản, thiên chức làm mẹ.
>> Xem thêm: Tổng quan về bệnh huyết trắng và cách điều trị
ArrayArray
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!