Cẩm nang cho mẹ bầu: Đi khám thai có được ăn sáng không?

Hỏi: Chào bác sĩ, em bị trễ kinh khoảng 5 – 6 ngày, vừa sáng nay em đã thử que thì thấy lên 2 vạch và em quyết định ngày mai sẽ đi khám luôn. Nhưng hiện tại em đang cảm thấy hơi lo lắng vì đây là lần đầu mang thai, không biết khi đi khám cần chuẩn bị những gì và liệu khám thai có cần nhịn ăn không?

Rất mong bác sĩ sẽ giải đáp sớm giúp em, để ngày mai đi khám thai được thuận lợi nhất. Xin cảm ơn bác sĩ.

(Ngọc Thảo – 25 tuổi, Bắc Giang)

Khi đi khám thai có được ăn sáng không?

Khi đi khám thai có được ăn sáng không?

Trả lời:

Bạn Ngọc Thảo thân mến!

Trước tiên, dựa vào số ngày trễ kinh và kết quả que thử chúng tôi xin chúc mừng vì bạn đã mang thai. Theo phỏng đoán thì có thể lúc này thai nhi đã được khoảng 4 – 5 tuần tuổi.

Việc bạn quyết định sẽ kịp thời đi khám thai là hoàn toàn đúng đắn, ở giai đoạn này bạn cần phải theo dõi xem tình trạng của thai nhi như thế nào, đã vào làm tổ hay chưa… Với việc bạn băn khoăn nhiều vấn đề trong lần khám đầu tiên và cũng là ở lần mang thai đầu này rất hợp lý, hầu hết các mẹ bầu đều có tâm trạng giống bạn.

Chính vì vậy, ngay sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể những vấn đề xoay quanh lần khám đầu tiên này, cụ thể là việc ăn uống như thế nào trước khi đi khám thai. Tất cả các mẹ bầu hãy cùng khám phá nhé.

Giải đáp thắc mắc đi khám thai có được ăn sáng không, mẹ bầu phải chú ý những gì?

Khám thai lần đầu là một bước vô cùng quan trọng, mẹ bầu cần phải thực hiện càng sớm càng tốt để biết được thai nhi của mình đã ổn định chưa. Đồng thời trong lần khám này, các bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho mẹ bầu những vấn đề quan trọng để giúp cho thai kỳ suôn sẻ và khỏe mạnh nhất.

Khám thai lần đầu không cần nhịn ăn

Khám thai lần đầu không cần nhịn ăn

Đối với mẹ bầu, nhất là ở lần mang thai đầu tiên thường có nhiều bỡ ngỡ lo lắng không biết phải làm những gì hay chuẩn bị ra sao để thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi phát triển tốt nhất. Kể cả với những việc như đi khám thai cũng khiến các bà mẹ tương lại hết sức lưu tâm, thắc mắc từ những khâu chuẩn bị hay quá trình khám như thế nào…?

Nhiều mẹ bầu còn băn khoăn không biết đi khám thai có được ăn sáng không hay khám thai có cần nhịn ăn không…?

Theo lý giải của các bác sĩ chuyên khoa, việc thăm khám thai định kỳ rất quan trọng, và còn tùy thuộc và từng giai đoạn thai kỳ để khám thai, thực hiện các bước khám hay xét nghiệm quan trọng mà sẽ có yêu cầu nhịn ăn trước khi đến khám cụ thể.

Theo đó, các bà mẹ tương lai nên hỏi ý kiến bác sĩ tư vấn trước khi đến khám là hợp lý nhất. Tránh trường hợp không đúng yêu cầu khi đến khám rồi lại “công cốc” đi về.

Vậy khám thai có cần nhịn ăn không?

Như với trường hợp của bạn Ngọc Thảo như trên, dựa vào số ngày trễ kinh và bạn đã có thử que thử thai lên hai vạch, theo dự đoán ban đầu thì có thể bạn đã mang thai được khoảng 5 tuần tuổi. Theo đó, với lần khám thai đầu tiên này, bạn không cần phải nhịn ăn, nếu đi khám vào buổi sang, bạn nên ăn sáng đầy đủ để đảm bảo sức khỏe.

Tuy nhiên, bạn cần phải lưu ý rằng, trước khi đi khám bạn nên uống nhiều nước, cố gắng có thể uống được khoảng 1 lít nước và phải nhịn tiểu 1 lúc. Có thể việc này sẽ không được các phòng khám, bệnh viện ghi rõ, nhưng thông thường khi đến khám các bác sĩ sản phụ khoa thường khuyên sản phụ nên uống nhiều nước hơn.

Trước khi đi khám thai nên uống nhiều nước để có kết quả tốt nhất

Trước khi đi khám thai nên uống nhiều nước để có kết quả tốt nhất

Lý do là bởi trong quá trình khám thai sẽ bao gồm cả siêu âm thai, việc uống nhiều nước sẽ giúp cho quá trình bài tiết đẩy nhanh, bàng quang đầy nước hơn để đẩy tử cung lên trên, như vậy sóng siêu âm có thể tiếp cận được với thai nhi bên trong tử cung một cách thuận lợi hơn và như vậy cho kết quả xác định tình trạng thai nhi chuẩn xác nhất.

Đồng thời, nhờ đó mà hình ảnh siêu âm thai nhi cũng sẽ rõ nét hơn, bác sĩ cũng có thể chẩn đoán chính xác các vấn đề tiềm ẩn để xử trí kịp thời.

Những lần khám thai nào cần phải nhịn ăn?

Như lý giải trên, các chị em đã biết trong lần đầu đi khám thai có được ăn sáng không. Nhưng còn với những lần khám sau thì sao? Rất nhiều chị em cũng tò mò trước khi đi khám có cần nhịn ăn hay không?

Theo bác sĩ sản khoa cho biết, đối với những lần khám thai định kỳ bình thường, trước khi đi khám chị em không cần phải nhịn ăn, nhưng nên uống nhiều nước hơn để phục vụ quá trình khám thai thuận lợi.

Nhưng đối với những lần khám thai có kèm theo xét nghiệm máu thì cần chú ý nhịn ăn trước khi thực hiện khoảng 12 giờ để có kết quả xét nghiệm chính xác nhất.

Theo đó, thì lần khám thai cần nhịn ăn đó chính là thời điểm thai nhi khoảng 12 – 14 tuần, lúc này cần thực hiện một số xét nghiệm máu, cũng như một số bước thăm khám để theo dõi khả năng phát triển và phát hiện dị tật của thai nhi.

Mẹ bầu cần chú ý đi khám thai định kỳ và chế độ dinh dưỡng hợp lý

Mẹ bầu cần chú ý đi khám thai định kỳ và chế độ dinh dưỡng hợp lý

Như vậy, với những lần thăm khám tiếp theo, cần lưu ý những gì thì bác sĩ sẽ hướng dẫn sản phụ để đảm bảo đạt được kết quả tốt nhất.

Những chú ý khi đi khám thai, mẹ bầu nào cũng phải biết

Trước khi đi khám thai, mẹ bầu nên chuẩn bị sẵn sàng để khi đến khám có thể chủ động và không làm mất nhiều thời gian. Nhất là với những chị em mới mang thai lần đầu nên nhớ những điều sau:

+ Ở lần khám thai đầu tiên không cần phải nhịn ăn, nhưng nên uống nhiều nước

+ Trước khi đi khám cần chuẩn bị sẵn các câu hỏi cần hỏi để bác sĩ giải đáp

+ Nên chuẩn bị tâm lý sẵn sàng, thoải mái nhất

+ Có thể gọi điện đặt lịch khám thai trước để chủ động về thời gian

+ Ghi lại những hướng dẫn của bác sĩ để thực hiện một cách chuẩn xác nhất

+ Chú ý hỏi thêm bác sĩ đối với những lần khám sau vào thời gian nào và cần chuẩn bị những gì…

+ Mẹ bầu cũng nên chú ý về 3 mốc quan trọng nhất trong thai kỳ để đi khám thai, siêu âm hay thực hiện các xét nghiệm để kịp thời phát hiện dị tật và xử lý phù hợp nhất.

Ngoài những lưu ý này, mẹ bầu cũng nên chú ý về chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nhất là những dưỡng chất cần thiết để giúp thai nhi phát triển toàn diện. Kết hợp chế độ chăm sóc đặc biệt, sinh hoạt và vận động hợp lý để thai kỳ khỏe mạnh nhất. Ngoài ra, cần có tâm lý thoải mái, vui vẻ, tránh căng thẳng, áp lực nhiều trong thai kỳ để không ảnh hưởng đến thai nhi.

Trên đây là những giải đáp khi đi khám thai có được ăn sáng không hay cụ thể là khám thai có cần nhịn ăn không, cùng những lưu ý để giúp mẹ bầu có những chuẩn bị tốt nhất trước khi đi khám thai, đồng thời  cũng có được những kiến thức thai kỳ cần thiết nhất. Hy vọng rằng các mẹ bầu sẽ thuộc nằm lòng để hỗ trợ giúp thai nhi phát triển, thai kỳ luôn khỏe mạnh và suôn sẻ nhất nhé.

Chúc các mẹ bầu luôn khỏe.

>> Xem thêm: Gợi ý cho mẹ bầu nên đi khám thai lần đầu khi nào là tốt nhất

Bảo Anh(t/h)

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo