Tổng quan về khám thai: Lịch khám, quy trình khám và những lưu ý quan trọng

Dân gian vẫn có câu: “Có chửa, cửa mả”. Phụ nữ khi mang bầu đầy vui mừng nhưng lúc nào cũng nơm nớp lo sợ vì những bất trắc có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Đây là thời kì tính mạng của chị em rất dễ gặp nguy hiểm nếu như không được chăm sóc, phòng bị.

Hiện nay, để hạn chế tối đa những hiểm họa từ việc mang thai của người phụ nữ, chị em được khuyến cáo cần đi khám thai đầy đủ tại những cơ sở y tế uy tín để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất. Tuy nhiên, không phải người phụ nào cũng lưu tâm đến vấn đề này khi có người chỉ khám một vài lần trong thời kỳ mới mang thai, có người đến khi bụng thật to mới đến các cơ sở y tế để siêu âm…

Việc khám thai có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe của sản phụ và thai nhi
Việc khám thai có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe của sản phụ và thai nhi

Để đảm bảo thai nhi phát triển bình thường, mẹ bầu luôn mạnh khỏe, những thông tin cần thiết sau đây về việc khám thai cần được chị em ghi nhớ để có một kỳ sinh nở thuận lợi nhất:

1. Lịch khám thai định kỳ theo khuyến cáo của Bộ Y tế

Trường khoa Cận lâm sàng – Dược thuộc Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội, bác sĩ Lê Huy Tuấn khẳng định rằng: Bộ Y tế quy định mỗi phụ nữ khi mang thai cần khám thực hiện khám thai tối thiểu 3 lần trong mỗi thai kỳ; Những trường hợp khác tùy thuộc vào sức khỏe của mẹ bầu mà bác sĩ yêu cầu cần thăm khám, xét nghiệm thêm.

Cụ thể, việc khám sản khoa được Bộ Y tế quy định như sau:

1.1. Khám thai 3 tháng đầu

–          Bác sĩ thực hiện nắn trên mu sản phụ xem đã thấy đáy tử cung chưa.

–          Xem xét sản phụ có vết sẹo phẫu thuật bụng dưới hay không.

–          Thực hiện đặt mỏ vịt nhằm kiểm tra cổ tử cung có dấu hiệu viêm nhiễm không với những người nghi ngờ bị bệnh phụ khoa, nhất là những người đã từng mắc các bệnh như viêm âm đạo, viêm phần phụ, ra nhiều khí hư bất thường…

– Nên làm siêu âm lần đầu khi thai nhi được 11 đến 13 tuần tuổi để xác định chính xác tuổi của bào thai.

– Việc thăm khám âm đạo chỉ thực hiện nếu các dấu hiệu về bào thai chưa rõ ràng.

1.2. Khám thai 3 tháng tiếp theo

–          Đây là thời kỳ đáy tử cung đã đến rốn, bác sĩ sẽ thực hiện nghe tim thai để xác định rõ tình trạng sức khỏe của thai nhi. Các cơ sở khám chữa hiện nay đều dùng máy nghe tim thai để có kết quả chính xác nhất.

– Thực hiện đo chiều cao của tử cung của người phụ nữ.

– Thăm khám thai nhi ở các phương diện: Số lượng thai, tình trạng ối, cử động của thai nhi.

– Thực hiện siêu âm lần thứ hai trong khoảng thời gian mang thai từ tuần 20 đến tuần thứ 24.

– Cần quan sát cổ tử cung, âm đạo bằng cách đặt mỏ vịt nếu sản phụ bị nghi ngờ viêm nhiễm đường sinh dục do thời kì mang thai, vùng kín của phụ nữ vô cùng nhạy cảm.

1.3. Khám thai 3 tháng cuối cùng

–         Siêu âm thai nhi lần thứ 3 trong khoảng từ tuần 30 đến tuần thứ 32 của thai kỳ.

– Bác sĩ thực hiện đo chiều cao của vòng bụng/ tử cung.

– Nắn ngôi thế của sản phụ từ tuần mang thai thứ 36.

– Tiếp tục nghe tim thai để phát hiện những bất thường về sức khỏe của bào thai nếu có.

– Quan sát tình trạng ối, cử động của thai nhi, độ xuống của đầu bào thai trong thời gian tháng cuối cùng trước ngày dự kiến sinh của mẹ bầu.

– Kiểm tra xem sản phụ có bị viêm nhiễm cơ quan sinh dục không để có cách điều trị tốt nhất bằng việc đặt mỏ vịt để thăm khám.

Lưu ý:

+ Trong 3 tháng mang thai cuối cùng, tốt nhất chị em nên khám thai một lần để phòng ngừa bất trắc xảy ra.

+ Lúc này, bụng của chị em đã to, khi nằm ngủ cần nằm nghiêng sang bên trái (tốt hơn là bên phải), lấy một chiếc gối kê chân để cảm thấy thoải mái hơn và giảm thiểu hoặc ngăn ngừa tình trạng chân bị sưng phù.

Số lần khám thai tối thiểu với mỗi bà bầu là 3 lần
Số lần khám thai tối thiểu với mỗi bà bầu là 3 lần

*** Lịch khám thai kỳ bổ sung:

Hiện nay, nhiều bệnh viện cũng như cơ sở khám thai uy tín vẫn thực hiện lịch khám thai bao gồm 8 lần với định kỳ như sau:

–      Khám lần 1: Sau khi thấy que thử có hai vạch và trễ kinh từ 7 – 10 ngày.

–      Khám lần 2: Thực hiện ở tuần thứ 7 hoặc 8 của thai kỳ.

–      Khám lần 3: Được tiến hành vào giai đoạn tuần 12, 13 của thai kỳ.

–      Khám lần 4: Trong khoảng thời gian từ tuần thứ 14 đến tuần thứ 17, chị em cần khám thai một lần nữa.

–      Khám lần 5: Khoảng tuần thứ 22 – 24 của thai kỳ, đây là lần khám vô cùng quan trọng chị em không thể bỏ qua.

–      Khám lần 6: Sau lần thám thứ 5 khoảng 1 tháng.

–      Khám lần 7: Khi thai nhi ở khoảng tuần thứ 32.

–      Khám lần cuối cùng: Thai kỳ ở tuần thứ 35 – 36, đây là thời điểm bạn chuẩn bị sinh theo dự kiến ban đầu.

Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mẹ bầu mà số lần khám thai có thể tăng lên. Chị em cần tuân thủ theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé một cách tốt nhất.

2. Các xét nghiệm cần thiết đối với mẹ bầu

Khi khám thai, chị em phụ nữ khi mang thai cần thực hiện một số xét nghiệm quan trọng sau đây:

–      Xét nghiệm protein nước tiểu:

+ Sản phụ cần lấy nước tiểu vào buổi sáng và giữa dòng.

+ Dùng phương pháp đốt hoặc que thử protein.

–      Xét nghiệm huyết sắc tố:

+ Dùng giấy thử chuyên dụng để thử huyết sắc tố.

+ Một số cơ sở y tế phải thử thêm hematocrit.

–      Xét nghiệm cần thiết khác:

+ Xét nghiệm phân xem có giun không trong trường hợp thiếu máu.

+ Xét nghiệm HIV, viêm gan, bệnh giang mai.

+ Kiểm tra khí hư xem chị em có mắc bệnh phụ khoa gì hay không.

Chị em đang mang thai phải thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho việc sinh sản
Chị em đang mang thai phải thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho việc sinh sản

3. Các địa chỉ khám thai uy tín dành cho bà bầu

Việc lựa chọn các địa chỉ khám thai uy tín dành cho bà bầu vô cùng quan trọng vì chị em vừa có được những chẩn đoán chính xác về tình trạng sức khỏe của mẹ thông qua đội ngũ y bác sĩ trình độ cao, giàu kinh nghiệm cùng sự hô trợ của các loại máy móc hiện đại lại vừa được đảm bảo về chi phí.

Vì thế, những bệnh viện, phòng chuyên khoa luôn là các địa chỉ khám thai hàng đầu cho chị em phụ nữ đang trong thai kỳ. Bạn có thể lựa chọn:

–      Các bệnh viện đa khoa cấp tỉnh.

–      Các bệnh viện đa khoa cấp trung ương.

–      Các bệnh viện quốc tế, tư nhân có quy mô lớn và được nhiều người tin cậy.

–      Các phòng khám đa khoa được cấp phép hoạt động, có trang thiết bị hiện đại, chi phí khám chữa được niêm yết rõ ràng. Thông thường, các phòng khám này ở những đô thị lớn nên rất thuận tiện cho các chị em công sở có thể khám thai sau giờ làm việc hành chính hoặc những ngày cuối tuần.

* Một số địa chỉ khám thai uy tín hàng đầu cả nước sản phụ có thể tham khảo:

+ Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.

+ Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ.

+ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.

+ Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương.

+ Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng.

+ Bệnh viện Phụ nữ Đà Nẵng.

4. Một số lưu ý về việc khám thai

Để giúp mẹ và bé vượt qua thai kỳ an toàn và khỏe mạnh nhất, các chị em cần lưu ý những vấn đề sau:

–      Thời điểm siêu âm bắt buộc và tốt nhất: Thai được 11 – 12 tuần tuổi; Giai đoạn tuần 21 – 22 của thai kì và giai đoạn tuần thứ 31 – 32. Sản phụ nên lựa chọn địa điểm siêu âm có máy siêu âm 3 chiều, trong trường hợp không có loại máy này có thể thay bằng máy siêu âm 2 chiều.

Sản phụ cần tuân thủ lịch khám thai và chọn những cơ sở y tế chất lượng để thăm khám
Sản phụ cần tuân thủ lịch khám thai và chọn những cơ sở y tế chất lượng để thăm khám

–      Không nên khám thai nửa vời, nhảy cóc giữa những lần khám thai vì điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bé mà bác sĩ không can thiệp kịp thời.

–      Chị em nên khám thai tại một cơ sở y tế cố định để bác sĩ nắm được tiến trình phát triển của thai nhi. Trong trường hợp sức khỏe của sản phụ có vấn đề cần điều chuyển lên các bệnh viện lớn, bạn cần thực hiện ngay để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

–      Cùng với việc tuân thủ lịch khám thai, chị em phải tiêm phòng uốn ván đầy đủ với 2 lần tiêm (Lần tiêm thứ nhất vào tháng thứ 4 hoặc tháng thứ 6 của thai kỳ; Lần tiêm thứ 2 trước thời điểm sinh nở khoảng 1 tháng hoặc cách mũi thứ nhất khoảng 4 – 5 tuần).

Trên đây là những thông tin cơ bản về việc khám thai. Các sản phụ cần ghi nhớ về lịch khám thai bắt buộc để có kế hoạch thăm khám đúng thời gian. Bên cạnh đó, bạn phải kết hợp với việc nghỉ ngơi, tẩm bổ khoa học, hợp lý để giúp thai nhi phát triển ổn định và bản thân mẹ bầu cũng có được sức khỏe, tinh thần tốt nhất cho kỳ “vượt cạn” vô cùng gian nan.

Quá trình mang thai luôn cần được chú ý và mẹ bầu thời gian này cũng nên có kế hoạch dưỡng thai sao cho phù hợp để thai nhi được khỏe mạnh và phát triển tốt. Vì vậy, chuyên trang xin cung cấp thêm một địa chỉ an thai, dưỡng thai được các chị em chia sẻ trên các diễn đàn kinh nghiệm làm mẹ thời gian gần đây để mẹ bầu có thể tham khảo:

Trung tâm Sản phụ khoa Đông y Việt Nam

Cơ sở Hà Nội:

  • Địa chỉ: Số 123 đường Hoàng Ngân, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

  • Điện thoại tư vấn: (024) 7109 26680989 913 935  (có Zalo)

Cơ sở Hồ Chí Minh:

Việc sử dụng Đông y, thảo dược từ thiên nhiên để dưỡng thai, giúp thai phát triển tốt từ xưa đã được ông bà ta truyền lại. Tại Trung tâm này, Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà – Giám đốc Trung tâm Sản Phụ khoa Đông y Việt Nam – nguyên Trưởng khoa Phụ bệnh viện YHCT Trung ương; người đã có 40 năm điều trị các bệnh Phụ khoa, an thai, dưỡng thai sẽ trực tiếp kê đơn, bốc thuốc, hỗ trợ mẹ bầu mọi lúc trong suốt quá trình mang bầu.

Bác sĩ Thanh Hà từ lâu đã có tiếng trong việc hỗ trợ các sản phụ. Rất nhiều chị em đã tìm đến với bác sĩ để được tư vấn và sử dụng thuốc Đông y trong suốt thai kỳ. Bạn cũng có thể tham khảo để giúp các thiên thần nhỏ phát triển tốt và an toàn nhất.

Chúc các sản phụ luôn khỏe mạnh.

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo