Ghi nhớ 9 bước khám thai cơ bản giúp mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh nhất

Khám phá 9 bước khám thai cần thực hiện trong kỳ

Trong mỗi lần khám thai định kỳ, mẹ bầu cần chú ý thực hiện đầy đủ theo các bước thăm khám của bác sĩ, để có được kết quả chính xác và nhanh chóng nhất. Đặc biệt, việc tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ cũng sẽ giúp cho mẹ bầu yên tâm hơn, theo dõi chính xác sự phát triển của thai nhi và kịp thời xử trí ngay các vấn đề bất thường có thể xảy ra.

Ghi nhớ 9 bước khám thai quan trọng trong thai kỳ

Ghi nhớ 9 bước khám thai quan trọng trong thai kỳ

Tuy nhiên, còn rất nhiều mẹ bầu nhầm lẫn việc đi khám thai chính là việc siêu âm kiểm tra thai. Nhưng thực tế, việc đi thăm khám cần thực hiện đủ quy trình 9 bước khám thai để đảm bảo thăm khám và chăm sóc tốt nhất cho thai kỳ quan trọng.

Chính vì vậy, dưới đây sẽ là liệt kê các bước khám thai cần thiết nhất giúp mẹ bầu hình dung được quá trình thăm khám và những việc mình cần thực hiện là gì. Nhất là những chị em mang thai lần đầu, cần ghi nhớ để đảm bảo cho thai kỳ của mình khỏe mạnh nhất nhé.

Bước 1: Thăm hỏi

Đây là bước đầu tiên cần có để bắt đầu quy trình 9 bước khám thai quan trọng. Khi thăm hỏi thai phụ, bác sĩ, y tá sẽ biết được những thông tin cần thiết và đưa ra những chẩn đoán hoặc quyết định các hoạt động thăm khám thai tiếp theo cần thực hiện là gì.

Cụ thể, trong bước thăm hỏi khám thai, các thông tin cần thiết được hỏi sẽ phụ thuộc vào từng thời kỳ mang thai như:

+ Mang thai 3 tháng đầu:

Những thông tin cần hỏi bao gồm: tên, tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ, điều kiện sống… Và các dấu hiệu khi mang thai, ngày kinh cuối cùng, tình hình sức khỏe, tiền sử bệnh lý, các loại thuốc đã sử dụng gần đây…

+ Mang thai 3 tháng giữa:

Hỏi về hiện tượng thai máy, các dấu hiệu bất thường, thay đổi trong cơ thể, loại thuốc đang sử dụng…

+ Mang thai 3 tháng cuối: Tình hình sức khỏe của thai phụ, biểu hiện đạp của thai nhi, những thay đổi về cân nặng hay dấu hiệu bất thường khác…

Bước thăm hỏi nhằm nắm bắt sơ bộ tình hình thai kỳ

Bước thăm hỏi nhằm nắm bắt sơ bộ tình hình thai kỳ

Trong bước này, mẹ bầu cần chú ý cung cấp đầy đủ thông tin chính xác nhất để y bác sĩ có thể nắm bắt và đưa ra những chẩn đoán sơ bộ hay các bước cần thực hiện tiếp theo một cách hiệu quả nhất.

Bước 2: Thực hiện khám toàn thân

Đây là một trong 9 bước khám thai quan trọng mà mẹ bầu cần phải thực hiện. Trong bước này, mẹ bầu sẽ được tiến hành đo chiều cao, cân nặng, nhịp tim, huyết áp, thăm khám tim phổi, hai bên bầu ngực và các phản xạ…

Bước thăm khám này nhằm theo dõi quá trình thai kỳ của mẹ bầu qua từng giai đoạn có hợp lý không, nếu có dấu hiệu bất thường sẽ kịp thời xử trí.

Bước 3: Thăm khám sản khoa

Đây là bước quan trọng nhất không thể không có để nắm được những thông tin sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Trong bước này, cần thực hiện cụ thể như sau:

+ Kiểm tra vòng bụng, xem xét các vết sẹo mổ cũ nếu có

+ Thăm khám để nắn tìm đáy tử cung, các cực của thai

+ Đo chiều cao tử cung, vòng bụng, đo tim thai…

Khi thực hiện 1 trong 9 bước khám thai quan trọng này, không những giúp xác định và theo dõi sự phát triển của thai nhi, mà còn giúp phát hiện sớm nếu có dấu hiệu bị viêm nhiễm hay bệnh lý phụ khoa nào khác.

Nếu có các dấu hiệu bất thường từ trước đó như khi hư bất thường, xuất huyết bất thường… mẹ bầu cũng nên thông báo với bác sĩ để thăm khám cụ thể hoặc tiến hành xét nghiệm cần thiết. Bởi nếu gặp phải những vấn đề xấu trong thai kỳ cần được điều trị kịp thời, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi, gây sẩy thai, sinh non hoặc thậm chí đe dọa tính mang của cả mẹ và con.

Trong thai kỳ cần chú ý thăm khám sản - phụ khoa và các xét nghiệm cần thiết

Trong thai kỳ cần chú ý thăm khám sản – phụ khoa và các xét nghiệm cần thiết

Bước 4: Thực hiện các xét nghiệm cần thiết

Trong thời kỳ mang thai, phụ nữ cần thiết phải thực hiện các xét nghiệm cơ bản như:

  • Thử protein niệu
  • Xét nghiệm đường huyết
  • Xét nghiệm công thức máu
  • Xét nghiệm phát hiện các bệnh lý lây nhiễm qua đường tình dục

Ngoài ra, tuyệt đối không được bỏ qua siêu âm ở 3 mốc quan trọng nhất là: từ tuần 11 – 13, tuần 22 – 24 và tuần 31 – 33. Các mốc siêu âm này nhằm phát hiện những bất thường về hình thái thai nhi, nhiễm sắc thể và các dị tật thai nhi…

Bước 5: Hướng dẫn và tiêm phòng uốn ván

Phụ nữ mang thai nhất thiết phải được tiêm phòng uốn ván để bảo vệ sức khỏe và thai nhi khỏi chứng bệnh nhiễm trùng cấp tính này, bởi nó có thể gây ra tỷ lệ tử vong rất cao.

Theo đó, phụ nữ mang thai cần thực hiện tiêm phòng uốn ván như sau:

– Nếu chưa từng tiêm phòng uốn ván thì cần tiêm 2 mũi, mỗi mũi cách nhau 1 tháng và trước khi sinh ít nhất 15 ngày.

– Nếu thai phụ đã được tiêm 1 hoặc 2 mũi uốn ván trong lần mang thai trước thì cần tiêm thêm 1 mũi vào tháng thứ 4, 5 của thai kỳ.

– Nếu khi còn nhỏ đã được tiêm chủng mũi tổng hợp bạch hầu – ho gà – uốn ván thì chỉ cần tiêm thêm 1 mũi uốn ván vào tháng tứ 4, 5 của thai kỳ.

– Nếu trước khi mang thai, đã từng têm 3 – 4 mũi uốn ván, lần gần nhất cách đó 1 năm thì chỉ cần tiêm thêm 1 mũi nhắc lại.

– Với thai phụ đã tiêm đủ 5 mũi uốn ván thì sẽ không cần tiêm nữa. Nhưng có trường hợp tiêm mũi cuối cùng cách 10 năm thì cần tiêm nhắc lại.

Mẹ bầu chú ý chế độ dinh dưỡng và bổ sung dưỡng chất cần thiết để thai kỳ khỏe mạnh nhất

Mẹ bầu chú ý chế độ dinh dưỡng và bổ sung dưỡng chất cần thiết để thai kỳ khỏe mạnh nhất

Bước 6: Cung cấp các loại thuốc bổ như canxi, sắt, vitamin…

Trong giai đoạn mang thai, phụ nữ cần hàm lượng dinh dưỡng cao hơn nhiều lần so với bình thường, chính vì vậy mà việc hấp thụ từ thực phẩm có thể sẽ không đảm bảo lượng cần thiết.

Như vậy, 1 trong 9 bước khám thai cần có là bác sĩ sẽ tư vấn, cung cấp các loại thuốc bổ cần thiết cho thai phụ để đảm bảo sức khỏe, thai nhi phát triển tốt nhất. Trong đó, các loại thuốc cần thiết nhất là: sắt, canxi, acidfolic, các loại vitamin… Bác sĩ sẽ tư vấn về liều lượng và cách dùng để giúp mẹ bầu hấp thụ hiệu quả nhất.

Bước 7: Hướng dẫn vệ sinh thai nghén

Trong bước này, bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ bầu những điều cần thiết để chăm sóc, vệ sinh và bảo vệ thai kỳ tốt nhất. Cụ thể, những việc thai phụ cần làm là:

  • Vệ sinh thân thể sạch sẽ
  • Vệ sinh vùng kín đúng cách
  • Vệ sinh tuyến vú tốt nhất
  • Sử dụng trang phục phù hợp, thoải mái
  • Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và vận động hợp lý
  • Hướng dẫn cách dùng thuốc hiệu quả và an toàn

Bước 8: Cập nhật thông tin vào phiếu hay bảng quản lý thai kỳ

Đây là một trong 9 bước khám thai định kỳ cần thiết để giúp bác sĩ theo dõi tốt nhất tình trạng sức khỏe và sự phát triển của thai nhi qua từng giai đoạn. Từ đó cũng sẽ có được những kế hoạch chăm sóc và xử trí kịp thời khi có bất kỳ vấn đề nào xảy ra, nhằm chuẩn bị tốt nhất cho đến ngày chuyển dạ và chào đời của bé yêu.

Bước 9: Thông báo kết quả thăm khám và hẹn lịch khám lại

Sau khi đã thực hiện các bước thăm khám như trên, đến bước cuối cùng cần thực hiện đó chính là thông báo về kết quả thăm khám, tình hình của thai phụ và thai nhi như thế nào. Nếu có vấn đề bất thường bác sĩ cũng sẽ tư vấn và xử trí kịp thời, còn nếu không thì sẽ hẹn lịch khám kế tiếp để cho thai phụ chủ động sắp xếp thời gian.

Như vậy, trên đây là khái quát 9 bước khám thai cơ bản cần có mà thai phụ phải ghi nhớ để đến thăm khám đúng lịch. Hy vọng với những thông tin đã cung cấp ở trên sẽ giúp cho các bà mẹ tương lai có được kiến thức cần thiết trong thai kỳ để luôn khỏe mạnh nhất và cùng chờ đón ngày con yêu ra đời.

Bảo Anh(t/h)

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo