Bệnh nấm Candida là gì: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Bài nên đọc:

>> Bị nấm Candida uống thuốc gì nhanh khỏi nhất?

>> Chữa nấm Candida tận gốc như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất mà không ảnh hưởng sức khỏe

Nấm Candida là gì?

Trước khi tìm hiểu về bệnh nấm Candida là gì chị em cần hiểu rõ nấm Candida là gì? Nấm Candida (Candida albicans) là loại nấm vô hại thường phát triển ở các môi trường ẩm ướt chủ yếu là miệng, ruột, âm đạo.

Khi có điều kiện thích hợp, loại nấm này sẽ phát triển nhanh chóng và sinh ra các triệu chứng ảnh hưởng đến cơ thể. Tỷ lệ xuất hiện của nấm Candida là khoảng 30% ở miệng, 39% ở âm đạo, 17% ở phế quản, 35% ở ruột,…

Bệnh nấm Candida là gì?

Nấm Candida là loại nấm thực thể đơn bào

Đặc điểm của nấm Candida là tồn tại ở trạng thái đơn bào, có kích thước gấp 10 lần vi khuẩn, sinh sản vô tính theo hình thức nảy chồi, khả năng thích nghi với môi trường cao. Thường tồn tại trong thiên nhiên, trong môi trường chứa đường,… Chính vì vậy, loại nấm này rất dễ phát sinh, phát triển và xâm nhập vào cơ thể khi gặp điều kiện môi trường thuận lợi.

Bệnh nấm Candida là gì và nguyên nhân gây bệnh

Nếu cơ thể ở trạng thái bình thường, không có bất cứ vấn đề nào thì nấm Candida không gây hại. Tuy nhiên, khi chị em vệ sinh vùng kín kém sạch, sử dụng thuốc kháng sinh lâu dài, thay đổi nội tiết tố… loại nấm này sẽ phát triển quá mức và gây bệnh lý.

1. Bệnh nấm Candida là gì?

Bệnh nấm Candida sinh dụclà tình trạng bệnh nấm phụ khoa ở phụ nữ, gây ra bởi loại nấm men Candida thường tồn tại và phát triển trong môi trường ẩm ướt. Nơi có môi trường pH phù hợp đặc biệt là vùng kín của phụ nữ sẽ phát triển rất nhanh chóng. Bệnh nếu không điều trị sớm sẽ lây lan và phát triển, dẫn đến tình trạng ngứa ngáy, viêm nhiễm vùng kín, vô sinh hiếm muộn.

Là loại bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ. Bệnh chủ yếu lây truyền theo nhiều đường quan hệ tình dục không an toàn với những người mang bệnh qua âm đạo, hậu môn hay miệng. Ngoài ra, bệnh cũng dễ lây lan qua các dụng cụ dùng chung như khăn, quần áo, dụng cụ hỗ trợ tình dục của người mang bệnh,…

Bệnh nấm Candida là gì và nguyên nhân gây bệnh

Chị em cần hiểu rõ về bệnh nấm Candida là gì

Theo các nghiên cứu cho thấy, có tới gần 90% phụ sẽ có ít nhất một lần bị nhiễm nấm Candida trong đời. Bệnh có thể xuất phát từ việc có thai, đái tháo đường không kiểm soát được, điều trị kháng sinh phổ rộng, sử dụng coticosteroid và AIDS. Ở phụ nữ bị AIDS sẽ xuất hiện nhiễm nấm Candida âm đạo đầu tiên sau đó chuyển sang nhiễm trùng nhiễm trọng.

2. Nguyên nhân gây bệnh nấm candida

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mắc bệnh nấm phụ khoa Candida, do loại nấm này rất dễ xâm nhập vào cơ thể và phát triển trong môi trường cơ quan sinh dục ẩm ướt. Nguyên nhân gây bệnh có thể do việc sinh hoạt tình dục không an toàn, hay các thói quen sinh hoạt hàng ngày, vệ sinh vùng kín không tốt.

Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến phụ nữ mắc bệnh nấm Candida mà nhiều khi chị em thường chủ quan và không biết, có thể kể đến như:

  • Nguyên nhân bệnh nấm Candida là gì đó chính là từ thói quen vệ sinh

Việc vệ sinh âm đạo không sạch sẽ, môi trường âm đạo thường xuyên trong tình trạng ẩm ướt, là điều kiện rất phù hợp rất dễ bị nhiễm nấm Candida. Trong điều kiện môi trường, độ ẩm phù hợp, loại nấm này sẽ phát triển rất nhanh chóng, lây lan mạnh mẽ, xâm nhập loại bỏ các vi khuẩn có lợi sinh sống và gây viêm nhiễm âm đạo.

Bên cạnh đó, vệ sinh không đúng cách cũng là một yếu tố gây bệnh nấm Candida. Thực tế, có rất nhiều chị em phụ nữ có các thói quen vệ sinh vùng kín không đúng, gây ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục, vô tình tạo môi trường điều kiện thuận lợi cho nấm âm đạo phát triển.

Vệ sinh vùng kín không đúng cách, làm mất sự cân bằng độ pH trong môi trường âm đạo cũng có thể gây ra nấm

Các thói quen dùng các dung dịch vệ sinh và thụt sâu vào trong âm đạo, sẽ khiến môi trường và nồng độ pH của âm đạo thay đổi, tạo điều kiện cho nấm Candida tấn cống, gây bệnh.

  • Sử dụng nhiều các loại thuốc kháng sinh

Nguyên nhân gây bệnh nấm Candida là gì? Theo các chuyên gia, việc thường xuyên sử dụng thuốc kháng sinh mỗi khi cơ thể có bệnh, như một con dao 2 lưỡi với sức khỏe và vô tình đó cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng mắc bệnh nấm candida ở phụ nữ.

Sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi, lạm dụng không theo chỉ định của bác sĩ cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh

Khi dùng thuốc kháng sinh sẽ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, nhưng cùng với đó cũng làm các vi khuẩn có lợi bảo vệ cơ thể bị suy yếu, và thay đổi môi trường âm đạo, sức đề kháng của cơ thể, tạo điều kiện cho các loại nấm âm đạo phát triển.

  • Quan hệ tình dục không an toàn

Đây là nguyên nhân chủ yếu gây nhiễm nấm Candida. Phụ nữ đã quan hệ tình dục, quan hệ tình dục không an toàn và có nhiều bạn tình sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn rất nhiều so với phụ nữ chưa quan hệ tình dục.

Quan hệ tình dục không an toàn khiến âm đạo người phụ nữ bị nhiễm khuẩn, tạo điều kiện cho nấm Candida tấn công

Việc có nhiều bạn tình và quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp an toàn không chỉ dễ bị mắc các bệnh nguy hiểm lây truyền qua đường tình dục, mà còn khiến phụ nữ dễ mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa, trong đó có nhiễm nấm Candida.

Dấu hiệu của bệnh nấm Candida là gì?

Hai biểu hiện chính của bệnh nấm Candida ở phụ nữ là tình trạng ngứa vùng kín và ra nhiều khí hư. Khi mắc bệnh, chị em sẽ luôn có cảm giác ẩm ướt, ngứa ngáy khó chịu ở âm đạo. Tình trạng ngứa ngáy kéo dài nhiều người không kiểm soát gây trầy xước phần da âm đạo có thể gây bội nhiễm tại chỗ, viêm nhiễm âm đạo rất cao.

Khí hư ra nhiều cũng là một trong những biểu hiện nhiễm nấm sinh dục Candida. Nấm Candida gây ra các triệu chứng: Khí hư ra nhiều bất thường, có màu trắng đục như váng sữa, keo dính, tạo thành các vệt ở đáy quần lót, không có mùi hôi. Đặc biệt, các triệu chứng của bệnh sẽ nặng hơn khi gần ngày kinh nguyệt.

Dấu hiệu bệnh nấm Candida là gì?

Bệnh gây triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu ở vùng kín

Các dấu hiệu khác của bệnh nấm Candida là gì? Ngoài những biểu hiện trên bệnh còn có một số biểu hiện khác như đau, rát trong âm đạo, đau khi giao hợp, khó khăn khi tiểu…

Nếu bệnh để lâu, nấm phát triển và lây lan rộng gây đỏ rát, phù nề vùng âm hộ, nhiều trường hợp bị lây lan cả sang bẹn và đùi. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cơ quan sinh dục, sinh hoạt vợ chồng và đời sống sức khỏe của nữ giới.

Các tình trạng lây nhiễm bệnh nấm Candida thường gặp

Ngoài bệnh nấm Candida ở âm đạo, còn có tình trạng lây nhiễm nấm ở các vị trí khác. Hãy cùng tìm hiểu các tình trạng lây bệnh nấm Candida là gì nhé!

1. Bệnh nấm Candida ở niêm mạc

Là tình trạng bệnh xảy ra khi nấm candida xâm nhập vào vùng niêm mạc. Biểu hiện của bệnh: Nuốt khó dưới xương ức, trào ngược thực quản hoặc nôn. Nhiễm nấm ở miệng phải tiến hành kiểm tra bằng nội soi và nuôi cấy để phân biệt viêm niêm mạc do Cytomegalovirus hoặc herpes simplex virus, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.

2. Nhiễm nấm Candida đường tiết niệu

Nhiễm nấm Candida đường tiết niệu thường xảy ra khi dùng kháng sinh nhiều hoặc khi rút dẫn lưu bàng quang. Các triệu chứng của bệnh không biểu hiện rõ ràng. Chỉ có thể phát hiện bệnh bằng cách tiến hành kiểm tra, chụp phần đường tiết niệu. Biến chứng nguy hiểm nhất có thể gặp phải của bệnh là tắc nghẽn niệu đạo và nhiễm nấm lan toả.

3. Nhiễm nấm Candida máu

Nhiễm nấm Candida máu là một quá trình tự giới hạn, lành tính, nhưng không điều trị tốt có thể gây tình trạng bệnh lan nặng. Lúc này, biểu hiện của bệnh nấm Candida là gì, đó là tình trạng thâm nhiễm các lông tơ trắng ở võng mạc, lan rộng tới thủy tinh thể và gây ra các tổn thương ban đỏ ra ngoài da rất đau. Bệnh có thể gây biến chứng nghiêm trọng làm tổn thương võng mạc.

4. Viêm nội tâm mạc do Candida

Viêm nội tâm mạc do Candida hiếm khi là một biến chứng của nhiễm nấm máu. Bệnh thường gặp chủ yếu ở bệnh nhân bị rối loạn miễn dịch, đặc biệt là những bệnh nhân ở giai đoạn cuối của AIDS mà dùng fluconazol kéo dài.

Là kết quả của tình trạng nhiễm trực tiếp ngay khi có phẫu thuật tim mở, hoặc nhiễm bệnh nhiều lần do tiêm chích qua đường tĩnh mạch. Viêm nội tâm mạc do Candida thường tăng lên sau những tháng đầu sau phẫu thuật thay van nhân tạo. Bệnh gây ra các biến chứng lách to có chấm xuất huyết và hay có tắc các mạch lớn, nếu không được điều trị tốt

Ảnh hưởng của bệnh nấm Candida là gì?

Bệnh nấm Candida gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, đời sống tâm sinh lý của chị em phụ nữ. Khi mắc bệnh, người bệnh thường xuyên gặp tình trạng ngứa ngáy khó chịu, bứt rứt, ẩm ướt ở vùng kín. Bệnh khiến phụ nữ mất tự tin, ngại giao tiếp, gặp khó khăn trong quan hệ tình dục và dễ bị lây nhiễm các bệnh phụ khoa nguy hiểm.

Nếu mắc nấm Candida mà không được phát hiện điều trị sớm sẽ gây suy giảm nghiêm trọng hệ miễn dịch trong cơ thể. Bệnh rất dễ tái phát nếu không được điều trị tận gốc, lây lan nhanh chóng, ảnh hưởng đến toàn bộ vùng kín. Bệnh có thể gây nhiễm trùng máu, ảnh hưởng đến chức năng sinh sản ở phụ nữ, dẫn đến tắc vòi trứng khi nấm xâm nhập vào vòi trứng, gây vô sinh, hiếm muộn.

Nấm Candida không chỉ gây tổn thương tâm lý, sức khỏe người phụ nữ mà còn có thể tước đi thiên chức làm mẹ của họ

Các phương pháp điều trị bệnh nấm Candida là gì?

Có rất nhiều phương pháp điều trị nấm Candida ở phụ nữ như: Điều trị bằng tây y, phương pháp dân gian. Để đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất, người bệnh nên tới khám tại các cơ sở y tế để biết rõ về tình trạng bệnh, trước khi điều trị. Một số phương pháp điều trị gồm:

Cách điều trị bệnh nấm Candida là gì?

Điều trị nấm bằng thuốc sớm để ngăn ngừa biến chứng

  • Điều trị bằng thuốc chống nấm, viêm âm đạo

Là phương pháp điều trị phổ biến hiện nay, mang lại hiệu quả nhanh chóng, tức thì. Thuốc điều trị viêm âm đạo, viêm nấm phụ khoa thường dùng là thuốc kháng sinh liều cao. Với các dạng như thuốc uống, thuốc kem bôi, thuốc đặt, thuốc rửa phụ khoa.

Thuốc điều trị bệnh nấm Candida là gì? Một số loại thuốc phổ biến thường được áp dụng đó là:Thuốc kháng sinh Cloroxit, thuốc Metronidazol, một số loại thuốc nhóm Miconazol hoặc Fluconazole…

  • Điều trị bằng các bài thuốc dân gian

Các bài thuốc dân gian, sử dụng các nguyên liệu thảo dược thiên nhiên thân thiện với cơ thể, không có tác dụng phụ, cho hiệu quả điều trị viêm nhiễm nấm Candida rất hiệu quả và an toàn. Một số nguyên liệu thường được sử dụng như điều trị bệnh như: Là trầu không, lá trà xanh, giấm táo, tỏi,…

Các nguyên liệu dễ kiếm có thể khắc phục một số triệu chứng của nấm Candida

Tuy nhiên, các phương pháp dân gian chỉ sử dụng với tình trạng bị viêm nhiễm nhẹ, bệnh chưa ăn sâu, tái phát nhiều lần. Trong trường hợp bệnh nặng cần đến ngay cơ sở y tế để được các bác sĩ kiểm tra, thăm khám và điều trị bệnh triệt để, hạn chế các biến chứng nguy hiểm.

  • Điều trị bằng Y học cổ truyền – Đông y

Sử dụng Đông y để điều trị các bệnh Phụ khoa chính là việc kết hợp những vị thuốc là thảo dược thiên nhiên có tính kháng sinh thực vật mạnh tác động vào vùng viêm, đào thải độc tố, thanh lọc và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Đông y điều trị nấm Candida bằng các dược tính kháng viêm, kháng khuẩn, diệt nấm, thanh nhiệt để máu lưu thông tốt hơn.

Thuốc Đông y hoàn toàn từ thảo dược nên rất phù hợp trong điều trị, nâng cao đề kháng cho người bệnh

Các bài thuốc Đông y có ưu điểm an toàn, lành tính, phù hợp với nhiều đối tượng người bệnh. Không những vậy, sử dụng thuốc Đông y để điều trị còn giúp chị em tăng sức đề kháng, kích thích sản sinh nội tiết tố tự nhiên, từ đó ức chế sự tấn công và phát triển của nấm, giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi.

Bạn đọc có thể tham khảo thêm thông tin về phương pháp điều trị nấm Candida hiệu quả, an toàn bằng Đông y dưới đây:

Viêm âm đạo do nấm Candida và phương pháp điều trị từ chuyên gia 40 năm kinh nghiệm  

Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà – Giám đốc Trung tâm Sản Phụ khoa Đông y Việt Nam

Cơ sở Hà Nội:

  • Địa chỉ: Số 123 đường Hoàng Ngân, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

  • Điện thoại tư vấn: (024) 7109 26680989 913 935  (có Zalo)

Cơ sở Hồ Chí Minh:

Phòng tránh bệnh nấm Candida ở phụ nữ

Một khi chị em hiểu được bệnh nấm Candida là gì, nguyên nhân và ảnh hưởng của bệnh chị em cần có những cách phòng tránh để bảo vệ sức khỏe của mình.

Đâylà một bệnh thường gặp ở phụ nữ, hầu hết tất cả chị em phụ nữ đều có nguy cơ mắc bệnh ít nhất một lần trong đời. Bệnh rất dễ mắc, nhưng cũng có thể chủ động phòng tránh, bằng cách thay đổi các thói quen sinh hoạt, vận động, ăn uống. Một số biện pháp phòng tránh bệnh như:

– Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày, nhất là trong những ngày kinh nguyệt cần phải vệ sinh nhiều hơn. Những ngày ra nhiều dịch âm đạo như ngày rụng trứng, ngày giáp hành kinh… cũng cần được vệ sinh nhiều hơn những ngày ít ra dịch để môi trường âm đạo không bị ẩm ướt và có mùi hôi.

– Không nên lạm dụng và sử dụng quá nhiều dung dịch vệ sinh phụ nữ, hạn chế làm môi trường pH của âm đạo bị thay đổi.

– Bỏ ngay thói quen thụt rửa âm đạo quá sâu khi vệ sinh.

– Giữ một chế độ ăn uống cân bằng và khoa học để không làm tính acid trong âm đạo bị giảm đi.

– Quan hệ tình dục an toàn và sạch sẽ.

Lời khuyên dành cho chị em bị bệnh nấm Candida là gì?

Chị em phụ nữ hãy chủ động thay đổi thói quen sinh hoạt, vệ sinh, chế độ ăn uống, sinh hoạt tình dục để bảo vệ tốt nhất cho vùng kín, hạn chế tối đa nguy cơ mắc nấm Candida. Luôn giữ vùng kín khô thoáng, sạch sẽ để loại nấm nguy hiểm này không có điều kiện, môi trường để sinh sống và phát triển.

Ngay khi thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu, triệu chứng bất thường của bệnh, hãy đến ngay các cơ sở y tế để khám, kiểm tra phát hiện sớm các vấn đề và điều trị bệnh kịp thời. Ngăn ngừa sự xâm nhập của nấm phụ khoa Candida là cách để ngăn các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi muốn gửi đến chị em để giải đáp câu hỏi bệnh nấm Candida là gì cũng như những dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả. Chị em hãy chủ động phòng tránh bệnh bằng những cách chúng tôi nêu trên giúp bảo vệ sức khỏe tốt nhất.

Xem Thêm:

Mách bạn cách điều trị nấm Candida sinh dục hiệu quả

Những triệu chứng nguy hiểm của bệnh nấm Candida

Thanh Vũ (Tổng hợp)

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo