5 triệu chứng nhiễm nấm candida mãn tính bạn không thể bỏ qua

Bài nên đọc:

>> Bệnh nấm candidan đường tiêu hóa, mối nguy hiểm rình rập

>> Giải đáp: Bị nấm candida có gây vô sinh không?

Triệu chứng nhiễm nấm candida mãn tính

Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà – Giám đốc Trung tâm Sản phụ khoa Đông y Việt Nam cho hay, tình trạng nhiễm nấm Candida được biểu hiện rất khác nhau ở từng bệnh nhân vì điều này tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. Tuy nhiên, bệnh sẽ có những biểu hiện đặc trưng để chị em có thể nhận biết đó là:

1. Mệt mỏi

Bạn luôn ngủ đủ giấc, thậm chí là ngủ rất nhiều nhưng lại luôn cảm thấy kiệt sức thì rất có thể bạn đã gặp phải tình trạng mệt mỏi mãn tính. Triệu chứng này thường kéo dài 6 tháng, đi kèm là các biểu hiện đau nhức khớp, đau đầu, trí nhớ kém, khó tập trung, đau họng.

Triệu chứng nhiễm nấm candida mãn tính là luôn mệt mỏi

Triệu chứng nhiễm nấm Candida mãn tính là luôn mệt mỏi

Bác sĩ Hà cũng nói thêm, nhiễm nấm candida không phải là nguyên nhân chính dẫn tới triệu chứng này. Song việc nhiễm nấm có thể làm tăng nguy cơ mệt mỏi ở các bệnh nhân.

2. Tâm trạng bất ổn

Trong chẩn đoán nhiễm nấm candida mãn tính, các bác sĩ thường gặp khá nhiều khó khăn vì bệnh có những biểu hiện tương tự như các vấn đề sức khỏe, trong đó có chứng rối loạn tâm trạng.

Ở các bệnh nhân nhiễm nấm candida, tâm trạng thường bất ổn, thường xuyên lo âu, nổi cáu. Thậm chí là trầm cảm và hoảng loạn.

3. Triệu chứng nhiễm nấm Candida mãn tính là nấm miệng (tưa miệng)

Tưa miệng là khi người bệnh nhiễm nấm candida ở khoang miệng, chúng ảnh hưởng trực tiếp tới các mô nhầy. Khi bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời rất có thể chúng sẽ lây lan và gây bệnh cho van tim, gan, phổi và đường tiêu hóa.

Tưa miệng cũng là triệu chứng của nhiễm nấm candida mãn tính

Tưa miệng cũng là triệu chứng của nhiễm nấm candida mãn tính

4. Viêm xoang

Việc nhiễm nấm candiad rất có thể sẽ khiến bạn gặp phải tình trạng ho nhiều, nghẹt mũi, dị ứng, đi kèm là các triệu chứng cảm cúm. Do đó, khi gặp những triệu chứng này bạn nên kiểm tra để chắc chắn rằng chúng không liên quan tới nấm candida.

5. Nhiễm nấm da và móng

Biểu hiện của triệu chứng này đó chính là vùng móng chân, móng tay, bàn chân bị nhiễm nấm. Bệnh có thể tái phát thường xuyên và đó là biểu hiện của nhiễm nấm candida mãn tính, bạn cần đặc biệt chú ý.

Ngoài ra, khi không may nhiễm nấm candida, các bệnh nhâ còn xuất hiện các triệu chứng như là: Nhiễm trùng âm đạo, tái phát nhiễm trùng đường tiết niệu; suy đường tiêu hóa; não phủ màng; mất cân bằng hormone.

Nguyên nhân nhiễm nấm Candida mãn tính

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới nhiễm nấm Candida mãn tính, trong đó cần phải kể đến những yếu tố sau:

1. Lạm dụng thuốc kháng sinh

Kháng sinh là một trong những loại thuốc cần thiết để điều trị một số bệnh liên quan đến vi khuẩn hoặc chống lại các bệnh nhiễm khuẩn trên cơ thể. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân lại quá lạm dụng thuốc kháng sinh dẫn tới tình trạng tiêu diệt hết lợi khuẩn – kháng kháng sinh. Chính điều này đã tạo môi trường thuận lợi để Candida sinh sôi, phát triển nhanh chóng.

Lạm dụng thuốc kháng sinh dấn đến nhiễm nấm Candida mãn tính

Lạm dụng thuốc kháng sinh dấn đến nhiễm nấm Candida mãn tính

2. Uống thuốc Corticosteroid

Đối với các bệnh nhân hen suyễn, việc sử dụng corticosteroid trong điều trị có thể là nguyên nhân dẫn tới nhiễm nấm candida ở niêm mạc miệng.

Nguyên nhân chủ yếu là do người bệnh không được vệ sinh sạch sẽ vùng miệng sau khi xịt thuốc. Do đó, sau mỗi lần xịt thuốc bệnh nhân nên súc miệng sạch với nước để tráng nấm có nguy cơ phát triển.

3. Sử dụng thuốc tránh thai dẫn đến nhiễm nấm candida mãn tính

Khác với các loại thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai không là nguyên nhân trực tiếp khiến cho candida phát triển.

Tuy vậy, với các chị em phụ nữ khi sử dụng thuốc kháng sinh và ăn nhiều đường tinh luyện khi uống thuốc tránh thai thì việc nhiễm nấm candida hoàn toàn có thể xảy ra. Vì lúc này, hệ miễn dịch của chị em suy giảm, tạo môi trường thuận lợi cho các tế bào nấm Candida sinh sôi và phát triển.

4. Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường dễ bị nhiễm nấm candida mãn tính

Đối với các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường loại 1, 2 thì lượng đường trong khoang miệng và các mô thường cao hơn những người bình thường. Đặc điểm của candiad là nấm ăn đường nên những bệnh nhân tiểu đường cũng có nguy cơ nhiễm nấm Candida khá cao. Bên cạnh đó những bệnh nhân này có hệ miễn dịch rất yếu nên việc nấm Candida tái phát nhiều lần thường xuyên diễn ra.

5. Hệ miễn dịch suy giảm

Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người già, bệnh nhân HIV/AIDS,… cùng một số bệnh khác có hệ miễn dịch kém là những đối tượng dễ bị nhiễm nấm candida mãn tính.

Hệ miễn dịch suy yếu khiến chị em dễ nhiễm nấm Candida mãn tính

Hệ miễn dịch suy yếu khiến chị em dễ nhiễm nấm Candida mãn tính

6. Xạ trị, dùng hóa chất để điều trị ung thư

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng hóa chất, xạ trị ở các bệnh nhân ung thư ngoài tiêu diệt các tế bào ung thư quá trình này còn tiêu diệt các các lợi khuẩn. Từ đó, tạo điều kiện cho nấm Candida xâm nhập và phát triển mạnh.

Cách điều trị nhiễm nấm Candida mãn tính

Nhiễm nấm Candida mãn tính sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu như không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp như: Gây ra các viêm nhiễm khác, suy giảm hệ miễn dịch, nhiễm trùng máu, gây vô sinh.

Chính vì vậy, việc chị em chú ý đến cơ thể, phát hiện sớm bệnh là cách bảo vệ sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng tốt nhất.

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị nhiễm nấm Candida mãn tính từ Tây y, mẹo dân gian, cho đến cách chữa Đông y. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng.

  • Chữa nấm Candida mãn tính bằng Tây y: Các thuốc diệt nấm dạng uống hoặc đặt âm đạo, kem bôi là lựa chọn cho chị em. Hiệu quả mà thuốc Tây mang lại khá nhanh, nhưng dễ gây tác dụng phụ khi sử dụng.
  • Mẹo dân gian: Có rất nhiều chị em cũng sử dụng mẹo dân gian như lá chè xanh, giấm táo, lá trầu không… Cách chữa này chỉ có thể khắc phục được một phần triệu chứng của bệnh chứ không điều trị tận gốc.
  • Phương pháp ngoại khoa: Nếu chị em bị nhiễm nấm Candida mãn tính kèm theo các biến chứng nguy hiểm bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp ngoại khoa. Cụ thể là phẫu thuật loại bỏ các tế bào viêm nhiễm.
  • Đông y chữa nấm Candida: Đây là phương pháp được nhiều chị em tin tưởng vì sự lành tính, an toàn. Vị thuốc đều các thảo dược thiên nhiên không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên thuốc có hiệu quả chậm, đòi hỏi sự kiên trì của người bệnh.

Đông y chữa nấm Candida được nhiều chị em tin tưởng

Đông y chữa nấm Candida được nhiều chị em tin tưởng

Khắc phục nhiễm nấm Candida mãn tính bằng phương pháp Đông – Tây y kết hợp

Một trong những phương pháp chữa nhiễm nấm Candida mãn tính được nhiều người đánh giá cao đó là sự kết hợp của Đông và Tây y. Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà được xem là người mở đầu cũng như phát triển phương pháp này mang lại hiệu quả cao.

Nhiễm nấm Candida có đặc trưng là gây ra những triệu chứng ngứa nghiêm trọng nên cần có sự kết hợp của cả 2 phương pháp. Thuốc Tây, cụ thể là thuốc đặt âm đạo với tác động nhanh kết hợp thuốc ngâm rửa Đông y của bác sĩ Hà sẽ giảm nhanh triệu chứng ngứa tại chỗ, giúp người bệnh thoải mái hơn.

Trong khi đó, thuốc uống thường có tác dụng chậm hơn nhưng lại điều trị từ sâu bên trong. Bên cạnh đó, các vị thuốc gồm xà sàng tử, khổ sâm, hoàng bá… với tác dụng bổ thận, kiện tỳ… giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch, ngăn ngừa viêm nhiễm tấn công.

Là người có gần 40 năm kinh nghiệm trong khám chữa bệnh viêm nhiễm phụ khoa, bác sĩ Đỗ Thanh Hà luôn coi trọng và cẩn thận vấn đề chất lượng thuốc. Cho nên thuốc được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi nhập về từ vườn thuốc trên đất nước Việt Nam. Nhờ vậy, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng mà không lo tác dụng phụ nếu dùng đúng liều, lượng, đúng quy trình.

Những lưu ý khi nhiễm nấm Candida mãn tính

Khi không may có những biểu hiện của bệnh, bạn nên chú ý một số điểm sau:

Nhiễm nấm Candida mãn tính

Bác sĩ đưa ra lời khuyên cho bệnh nhân nhiễm nấm candida mãn tính

  • Đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.
  • Tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị bệnh.
  • Không nên tự điều trị tại nhà để tránh bệnh có những chuyển biến xấu đi.
  • Giữ thói quen sinh hoạt lành mạnh, ăn uống đủ chất. Nên hạn chế ăn đồ ngọt để quá trình điều trị hiệu quả hơn.

Trên đây là một số chia sẻ về vấn đề nhiễm nấm candida mãn tính để bạn đọc có thể tham khảo. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ phần nào giúp ích cho chị em trong quá trình tìm kiếm thông tin về bệnh. Khi phát hiện những triệu chứng của bệnh đừng quên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được khám và tư vấn kịp thời nhé!

Mọi vấn đề cần được giải đáp chị em hãy liên hệ tới địa chỉ sau, bác sĩ Đỗ Thanh Hà sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn về bệnh cũng như cách điều trị hiệu quả.

Trung tâm Sản phụ khoa Đông y Việt Nam

Cơ sở Hà Nội:

  • Địa chỉ: Số 123 đường Hoàng Ngân, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
  • Điện thoại tư vấn: (024) 7109 2668 – 0989 913 935 (có Zalo)

Cơ sở Hồ Chí Minh:

  • Địa chỉ: 48B Đặng Dung, P. Tân Định, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
  • Điện thoại tư vấn: 0912 507 855
  • Facebook: facebook.com/thacsibacsidothanhha
  • Email: bacsidothanhha@gmail.com
**Lưu ý: Bác sĩ Đỗ Thanh Hà chỉ khám chữa trực tiếp tại cơ sở Hà Nội

Xem thêm: Bị nấm Candida uống thuốc gì mau khỏi?

 Khuyên Đặng (Tổng hợp)

ArrayArray

Bình luận

  1. says: Trả lời

    E bị nhiễm nấm candida ở hậu môn , ai đã tùng đông tây y kết hợp mà khỏi chi e với

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo