Tầm soát bệnh ung thư cổ tử cung bao lâu có kết quả?
1. Những đối tượng nào nên xét nghiệm ung thư cổ tử cung?
Chị em phụ nữ là đối tượng có nguy cơ cao mắc phải bệnh ung thư cổ tử cung. Chính vì vậy những người ở độ tuổi từ 30 tuổi trở lên tốt nhất nên xét nghiệm ung thư cổ tử cung. Ngoài ra các chị em dưới 30 tuổi nếu trong gia đình có tiền sử mắc phải căn bệnh này thì cũng cần nhanh chóng tới bệnh viện để thực hiện xét nghiệm.
Phụ nữ từ 30 tuổi trở lên nên thực hiện xét nghiệm ung thư cổ tử cung
Bên cạnh đó khi thấy có những dấu hiệu bất thường như chảy máu âm đạo, đau vùng chậu, chân bị sưng hoặc phù nề, tiết dịch âm đạo bất thường thì tốt nhất nên đi đến bệnh viện để cho các bác sỹ thăm khám, tiến hành các xét nghiệm để xem bạn có bị mắc phải căn bệnh ung thư cổ tử cung hay không.
2. Đối tượng nào không nên xét nghiệm ung thư cổ tử cung
Đối với những trường hợp bệnh nhân trên 65 tuổi thì tầm kiểm soát âm tính thực hiện trước đó không có CIN2+ trong thời gian 20 năm gần nhất. Tầm soát âm tính đầy đủ phải có 3 lần Pap smear liên tục âm tính hoặc 2 bộ đôi xét nghiệm liên tục âm tính trong vòng 10 năm với lần xét nghiệm cuối trong vòng 5 năm.
Làm xét nghiệm ung thư cổ tử cung mất bao lâu?
Bởi vì đối tượng ngừng tầm soát sau 65 tuổi là do lượng CIN2+ hiếm, cho nên sẽ cho các kết quả xét nghiệm tầm soát bất thường với virus HPV, không phản ánh đúng tiền ung thư. Ngoài ra phương pháp soi cổ tử cung không phải là phương pháp tầm soát mà chỉ là một cách để chuẩn đoán và sinh thiết.
3. Xét nghiệm ung thư cổ tử cung mất bao lâu?
Nhiều nhiều chị em lại rất muốn biết xét nghiệm ung thư cổ tử cung mất bao lâu, có phải đợi chờ kết quả lâu không. Thì những thông tin sau đây sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc cho mình.
Để thực hiện xét nghiệm ung thư cổ tử cung thì bệnh nhân sẽ được các bác sỹ tiến hành theo một quy trình như sau:
– Đầu tiên các bác sỹ sẽ thực hiện khám lâm sàng.
– Sau đó là khám phụ khoa và soi cổ tử cung.
– Tiếp đến là làm một số xét nghiệm máu để xem xét về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
– Xét nghiệm Pap smear cùng với xét nghiệm HPV.
Quy trình làm xét nghiệm ung thư cổ tử cung
– Bước cuối cùng là bác sỹ sẽ đọc kết quả cho bệnh nhân và tư vấn cách điều trị phù hợp nhất cho người bệnh.
Khi thực hiện xét nghiệm Pap sẽ giúp các bác sỹ căn cứ vào để xác định bệnh nhân có bị mắc ung thư cổ tử cung hay không, hoặc phát hiện ra những tế bào bất thường sẽ dẫn đến căn bệnh ung thư cổ tử cung. Còn xét nghiệm HPV chỉ có tác dụng phát hiện tình trạng nhiễm virus HPV sẽ dẫn đến nguy cơ mắc phải bệnh mà thôi.
Việc xét nghiệm ung thư cổ tử cung mất bao lâu thì theo các bác sỹ thời gian đợi chờ kết quả rất nhanh chóng, chỉ sau một ngày sẽ cho bạn biết rõ chính xác kết quả.
4. Những lưu ý khi thực hiện xét nghiệm ung thư cổ tử cung
– Trước tiên bạn cần phải sắp xếp thời gian hợp lý và phải sạch kinh từ 3- 5 ngày.
– Trong trường hợp đang bị viêm nhiễm hay đặt thuốc điều trị viêm âm đạo, cần thiết sẽ tiến hành xét nghiệm sau lần sạch kinh của tháng tiếp theo.
– Trước khi thực hiện xét nghiệm ung thư cổ tử cung không nên quan hệ tình dục trong vòng 2 ngày, tránh tình trạng gây ra các vết trầy xước ở cổ tử cung, vì có thể sẽ dẫn đến thay đổi chất lượng của các tế bào mẫu, cũng như mang đến một kết quả không được chính xác.
– Không được sử dụng các loại kem bôi hay thuốc cũng như băng vệ sinh trước khi xét nghiệm, bởi vì chỉ cần một tác động sẽ làm che khuất những tế bào bất thường, đưa đến một kết quả không chính xác.
Trên đây là một số thông tin liên quna tới xét nghiệm ung thư cổ tử cung mất bao lâu, chúng tôi hy vọng đã mang tới cho các bạn những thông tin hữu ích nhất!
>> Tìm hiểu thêm : Điều trị ung thư cổ tử cung như thế nào đạt hiệu quả cao nhất
Minh Hương ( tổng hợp)
ArrayArray
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!