Từ A – Z những điều bạn phải biết nếu định đi khám thai ở viện C

Từ A – Z quy trình khám thai ở viện C

1. Đôi nét về viện C

– Trụ sở: 43 Tràng Thi, Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

– Liên hệ: 043 825 2161

– Lịch làm việc: 6h30 – 16h30 từ thứ 2 đến thứ 6. Thứ 7 và chủ nhật chỉ dành khám dịch vụ.

khám thai ở viện c

Khám thai ở viện C được nhiều người lựa chọn

Nếu bạn không thể đến khám tại bệnh viện thì có thể tham khảo phòng khám dịch vụ do các bác sĩ viện C mở tại cơ sở 56 Hai Bà Trưng.

Khu vực làm việc của viện C gồm 4 tòa nhà với chức năng cụ thể như sau:

– Nhà A: Tầng 1 là vị trí của khoa cấp cứu, tầng 2 là khoa khám vô sinh, khám thai dưới 3 tháng, khám mãn kinh. Tầng 3 là phòng sinh hóa và huyết học.

– Nhà H: Gồm có 4 tầng làm việc, tầng 1 là nơi siêu âm, chụp Xquang. Tầng 2 là khoa sản nhiễm khuẩn, tầng 3 là khoa chuẩn đoán trước sinh và trung tâm kế hoạch hóa gia đình. Tầng 4 là khám phụ khoa nội tiết.

– Nhà G: khu vực dành cho thai phụ trên 3 tháng, nơi trả giấy ra viện và giải quyết các thủ tục bảo hiểm y tế.

– Nhà E: làm việc tất cả các ngày trong tuần để chăm sóc sức khỏe sinh sản tại nhà.

2. Hướng dẫn làm thủ tục khám thai ở viện C

Khám thai ở viện C có đắt không?

Khám thai ở viện C có đắt không?

– Mua sổ khám tại tầng 1 nhà G

– Ngồi đợi đến lượt để mua hóa đơn khám bệnh

– Di chuyển đến vị trí phòng khám ghi trên phiếu khám

– Khám và làm các xét nghiệm theo yêu cầu của bác sĩ.

– Lấy máu để làm xét nghiệm tại tầng 1 nhà A sau đó đợi lấy kết quả và quay trở về phòng khám lúc đầu nghe bác sĩ đọc kết quả rồi kê đơn thuốc và dặn dò.

Hiện tại ở viện C áp dụng song song cả 2 hình thức khám thai bằng bảo hiểm và khám thai dịch vụ. Mỗi hình thức có ưu nhược điểm riêng, chẳng hạn, khám bảo hiểm giúp tiết kiệm chi phí nhưng lúc nào cũng trong tình trạng quá tải, thai phụ phải xếp hàng chờ đợi có khi mất cả ngày. Khám dịch vụ thì nhanh hơn, có thể khám ngoài giờ hành chính, khám nhanh, ít đông song chi phí đắt đỏ. Tùy thuộc vào hoàn cảnh cá nhân để chọn lựa cho phù hợp.

Với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực khám chữa sản phụ khoa, viện C không chỉ được các thai phụ tại Hà Nội tin tưởng lựa chọn mà nhiều người ở các tỉnh lân cận cũng tìm đến thăm khám ở những tuần quan trọng.

Những lưu ý dành cho thai phụ lần đầu đi khám

Khám thai ở viện C cần lưu ý gì?

Khám thai ở viện C cần lưu ý gì?

Với những thai phụ lần đầu khám thai ở viện C thì nên chú ý những điều sau:

– Thu thập thông tin sức khỏe của bản thân và những thành viên trong gia đình: Bản thân bạn bị mắc bệnh gì hay những thành viên khác trong nhà như chồng, bố mẹ, anh chị em hai bên bị mắc đều có thể di truyền sang em bé, vì vậy, hãy tìm hiểu kỹ, nếu trong gia đình có người mắc các bệnh như viêm gan B, HIV, huyết áp cao, tiểu đường… hãy báo với bác sĩ trong lần khám thai đầu tiên nhé.

– Nhớ lại xem trong khoảng thời gian gần đây bạn có dùng thuốc gì không, đã từng có con hay nạo phá thai, sẩy thai gì chưa…?

– Ghi lại ngày bắt đầu và ngày kết thúc chu kỳ kinh sẽ giúp bác sĩ tính ngày dự sinh chuẩn hơn.

– Lần đầu làm mẹ chắc hẳn còn nhiều bỡ ngỡ vì vậy hãy liệt kê danh sách những thắc mắc bạn chưa giải đáp được như khi nào thì nên bổ sung sắt, can xi, nên uống sữa bầu không, uống loại nào, có nên quan hệ tình dục khi mang thai không… bạn sẽ được bác sĩ giải đáp tận tình.

– Lịch khám thai lần sau sẽ được hẹn khi bạn đi khám lần trước, hãy ghi nhớ. Tốt nhất nên mang kết quả phiếu khám thai lần trước đi cùng để bác sĩ tiện theo dõi.

>> Xem thêm: Mẹ bầu cần biết khám thai định kỳ vào những tuần nào là chính xác nhất?

Minh Hương (t/h)

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo