Viêm vùng chậu: Tổng quan về bệnh viêm vùng chậu và cách điều trị

Viêm vùng chậu là tình trạng các bộ phận tử cung, buồng trứng, hai vòi trứng, ống dẫn trứng, bàng quang… bị viêm nhiễm do sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, nấm hoặc kí sinh trùng.

Viêm vùng chậu được các bác sĩ chuyên khoa đánh giá là một loại bệnh phụ khoa cực kỳ nghiêm trọng bởi vùng chậu bao gồm rất nhiều bộ phận sinh sản của phụ nữ. Bị viêm vùng chậu đồng nghĩa là các bộ phận kể trên đều có vấn đề, trực tiếp gây nên bệnh vô sinh ở nữ giới.

Biểu hiện viêm vùng chậu

Hiện tượng viêm vùng chậu là sự báo hiệu cơ quan sinh dục của phụ nữ đang bị viêm nhiễm, nhiễm trùng một cách trầm trọng. Có những dấu hiệu viêm vùng chậu sau đây:

  • Khi đi tiểu, cơ quan sinh dục cảm thấy nóng rát
  • Đau lưng, đau nhức một bên hông, đau vùng bụng dưới sau khi quan hệ tình dục, giảm ham muốn tình dục. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc đau dữ dội, đặc biệt là trong những ngày rụng trứng, tiền kinh nguyệt.

  • Vùng âm đạo tiết nhiều khí hư có màu trắng đục, xanh hoặc vàng, mùi hôi tanh khó chịu đôi khi kèm lẫn máu.

  • Người bị sốt cao hoặc ớn lạnh toàn thân, chán ăn, cân nặng bị sụt giảm bất thường.
  • Xuất huyết âm đạo khi không phải đang trong chu kỳ kinh nguyệt.
  • Rối loạn kinh nguyệt, máu kinh có mùi hôi.

Trên đây là một số triệu chứng để phát hiện bệnh viêm vùng chậu mà chị em có thể dễ dàng nhận ra. Tuy nhiên, các dấu hiệu này dễ gây hiểu nhầm với những bệnh phụ khoa khác nên để phát hiện chính xác, chị em nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám một cách kỹ lưỡng.

Nguyên nhân viêm vùng chậu

Rất nhiều chị em đều có chung thắc mắc vì sao bị viêm vùng chậu, dưới đây là một số nguyên nhân chính gây nên bệnh phụ khoa này.

Quan hệ tình dục không lành mạnh

Theo thông tin của DSTDP – Ban Phòng chống bệnh lây nhiễm qua đường tình dục thuộc Trung tâm Kiểm soát và CDC – Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) do các loại vi khuẩn như neisseria gonorrheae và chlamydia trachomatis nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra bệnh viêm vùng chậu.

Vi khuẩn lây qua đường tình dục là nguyên nhân chính gây viêm vùng chậu

Vi khuẩn lây qua đường tình dục là nguyên nhân chính gây viêm vùng chậu.

Tình trạng quan hệ không lành mạnh, quan hệ quá sớm hoặc quan hệ với nhiều bạn tình của một số chị em là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh viêm vùng chậu, nhất là khi quan hệ với những người mang sẵn bệnh truyền nhiễm trong cơ thể hoặc trong quá trình quan hệ không dùng các biện pháp phòng tránh như bao cao su, khiến cho các vi khuẩn, nấm dễ dàng xâm nhập vào bên trong thông qua vùng kín.

Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ

Lười không vệ sinh vùng kín đồng nghĩa bạn đã tạo cơ hội cho các vi khuẩn, virus, nấm, kí sinh trùng sinh sôi, nảy nở, từ đó gây nên những bệnh phụ khoa thường gặp như viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung,… lâu dần sẽ trở thành viêm vùng chậu.

Vào những ngày đèn đỏ, nữ giới cần chú ý thay băng vệ sinh đều đặn, không để vùng kín quá ẩm ướt bởi máu kinh cũng là môi trường phát sinh thuận lợi của rất nhiều mầm mống bệnh.

Đặc biệt, trước khi quan hệ tình dục, người nam hoặc nữ không vệ sinh vùng kín sạch sẽ, khi “cậu nhỏ” vào sâu bên trong tử cung sẽ đưa theo các vi khuẩn có hại gây nên bệnh phụ khoa.

Tiền sử nạo phá thai và biến chứng sau phẫu thuật

Chị em có tiền sử nạo phá thai hay sinh đẻ nhiều thì tử cung sẽ bị tổn thương nghiêm trọng. Do vậy, chỉ cần sống trong điều kiện môi trường ô nhiễm hay không vệ sinh vùng kín thường xuyên, bạn cũng sẽ dễ dàng bị mắc bệnh.

Phá thai, nạo hút, đặt vòng tránh thai, thông tắc vòi trứng,… tại những cơ sở y tế không đảm bảo, các bác sĩ thực hiện phẫu thuật không có chuyên môn cao sẽ khiến cho bệnh nhân gặp phải tình trạng nhiễm trùng, viêm nhiễm cơ quan sinh dục. Vấn đề này kéo dài, không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến bị viêm vùng chậu, thậm chí là vô sinh.

Sử dụng băng vệ sinh không chất lượng

Nhiều chị em do muốn tiết kiệm chi tiêu nên lựa chọn những loại băng vệ sinh kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ cộng với việc không thay băng theo khuyến nghị là 4 – 6 tiếng một lần, dẫn đến vùng kín thường xuyên có mùi hôi, khí hư ra nhiều, máu kinh bị vón cục hay có màu đen, ngứa ngáy khó chịu. Từ đó, vi khuẩn có cơ hội phát triển và gây bệnh viêm vùng chậu.

Lây nhiễm từ các cơ quan lân cận

Không giống với những bệnh phụ khoa khác, viêm vùng chậu còn có thể phát sinh từ việc viêm nhiễm, nhiễm trùng từ các cơ quan lân cận khác như viêm ruột thừa, viêm màng bụng,… Bệnh nhân không chữa trị ngay mà để lâu dài sẽ gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác như buồng trứng, tử cung và gây viêm vùng chậu.

Các giai đoạn của bệnh viêm vùng chậu

Viêm vùng chậu cấp tính

Viêm vùng chậu cấp tính được xem là giai đoạn đầu của bệnh, triệu chứng viêm vùng chậu điển hình là sốt, toàn thân ớn lạnh, đau bụng dưới, ra nhiều dịch trắng có mùi hoặc ra mủ có màu vàng xanh.

Nếu như hình thành khối u phía trước màng bụng sẽ có những biểu hiện như tiểu nhiều, tiểu buốt.

Viêm vùng chậu mãn tính

Bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính thì trở nên cực kỳ nghiêm trọng mà nguyên nhân chủ yếu là do người bệnh không chữa viêm vùng chậu kịp thời ở giai đoạn cấp tính.

Ở thời kỳ này, người bệnh sẽ thấy cơ thể suy nhược rõ ràng, rối loạn kinh nguyệt, khí hư rất nhiều, đau bụng, đau lưng, thậm chí là hình thành các khối u và vô sinh.

Tác hại khôn lường của bệnh viêm vùng chậu

Mang thai ngoài tử cung

Theo các bác sĩ chuyên khoa, viêm vùng chậu không được chữa trị sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình di chuyển của trứng vào tử cung. Khi trứng không di chuyển được sẽ xảy ra hiện tượng làm tổ và mang thai ngoài tử cung.

Áp-xe buồng trứng

Viêm vùng chậu không được điều trị hiệu quả có thể gây áp-xe. Áp-xe được hình thành do vòi trứng bị tắc dính, chất dịch không bài tiết và ứ mủ vòi trứng.

So sánh giữa hệ thống sinh sản bình thường ở nữ giới và khi bị viêm vùng chậu

So sánh giữa hệ thống sinh sản bình thường ở nữ giới và khi bị viêm vùng chậu.

Thông thường, khối áp-xe xuất hiện ở ống dẫn trứng nhưng cũng có thể ở ruột non, ruột già hay ruột thừa. Nguy hiểm hơn là khối áp-xe có thể vỡ trong ổ bụng gây viêm phúc mạc.

Vô sinh

Khi viêm vùng chậu trở nên trầm trọng, các cơ quan sinh sản như tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng và các viêm mạc vùng chậu bị ảnh hưởng dẫn tới nguy cơ vô sinh ở chị em phụ nữ.

Các phương pháp điều trị và phòng tránh viêm vùng chậu

Viêm vùng chậu dùng thuốc gì? Cách chữa viêm vùng chậu? Khám viêm vùng chậu ở đâu?… là những câu hỏi mà không ít bệnh nhân thắc mắc.

Khi đến các cơ sở y tế, các bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện siêu âm viêm vùng chậu. Sau đó, căn cứ vào tình trạng của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chọn phương pháp điều trị bệnh viêm vùng chậu hiệu quả. Và hiện nay, có hai cách chữa bệnh điển hình nhất đó là điều trị nội khoa và ngoại khoa.

Điều trị nội khoa

Đây là phương pháp sử dụng thuốc kháng sinh đặc trị, giúp đẩy lùi tình trạng bệnh cho tới khi khỏi hoàn toàn. Điều trị nội khoa thường được áp dụng khi bệnh nhân đang ở giai đoạn đầu – giai đoạn cấp tính.

Bệnh nhân không nên tự ý sử dụng thuốc mà phải có sự hướng dẫn của bác sĩ, tránh rủi ro bị nhờn thuốc hoặc ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản về sau.

Điều trị ngoại khoa

Khi bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính thì người bệnh cần điều trị ngoại khoa. Điển hình như dùng phương pháp đốt điện hay kỹ thuật xâm lấn tối thiểu hoặc dao LEEP… giúp giảm thời gian chữa bệnh, không gây tổn hại đến sức khỏe và chữa bệnh dứt điểm.

Hiện nay, ngoài các bệnh viện lớn thì có rất nhiều phòng khám phụ khoa nổi tiếng mà bạn có thể dễ dàng đến thăm khám và điều trị.

Để tránh cho bản thân không mắc các bệnh phụ khoa nói chung và viêm vùng chậu nói riêng, chị em phụ nữ cần thuộc nằm lòng nguyên nhân gây bệnh để tự rút ra những cách phòng tránh hiệu quả.

Theo đó, chị em cần giữ gìn vệ sinh vùng kín đúng cách, thường xuyên nhưng không vệ sinh quá nhiều lần trong ngày hay thụt rửa sâu vào âm đạo; quan hệ tình dục lành mạnh, không bừa bãi, không thô bạo và chú ý sử dụng bao cao su để giảm thiểu tối đa việc lây nhiễm các bệnh phụ khoa trong quá trình giao hợp.

Một số phương pháp điều trị viêm vùng chậu tại nhà

Một số phương pháp điều trị viêm vùng chậu tại nhà.

Bệnh viêm khớp cùng chậu

Cũng liên quan tới vùng chậu, bệnh viêm khớp cùng chậu cũng là một bệnh lý hết sức nguy hiểm.

Hai khớp cùng chậu nằm ở phía sau, giữa hai mông – vị trí tiếp giáp giữa xương cùng cụt nằm dưới cột sống thắt lưng và phía sau của hai xương cánh chậu.

Khi khớp cùng chậu bị viêm, bạn sẽ cảm thấy đau ở cột sống thắt lưng cùng, giữa hai mông, vùng chậu hông hoặc có thể teo cơ mông.

Với phụ nữ, viêm khớp cùng chậu thường gặp với phụ nữ trong thời gian mang thai do khi thai phát triển, gây ứ huyết vùng chậu, chèn ép bàng quang khiến việc thải nước tiểu gặp khó khăn, từ đó dễ gây viêm nhiễm ngược dòng.

Còn ở nam giới, viêm khớp cùng chậu liên quan đến một số bệnh lý như viêm cột sống dính khớp, viêm khớp vảy nến, viêm khớp phản ứng… Trong đó, viêm khớp cùng chậu thuộc nhóm bệnh lý cột sống huyết thanh âm tính. Thông thường có viêm khớp cùng chậu một bên và viêm khớp cùng chậu hai bên.

Không giống với nguyên nhân gây bệnh viêm khớp cùng chậu ở phụ nữ, bệnh viêm khớp cùng chậu ở đàn ông thường do yếu tố cơ địa, làm việc quá sức hay do di truyền trong gia đình. Khi bị bệnh, người bệnh sẽ cảm thấy đau hông; đau thắt lưng âm ỉ và dai dẳng; đau ở vùng cột sống, giữa hai mông và vùng chậu hông; cứng và tê xuống hai chân, lan sang đùi, cẳng chân… Điều này khiến cho việc đi lại và sinh hoạt hàng ngày vô cùng khó khăn, thậm chí nếu không được chữa trị sẽ dẫn tới tình trạng bại liệt.

Cách điều trị bệnh lý viêm khớp cùng chậu thường dùng hiện nay là sử dụng thuốc các thuốc kháng sinh: Cụ thể các thuốc như:

+ Thuốc Doxycyclin 100mg: Liều lượng sử dụng: Uống 2 lần một ngày hoặc thuốc Amoxycyclin 500mg, uống 3 lần một ngày, uống liên tục trong thời gian 2 – 4 tuần.

+ Sử dụng các thuốc có tác dụng chống viêm, thuốc giảm đau hay tiêm corticoid vào khớp cùng chậu.

+ Với những trường hợp bệnh nặng bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh dùng thêm các thuốc như: Cefotaxime (thuốc kháng sinh), sử dụng thuốc Ceftriaxone kết hợp với Metronidazole…

Khi phát hiện bệnh, bạn nên thăm khám và làm theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, để duy trì các chức năng vận động bình thường của cột sống bệnh nhân cần thực hiện các bài tập thể dục.

Như vậy, trên đây là những thông tn về bệnh phụ khoa viêm vùng chậu mà chị em nên đặc biệt lưu ý. Bởi vì là một bệnh có thể gây nên tình trạng vô sinh cho người bệnh cho nên khi có những triệu chứng đầu tiên như đau lưng, đau vùng bụng dưới, xuất huyết âm đạo bất thường… thì chị em nên đến bệnh viện uy tín để kiểm tra và điều trị sớm nhất.

Chúc chị em sức khỏe!

Phượng Nguyễn (Tổng hợp)

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo