Nhiễm nấm Candida vùng miệng: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Bài nên đọc:

>> Nguyên nhân và cách phòng tránh hiệu quả khi bị nấm Candida môi

>> Nấm Candida lưỡi và những thông tin hữu ích cho bạn

Triệu chứng nhiễm nấm Candida vùng miệng

Ban đầu, nấm candida vùng miệng có thể không có dấu hiệu đáng chú ý. Các dấu hiệu thường xuất hiện đột ngột, nhưng chúng có thể tồn tại trong một thời gian dài, bao gồm:

  • Triệu chứng nhiễm nấm Candida vùng miệng ở trẻ em và người lớn

Với đối tượng trẻ em và người lớn, khi bị nhiễm nấm Candida ở vùng miệng sẽ xuất hiện những dấu hiệu sau đây:

– Tổn thương kem trắng bên trên lưỡi, bên trong má, trên vòm miệng, lợi và amiđan.

nhiễm nấm Candida vùng miệng

Hình ảnh nhiễm nấm Candida vùng miệng

– Có biểu hiện nứt ở góc miệng.

– Mất vị giác.

– Có cảm giác bông trong miệng.

– Trường hợp bệnh nhiễm nấm Candida vùng miệng ở giai đoạn nặng, các tổn thương do nấm Candida albicans gây ra có thể lan xuống vào thực quản. Khi đó, bệnh nhân sẽ thấy khó nuốt hoặc cảm thấy như là thức ăn đang mắc kẹt trong cổ họng.

  • Đối với trẻ sơ sinh và phụ nữ đang cho con bú

– Trong miệng trẻ có những đốm trắng không bóc tách được, nếu cố bóc ra thì gây chảy máu.

– Trẻ biếng ăn, khó chịu, hay quấy khóc.

– Việc trẻ bị nhiễm nấm Candida vùng miệng có thể lây qua lại giữ vú mẹ và miệng của bé. Khi đó người mẹ có một số triệu chứng như: ngứa núm vú, da tuyết bong ra ở quầng vú, đau đâm sâu bên trong vú, núm vú đau nhói bất thường khi cho con bú.

Triệu chứng nhiễm nấm Candida vùng miệng

Khi nhiễm nấm Candida ở vùng miệng, trẻ thường hay quấy khóc, biếng

Nguyên nhân nhiễm nấm Candida vùng miệng

Người nhiễm nấm Candida tại vùng miệng có thể xảy ra khi hệ thống miễn dịch bị suy yếu đi vì bệnh hoặc các loại thuốc như prednisone, hoặc khi kháng sinh làm nhiễu loạn sự cân bằng tự nhiên của các vi sinh vật trong cơ thể.

Khi cơ thể ở trạng thái bình thường, hệ thống miễn dịch hoạt động để đẩy lùi các sinh vật gây hại xâm nhập vào cơ thể như virus, vi khuẩn và nấm, đồng thời duy trì một sự cân bằng giữa các vi khuẩn “tốt” và “xấu” trú ngụ trong cơ thể. Nhưng trong trường hợp hệ miễn dịch suy yếu, các cơ chế không bảo vệ, tạo điều kiện để nấm candida sinh sôi phát triển trong cơ thể, gây nên bệnh nấm candida vùng miệng.

Những người dễ bị nhiễm nấm Candida vùng miệng:

Bệnh nhân nhiễm HIV/ AIDS: Các virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV) cũng như virus gây bệnh AIDS có thể phá hủy các tế bào của hệ miễn dịch. Bệnh nấm candida ở miệng tái phát nhiều lần có thể là dấu hiệu đầu tiên của nhiễm trùng HIV.

Bệnh nhân ung thư: Nếu bạn đang mắc bệnh ung thư, hệ thống miễn dịch của bạn bị suy yếu, đồng thời bạn phải trải qua các phương pháp điều trị như hóa trị và xạ trị, càng làm tăng nguy cơ nhiễm nấm Candida trong miệng.

Nguyên nhân nhiễm nhấm Candida vùng miệng

Bệnh nhân ung thư có nguy cơ cao nhiễm nấm Candida vùng miệng

Bệnh nhân tiểu đường: Nếu bệnh nhân tiểu đường kiểm soát tốt lượng đường trong cơ thể, đồng thời không chữa bệnh kịp thời thì trong nước bọt có thể chứa một lượng đường lớn, từ đó khuyến khích sự phát triển của candida.

Cách phòng ngừa bệnh nhiễm nấm candida vùng miệng

Để phòng bệnh lý này không khó, chỉ cần bạn lưu ý và thực hiện tốt những vấn đề sau đây:

– Chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Mỗi ngày đánh răng ít nhất 2 lần vào sáng và tối. Dùng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần/ngày.

– Thường xuyên thay bàn chải đánh răng. Không dùng chung bàn chải đánh răng với những người khác trong gia đình.

– Phòng nhiễm nấm Candida vùng miệng bằng cách súc miệng hàng ngày bằng nước muối loãng.

– Đối với bà mẹ cho con bú: Dùng miệng đệm mỗi khi cho bé bú, điều này ngăn ngừa các loại nấm lây lan ra quần áo. Thường xuyên giặt sạch miếng đệm và áo ngực cho con bú, phơi khô ráo dưới ánh nắng mặt trời rồi mới tiếp tục sử dụng.

– Cố gắng hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa lượng đường và nấm men lớn (bánh kẹo, đồ uống có gas,…)

– Mỗi người nên khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để có thể kịp thời phát hiện và điều trị bệnh nhiễm nấm Candida vùng miệng.

Như vậy, trên đây là những thông tin về nhiễm nấm Candida vùng miệng mà bạn đọc cần lưu ý. Nếu xuất hiện những dấu hiệu lạ tại vùng miệng, tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám, từ đó có cách điều trị phù hợp.

Xem Thêm:

Bị nấm Candida uống thuốc gì mau khỏi nhất?

Minh Nguyệt (Tổng hợp)

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo