Nguyên nhân và cách phòng tránh hiệu quả khi bị nấm Candida môi
Bài nên đọc:
>> Nguyên nhân nhiễm nấm Candida vùng miệng và cách phòng ngừa hiệu quả
>> Nấm Candida ở lưỡi: Tổng quan về bệnh và cách điều trị nấm Candida ở lưỡi
“Gần 1 tháng nay, con trai tôi thường hay quấy khóc mỗi khi tôi cho ăn, thậm chí bé còn nôn, trớ nhiều. Tôi thấy trên môi và họng bé xuất hiện những mảng nấm trắng li ti. Tưởng chỉ là cặn sữa nhưng khi dùng khăn mỏng đưa vào lau thì cháu khóc thét lên giống như chạm vào vết thương hở. Tôi hỏi thì thấy mọi người bảo cháu bị nhiễm nấm Candida môi và họng. Tôi rất lo lắng, không biết làm cách nào cháu mới hết bệnh được”.
Đó là tâm sự của chị Nguyễn Thu Hương (Bắc Ninh) về bệnh nấm Candida môi. Đây là căn bệnh khá phổ biến ở trẻ em, thường xuất hiện khi hệ thống miễn dịch và sức đề kháng của trẻ chưa phát triển hoàn thiện.
Nhiễm nấm Candida môi khiến trẻ thường xuyên quấy khóc
Chị Hương cho biết, bệnh nấm Candida xuất hiện ở môi khiến bé ngày càng quấy khóc, hay cáu gắt và ăn uống khó khăn hơn. Chị đã mua thử thuốc nấm về bôi nhưng thấy bệnh không những thuyên giảm mà còn có dấu hiệu nặng hơn, phần họng nổi nhiều mẩn đỏ hơn.
Vậy, đâu là nguyên nhân gây bệnh nấm Candida môi trẻ và làm cách nào để điều trị căn bệnh này? Chúng tôi sẽ giải đáp qua bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gây bệnh nấm Candida môi
Hầu hết, bệnh nấm Candida môi thường bị mắc phải ở trẻ em là do hệ thống miễn dịch và sức đề kháng của trẻ còn yếu, chưa phát triển hoàn thiện. Do đó, loại nấm này phát triển mạnh hơn khiến bé xuất hiện những mảng trắng trên môi và phần họng.
Ngoài ra, nguyên nhân gây bệnh nấm Candida môi cũng là do trẻ còn nhỏ nên việc vệ sinh, chăm sóc răng miệng rất khó, vi khuẩn nấm có thể dễ dàng phát triển và lây lan hơn.
Ngoài ra, việc trẻ bị nhiễm nấm Candida cũng có thể do lây qua lại giữ vú mẹ và miệng của bé. Khi đó người mẹ có một số triệu chứng như: Ngứa núm vú, da tuyết bong ra ở quầng vú, đau đâm sâu bên trong vú, núm vú đau nhói bất thường khi cho con bú.
Thuốc điều trị và cách phòng nấm Candida môi tái phát
Việc chẩn đoán và điều trị bệnh nấm Candida môi không khó, nhưng nếu bố mẹ tự ý mua thuốc cho con uống có thể khiến bệnh nặng hơn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề ăn uống của trẻ. Đối với trường hợp của chị Hương, việc bệnh của bé nặng hơn cũng là do chị lựa chọn thuốc chưa đúng với bệnh.
Bệnh nấm Candida gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé
-
Lựa chọn thuốc điều trị nấm Candida môi hiệu quả
Theo các chuyên gia, thông thường nếu bé khỏe mạnh thì điều trị nấm Candida môi chỉ cần rơ miệng bằng thuốc kháng nấm, đồng thời tăng cường vệ sinh răng miệng nhằm loại bỏ các yếu tố thuận lợi cho nấm Candida phát triển.
Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu một vài loại thuốc đặc trị bác sĩ khuyên dùng khi trẻ bị nhiễm nấm Candida môi.
+ Nystatin: Dạng uống được nghiền nát hoặc dạng bột hòa nước để rơ miệng đều sử dụng tốt. Tuy nhiên loại thuốc này có vị hơi khó chịu cho bé khi rơ miệng.
+ Miconazole: Thuốc điều trị nấm Candida môi này có dạng gel. Miconazole có mùi đỡ khó chịu, dễ được các bé chấp nhận hơn Nystatin. Tuy nhiên, lưu ý không dùng thuốc này cho trẻ dị ứng với miconazol, trẻ bị bệnh về gan.
+ Fluconazole: Trẻ có hệ miễn dịch bình thường không được sử dụng loại thuốc này.
+ Thuốc tím Gentian: Có hiệu quả nhưng có thể gây viêm loét niêm mạc miệng. Ngoài ra, thuốc này gây bẩn da và quần áo.
Ngoài ra, khi phát hiện trẻ bị nấm Candida môi, việc bố mẹ cần làm là đánh tưa miệng cho trẻ. Việc làm này có thể kích thích gây buồn nôn và khiến trẻ khó chịu. Do vậy, thời điểm đánh tưa miệng tốt nhất là lúc trẻ đói, tránh đánh tưa sau khi trẻ ăn no vì có thể gây nôn trớ thức ăn ra ngoài.
-
Cách phòng ngừa bệnh nấm Candida môi tái phát
Mặc dù một số trẻ bị nhiễm nấm Candida môi, đã được điều trị đúng thuốc, đủ thời gian nhưng sau đó hay bị tái phát, hay kéo dài là do bị tái nhiễm từ các dụng cụ sinh hoạt có nhiễm nấm Candida chưa được làm sạch hoặc từ các vật dụng có nhiễm nấm như bàn chải, đồ chơi…
Thường xuyên vệ sinh miệng cho trẻ để tránh bị nhiễm nấm Candida môi
Do đó, để tránh bệnh nấm Candida môi tái phát, bạn cần:
+ Vệ sinh sạch sẽ núm vú giả, đồ chơi, dụng cụ ăn của bé sạch sẽ.
+ Thường xuyên cho trẻ uống nước để tránh khô miệng.
+ Sử dụng thuốc kháng sinh, corticoid đúng chỉ định bác sĩ.
Hy vọng rằng những thông tin về bệnh nấm Candida môi trên đây sẽ giúp chị Hương và các bậc cha mẹ hiểu rõ hơn về căn bệnh này, và nhanh chóng có cách điều trị bệnh cho bé. Chúc bé sẽ nhanh khỏi bệnh và mạnh khỏe!
Xem thêm:
Tổng hợp các phương pháp điều trị nấm candida ở phụ nữ
Phạm Uyên (Tổng hợp)
ArrayArray
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!