Nấm Candida lưỡi và những thông tin hữu ích cho bạn
Bài nên đọc:
>> Nấm Candida và sùi mào gà ở nữ giới khác nhau như thế nào?
>> Nguyên nhân và cách phòng tránh hiệu quả khi bị nấm Candida môi
Biểu hiện của bệnh nấm Candida lưỡi
Nấm Candida ở lưỡi còn được gọi là nấm lưỡi hay tưa lưỡi. Bệnh khiến cho vùng da ở góc miệng bệnh nhân có triệu chứng nứt ra, các mảng trắng bám trên lưỡi, bên trong má hoặc ở môi không thể loại bỏ được. Nấm Candida ở lưỡi có những biểu hiện sau đây:
-
Đầu lưỡi xuất hiện các chấm trắng nhỏ
Đây là triệu chứng đầu tiên của bệnh tưa lưỡi. Thời gian đầu các chấm trắng sẽ xuất hiện, sau đó chúng lan rộng thành mảng lớn có màu trắng sữa, rồi chuyển thành màu ngọc trai, thoạt nhìn rất mịn. Đôi khi những mảng ban màu đỏ hồng cũng xuất hiện trên lưỡi và làm phiền người bệnh.
Biểu hiện khi nhiễm nấm Candida lưỡi
-
Các mảng tưa không đều, đau rát, khó chịu ở niêm mạc miệng
Sau khi các mảng bám trắng xuất hiện thì các mảng tưa với bề mặt không đều cũng được hình thành. Chúng có màu trắng hoặc hơi vàng, ban đầu lan trên bề mặt lưỡi và vùng xung quanh lưỡi. Các mảng bám này thường gây khó chịu, đau rát, vướng víu ở niêm mạc miệng của người bệnh.
-
Nấm Candida lưỡi gây nuốt đau, khó nuốt
Các tổn thương do nấm Candida xuất hiện ở lưỡi có thể lan xuống khu vực thực quản, gọi là viêm thực quản do nấm Candida. Triệu chứng của giai đoạn này đó là người bệnh cảm thấy nuốt đau, nhai đau, khi ăn thấy như mắc nghẹn ở cổ, ở ngực, đồng thời có triệu chứng sốt nhẹ.
Người bệnh khó nuốt thức ăn khi bị nấm Candida xuất hiện ở lưỡi
Nguyên nhân của bệnh nấm Candida lưỡi
Nấm lưỡi thực chất là do nấm Candida – loại nấm phổ biến ở người gây nên. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mạnh, vượt khỏi tầm kiểm soát, đồng thời hệ miễn dịch của con người suy giảm thì rất có thể sẽ dẫn tới nhiễm nấm Candida. Khi chúng phát triển và gây tổn thương khoang miệng, hình thành lên các tưa trắng đồng nghĩa với bạn đã nhiễm nấm Candida ở lưỡi.
Sở dĩ nấm Candida có cơ hội phát triển khi hệ miễn dịch của chúng ta suy yếu là bởi vì khi đó các loại vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt hết. Với điều kiện đó các tế bào nấm Candida có trong đường tiêu hóa tăng lên về số lượng và gây nhiễm trùng.
Nguyên nhân dẫn đến nhiễm nấm Candida lưỡi
Mặt khác, khi môi trường trong khoang miệng thuận lợi cũng là nguyên nhân khiến cho nấm candida sinh sôi, phát triển. Bởi vì khi thức ăn dư thừa, đặc biệt là những đồ ăn chứa đường còn sót lại trong miệng mà không được vệ sinh sẽ lên men – một môi trường chứa axit thuận lợi cho nấm gây bệnh.
Cách điều trị và phòng ngừa nấm Candida lưỡi
Khi xuất hiện các triệu chứng nhiễm nấm Candida ở lưỡi bạn cần đến cơ sở y tế để được kiểm tra. Bệnh cần được chữa trị sớm nếu không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng này.
-
Cách điều trị nấm Candida lưỡi hiệu quả
Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ tùy thuộc vào cơ địa, thể trạng của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp cho phù hợp. Thông thường bác sĩ sẽ kê thuốc kháng nấm để bôi vào vùng niêm mạc miệng.
Đồng thời các bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng một số loại dung dịch súc miệng pha sẵn, một số loại kháng sinh uống ngoài để điều trị bệnh cho hiệu quả.
Bên cạnh đó, bạn nên bổ sung thêm sữa chua hàng ngày trong quá trình điều trị nấm Candida lưỡi hiệu quả hơn. Các lợi khuẩn có trong sữa chua sẽ giúp loại bỏ phần nào các tế bào nấm candida có trong miệng.
Sữa chua là thực phẩm tốt cho bệnh nấm Candida lưỡi
Bạn cũng nên vệ sinh sạch sẽ khoang miệng hằng ngày bằng cách súc miệng với nước muối sinh lí. Đối với trẻ nhỏ thì nên dùng gạc mềm để tia đầu lưỡi cho trẻ đỡ bị đau rát.
-
Phòng bệnh nấm Candida lưỡi như thế nào?
Khi không may nhiễm nấm Candida lưỡi, để phòng bệnh hiệu quả bạn nên chú ý một số điểm sau:
– Giữ gìn vệ sinh khoang miệng, tránh tạo điều kiện cho nấm Candida có cơ hội phát triển và gây bệnh.
– Đối với trẻ nhỏ cần lưu ý giữ gìn dụng cụ vú giả, núm bình sữa… thường xuyên vệ sinh lưỡi cho trẻ sau khi bú hoặc uống sữa.
Nên có chế độ ăn uống hợp lí để phòng ngừa bệnh
Ngoài ra, bạn cũng nên có chế độ ăn uống hợp lí để tăng cường hệ miễn dịch cũng như sức đề kháng. Bởi vì nấm candida luôn tồn tại trong cơ thể, chỉ khi cơ thể suy giảm miễn dịch chúng mới sinh sôi và gây bệnh.
Trên đây là một số thông tin về nấm Candida lưỡi để các bạn có thể tham khảo. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình tìm kiếm thông tin về bệnh. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh bên những người thân yêu!
Xem Thêm:
Mách bạn cách điều trị nấm Candida sinh dục hiệu quả
Khuyên Đặng (Tổng hợp)
ArrayArray
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!